Tại sao cần tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2?

Tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2 là một trong những yếu tố giúp mẹ bầu và bé khỏe mạnh cũng như tránh được các bệnh truyền từ mẹ sang con. Vậy mẹ bầu lần 2 cần tiêm phòng những gì và lịch tiêm ra sao, tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của Doctor có sẵn.

Tầm quan trọng của mũi tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, việc tiêm phòng cho bà bầu chính là bước đệm quan trọng giúp mẹ và bé ngăn ngừa được một số vi khuẩn, virus gây bệnh trong suốt 9 tháng 10 ngày thai kỳ. Nếu mẹ bị nhiễm Rubella thì trong 3 tháng đầu hoặc cuối của thai kỳ có khả năng gây sảy thai, sinh non và dị tật cao. Mẹ mắc bệnh viêm gan B có thể lây cho con hoặc mẹ mắc bệnh cúm trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể khiến con bị dị tật. Do đó, có thể thấy rằng việc tiêm phòng cho mẹ bầu cực kỳ quan trọng.

Tuy nhiên hiệu quả của vắc-xin sẽ giảm dần theo thời gian, chính vì thế nếu mang thai lần 2 mẹ bầu vẫn nên đi tiêm phòng để tăng hiệu quả phòng bệnh.

Điểm khác biệt giữa lịch tiêm phòng lần đầu và lần 2

Với những mẹ bầu mới mang thai lần đầu thì sẽ được đề nghị tiêm đầy đủ các loại vắc-xin như: cúm, thủy đậu, viêm gan B, sởi – quai bị – rubella, uốn ván, …

Tuy nhiên tùy vào đặc tính của một số loại vắc-xin và khoảng cách giữa 2 lần mang bầu mà các mẹ chỉ cần tiêm một số loại thay vì tất cả. Ví dụ vắc-xin sởi – quai bị – rubella, thủy đậu có hiệu lực kéo dài nên có thể cân nhắc không cần phải tiêm ở lần 2.

tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2

Lịch tiêm phòng cho bà bầu lần 2

Tùy vào số loại vắc-xin mà bà bầu đã tiêm lần 2 và thời gian hiệu lực mà các y bác sĩ sẽ xét nghiệm và cho ra danh sách vắc-xin cần thiết. Cụ thể như sau:

  • Vắc-xin uốn ván: Nếu mang thai lần 2 trong vòng 5 năm chưa tiêm nhắc loại vắc-xin này thì thai phụ cần tiêm một mũi vào 3 tháng giữa thai kỳ. Nếu thai phụ đã tiêm phòng 3 – 4 mũi và lần cuối cùng tiêm đã tiêm trên 1 năm thì cần tiêm nhắc thêm 1 mũi. Nếu đã tiêm đủ 5 mũi uốn ván thì không cần phải tiêm bổ sung, nhưng nếu lần cuối tiêm cách đây trên 10 năm thì cần phải tiêm 1 mũi nhắc lại.
  • Vắc-xin bạch hầu, ho gà, uốn ván: Tiêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ.

Mẹ bầu cần chuẩn bị gì khi tiêm phòng?

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Mẹ bầu rất nhạy cảm nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vì thế sau khi tiêm phòng cần phải được theo dõi thường xuyên nhằm đảm bảo sức khỏe của mẹ lẫn bé.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và phù hợp: Trong quá trình mang thai cơ thể mẹ bầu thay đổi rất nhiều, bởi vậy cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Cần đảm bảo các nguyên tắc ăn uống để tránh thừa cân mà lại thiếu những dưỡng chất cần thiết khác. Đặc biệt tránh các loại thực phẩm có ảnh hưởng xấu đến thai kỳ.
  • Tạo thói quen sống lành mạnh: Ngoài chế độ ăn uống phù hợp thì thói quen nghỉ ngơi, thể dục, giải trí ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe mẹ và bé. Mẹ bầu cần ngủ sớm, đủ giấc, ngủ đúng tư thế, thể dục vừa phải, tăng cường các hoạt động giải trí để giảm căng thẳng.
tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2

Một số lưu ý khi tiêm phòng cho bà bầu

  • Một số mũi tiêm vắc-xin (đặc biệt vắc-xin uốn ván) có thể gây buốt, sưng ở vị trí tiêm, gây sốt nhẹ sau khi về nhà. Đây là phản ứng hết sức bình thường và có thể tự khỏi sau 2 – 4 ngày mà không cần uống thuốc. Tuy nhiên nếu sốt kéo dài hoặc tăng cao thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ theo dõi.
  • 3 tháng đầu thai kỳ thường khiến mẹ bầu mệt mỏi và hay bị ốm nghén, chính vì thế những mũi tiêm phòng quan trọng như uốn ván nên thực hiện vào 3 tháng giữa thai kỳ. Mũi 2 phải được tiêm trước khi sinh ít nhất một tháng.
  • Cần khai báo đầy đủ tiền sử bệnh lý trước khi tiêm vắc-xin cho ý bác sĩ để tránh tác động xấu không mong muốn. Ví dụ bản thân bị các bệnh khớp, thận, cúm, mang đa thai hoặc có nguy cơ sinh non, …

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu có nguy hiểm không?

Trong các mũi tiêm phòng vắc-xin thì uốn ván là một trong những mũi tiêm quan trọng nhất. Bệnh uốn ván đặc biệt nguy hiểm, tỷ lệ tử vong khá cao (chiếm từ 25 – 90%), phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh có phần nguy hiểm hơn khi có sức đề kháng yếu.

Cho đến thời điểm hiện tại vắc-xin uốn ván hoàn toàn vô hại cho thai nhi và mẹ bầu. Chưa hề có một nghiên cứu khoa học hay trường hợp nào ghi nhận khả năng gây hại của loại vắc-xin này.

Tuy rằng mũi tiêm phòng bệnh uốn ván không gây hại cho mẹ bầu và thai nhi nhưng vẫn cần phải có sự kiểm tra, sàng lọc của bác sĩ theo đúng phác đồ tiêm của từng loại vắc xin nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối.

tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2

Tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2 là điều cực kỳ quan trọng, mong rằng bài viết trên của Docosan đã giúp bạn hiểu hơn về tác dụng của đợt tiêm phòng này.

Xem thêm:

Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.

Nguồn: avisure.vn

Contact Me on Zalo