Thuốc tránh thai khẩn cấp giúp bạn không mang thai khi quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về cách dùng cũng như các tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe phụ nữ của thuốc tránh thai khẩn cấp. Bài viết dưới đây của Doctor có sẵn sẽ giúp bạn có thêm thông tin về thuốc tránh thai khẩn cấp.
Tóm tắt nội dung
- 1 Thuốc tránh thai khẩn cấp là gì?
- 2 Khi nào có thể sử dụng thuốc tránh thai?
- 3 Hiệu quả của thuốc tránh tránh thai thế nào?
- 4 Giá thuốc tránh thai khẩn cấp
- 5 Mua thuốc tránh thai khẩn cấp ở đâu?
- 6 Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp có tác dụng phụ gì?
- 7 Có thể sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp để ngừa thai thông thường không?
Thuốc tránh thai khẩn cấp là gì?
Thuốc tránh thai khẩn cấp là phương pháp có thể giúp bạn không mang thai nếu bạn quan hệ tình dục mà không an toàn thai hoặc nếu phương pháp tránh thai của bạn không có hiệu quả. Có hai loại thuốc tránh thai khẩn cấp được FDA chấp thuận.
Ella loại 1 viên
- Chứa 30 mg ulipristal, và nó có tác dụng tránh thai bằng cách ngăn chặn hormone tự nhiên progesterone trong cơ thể.
- Thuốc phải được kê theo toa của bác sĩ hoặc phòng khám kế hoạch hóa gia đình.
- Plan B loại 1 viên
- Chứa levonorgestrel 1,5 mg.
- Loại thuốc này ít gây ra tác dụng phụ hơn các thuốc tranh thai khẩn cấp khác và hiệu quả hơn. Nhưng giá tiền cũng đắt hơn.
- Thuốc có thể mua tại các nhà thuốc mà không cần kê đơn, cho bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi.
Khi nào có thể sử dụng thuốc tránh thai?
Thuốc tránh thai khẩn cấp phát huy tác dụng tốt nhất khi bạn sử dụng càng sớm càng tốt sau khi quan hệ tình dục không được bảo vệ. Nếu bạn không thể uống ngay, thuốc tránh thai khẩn cấp vẫn có thể có tác dụng tránh thai nếu được dùng trong vòng 3 đến 5 ngày sau khi quan hệ tình dục không được bảo vệ. Sau bao lâu tùy thuộc vào loại thuốc tránh thai khẩn cấp mà bạn sử dụng.
Xem thêm: Uống thuốc tránh thai vẫn có thai
Hiệu quả của thuốc tránh tránh thai thế nào?
Hàng triệu phụ nữ đã sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp một cách an toàn và không có báo cáo về các biến chứng nghiêm trọng của các tác dụng phụ. Tuy nhiên, cũng như tất cả các loại thuốc, cần phải tuân thủ các hướng dẫn sử dụng an toàn và hiệu quả
Nghiên cứu cho thấy rằng thuốc tránh thai khẩn cấp chủ yếu hoạt động bằng cách ngăn chặn hoặc trì hoãn quá trình rụng trứng (sự phóng thích của trứng từ buồng trứng). Ít phổ biến hơn, thuốc tránh thai khẩn cấp có thể ngăn cản sự thụ tinh của trứng bởi tinh trùng nếu quá trình rụng trứng đã xảy ra. Nếu trứng đã thụ tinh đã làm tổ trong tử cung của bạn (có nghĩa bạn đang mang thai), thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ không thể dừng thai kỳ hoặc gây hại cho thai nhi của bạn.
Tỷ lệ ngừa thai thành công có thể lên đến 98% đối với những người có cân nặng trung bình khi dùng thuốc trong vòng bốn ngày sau khi quan hệ tình dục không được bảo vệ. Nghiên cứu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh cho thấy thuốc ngừa thai khẩn cấp có thể không ngừa thai hiệu quả đối với phụ nữ béo phì (có chỉ số khối cơ thể BMI từ 30 trở lên). Nếu bạn thừa cân, béo phì, hãy tư vấn cụ thể với bác sĩ về nguy cơ và để các lựa chọn tránh thai khẩn cấp phù hợp nhất.
Xem thêm:
Giá thuốc tránh thai khẩn cấp
Hiện nay thuốc tránh thai khẩn cấp không quá đắt, bạn có thể tìm mua với các mức giá hợp lý.
Giá thuốc tránh thai khẩn cấp loại Ella có giá dao động từ 10.000 đồng /viên. Còn loại Plan B một viên có giá cao hơn, khoảng từ 30.000 đồng/ viên.
Mua thuốc tránh thai khẩn cấp ở đâu?
Thuốc tránh thai khẩn cấp không phải là loại thuốc hiếm nên được bày bán khá phổ biến ở các quầy thuốc. Mọi người có thể dễ dàng mua được và sử dụng sau khi quan hệ tình dục nhưng không dùng biện pháp tránh thai an toàn. Tuy nhiên, với những tác dụng phụ có thể xảy ra ở thuốc tránh thai khẩn cấp, bạn nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn mua những loại thuốc tránh thai khẩn cấp tốt nhất ở những cở sở bán thuốc uy tín.
Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp có tác dụng phụ gì?
Có, nhưng các tác dụng phụ hiếm khi nghiêm trọng. Các tác dụng phụ thường nhẹ, không kéo dài và khác nhau ở mỗi phụ nữ có thể có bao gồm:
- Đau đầu
- Đau bụng
- Mệt mỏi
- Chóng mặt
- Buồn nôn
- Đau vú
Ngoài ra, kỳ kinh tiếp theo của bạn có thể đến sớm hoặc muộn, và bạn có thể bị ra máu giữa kỳ kinh. Kinh nguyện cũng có thể ra nhiều máu hơn bình thường.
Có rất ít nguy cơ gây ra mang thai ngoài tử cung hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này của bạn. Nếu nôn mửa xảy ra trong vòng hai giờ sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp levonorgestrel hoặc ba giờ sau khi dùng ella hoặc các triệu chứng trên kéo dài làm bạn cảm thấy quá khó chịu, hãy đến khám bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Nếu bạn vẫn lo lắng mình sẽ mang thai, hãy thử thai từ 3 đến 4 tuần sau khi bạn sử dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp.
Xem thêm:
Có thể sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp để ngừa thai thông thường không?
Bạn không nên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp như một biện pháp ngừa thai thông thường, vì:
- Nó có thể tốn kém và bất tiện.
- Nó không hiệu quả như các lựa chọn khác để kiểm soát sinh sản.
- Nó có thể khiến nồng độ hormone tăng cao.
- Nó có thể dẫn đến các tác dụng phụ tiếp tục, chẳng hạn như kinh nguyệt không đều, căng tức vú hoặc buồn nôn.
Thuốc tránh thai khẩn cấp không hiệu quả như các biện pháp tránh thai khác, không bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STDs), không bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm HIV/ AIDS và không bảo vệ bạn khỏi việc mang thai cho lần quan hệ sau. Hãy sử dụng bao cao su để hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Khuyến nghị của WHO về việc cung cấp biện pháp tránh thai khẩn cấp: Tất cả phụ nữ và trẻ em gái có nguy cơ mang thai ngoài ý muốn đều có quyền sử dụng biện pháp tránh thai khẩn cấp và những phương pháp này nên được đưa vào tất cả các chương trình kế hoạch hóa gia đình quốc gia thường xuyên.
Bạn không thể sủ dụng thuốc tránh thai khẩn cấp nếu: đang mang thai, đang mắc bệnh lao, bệnh gan, tăng huyết áp hoặc đang điều trị thuốc an thần, thuốc chống rối loạn đông máu.
Các chị em cân nhắc sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp nếu, đã quan hệ tình dục và:
- Bạn đã không sử dụng biện pháp tránh thai
- Bạn cho rằng biện pháp tránh thai của mình không hiệu quả
Nguồn tham khảo: Bệnh viện phụ sản Từ Dũ – TPHCM
Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.