Tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu cần lưu ý gì?

Tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu là nỗi băn khoăn khi mà các mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này. Lần đầu mang thai luôn là một trải nghiệm đặc biệt với các chị em phụ nữ. Khó tránh khỏi những suy tư làm sao để có được một thai kỳ khỏe mạnh. Mời các bạn cùng Doctor có sẵn tìm hiểu chủ đề này trong bài viết dưới đây.

Các thời điểm tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu

Có hai thời điểm cần tiêm cho người mẹ để đảm bảo sức khỏe thai nhi và bản thân người mẹ trong giai đoạn mang thai: trước và sau thời điểm thụ thai.

Một số bệnh nếu mẹ mắc phải khi đang mang thai sẽ làm ảnh hưởng sức khỏe chung của mẹ và bé, lại có thể được phòng ngừa hiệu quả bằng tiêm chủng. Một số trong đó lại chỉ được tiêm ở giai đoạn trước khi thụ thai.

Chẳng hạn, thai phụ mắc thủy đậu có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho trẻ. Nhưng vắc-xin thủy đậu lại chỉ được tiêm cho mẹ ít nhất 1-3 tháng trước thời điểm mang thai. Đó là vì vắc-xin thủy đậu thuộc nhóm vắc-xin chứa virus sống, có thể gây bệnh cho thai khi tiêm vắc-xin này trong thai kỳ. Do vậy, không được tiêm vắc-xin loại này khi biết mình đang mang thai.

Tiêm phòng cho bà bầu m
Tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu: nỗi băn khoăn thường gặp

Tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 1 gồm những mũi gì?

Các loại vắc-xin được khuyến cáo trong mỗi giai đoạn trước và trong khi mang thai rất khác nhau. Đó là vì mục đích của mỗi loại vắc-xin này rất khác nhau, tùy vào bản chất sinh bệnh của loại virus hay vi khuẩn tương ứng và tùy vào đó là vắc-xin bất hoạt hay vắc-xin sống.

Do đó, không chỉ các mẹ bầu, mà các chị em đang có dự định làm mẹ lần đầu cũng cần biết được những lợi ích của chương trình tiêm phòng trước và trong mang thai.

Tiêm phòng trước khi mang thai

Khi còn đang lên kế hoạch mang thai, các chị em cần được bác sĩ tư vấn và trong một số trường hợp cần làm xét nghiệm định lượng kháng thể IgG trong máu của một số bệnh như viêm gan, sởi, rubella.

Nếu lượng kháng thể chống tác nhân nào đủ nhiều thì bạn không cần phải tiêm vắc-xin đó nữa, vì cơ thể đã có đủ sức đề kháng. Tình huống này xảy ra khi bạn đã nhiễm tác nhân đó hoặc đã tiêm vắc-xin đó trong quá khứ mà không hay biết hoặc không nhớ.

Nếu bạn chắc chắn mình chưa từng tiêm vắc-xin hoặc nhiễm tác nhân đó trong quá khứ, hoặc lượng kháng thể IgG trong máu không đủ cao, bạn cần tiêm một số loại vắc-xin để hạn chế tối đa những nguy cơ cho thai nhi và cho bản thân bạn.

Một số nguy cơ dành cho thai nhi khi mẹ mắc những nhiễm trùng này trong thai kỳ bao gồm: dị tật bẩm sinh, sẩy thai, thai chết lưu, sinh non,…

Chế độ tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu giai đoạn trước khi thụ thai bao gồm:

  • Sởi – Quai bị – Rubella
  • Thủy đậu
  • Cúm
  • Viêm gan B
  • Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván

Nhìn chung, các mũi tiêm này cần được tiêm trước thời điểm thụ thai tối thiểu 1 tháng và an toàn nhất là nên cách trước khi có thai 3 tháng.

Tiêm phòng trong khi mang thai

Tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu ở giai đoạn này chủ yếu là vắc-xin uốn ván. Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính gây ra bởi độc tố của trực khuẩn uốn ván, tên khoa học là Clostridium tetanus. Bệnh này không chỉ suy giảm sức khỏe mẹ bầu trầm trọng mà còn đe dọa thai nhi.

Ngoài ra, trẻ sau khi sinh có nguy cơ nhiễm uốn ván cao hơn nếu mẹ không được tiêm phòng đầy đủ. Trường hợp này gọi là uốn ván sơ sinh, một thể bệnh rất nặng với tỷ lệ tử vong cao, lên đến 95%.

Nếu mang thai lần đầu và chưa tiêm uốn ván trong vòng 5 năm gần nhất, mẹ bầu cần tiêm 2 mũi vắc-xin phòng bệnh này.

  • Mũi đầu tiên nên thực hiện trong 3 tháng giữa của thai kỳ
  • Mũi thứ 2 tiêm sau mũi 1 tối thiểu 1 tháng
  • Cần hoàn thành lịch tiêm chủng này trước ngày dự sinh tối thiểu 1 tháng
Tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu
Tiêm phòng uốn ván rất quan trọng đối với bà bầu mang thai lần đầu

Ngoài ra, tùy theo một số yếu tố nguy cơ nhất định của mẹ bầu, bác sĩ có thể tư vấn để mẹ tiêm thêm các loại vắc-xin khác như: cúm, viêm gan B, não mô cầu, phế cầu. Những loại này cần được tiêm ở dạng bất hoạt cho mẹ đang mang bầu.

Đăng ký tiêm phòng ở đâu?

Chương trình tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu rất được quan tâm nên chị em phụ nữ có thể dễ dàng tiếp cận đăng ký và tiêm phòng ở nhiều nơi khác nhau.

Các trung tâm y tế dự phòng hay bệnh viện sản khoa, bệnh viện đa khoa, viện vệ sinh dịch tễ,… đều có dịch vụ tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu. Ở các thành phố lớn còn có các cơ sở tiêm chủng tư nhân được chính phủ cấp phép, do đó chị em có nhiều lựa chọn hơn.

Gợi ý địa điểm tiêm ngừa trên nền tảng đặt hẹn Docosan:

Golden Healthcare International Clinic

Những lưu ý khi đi tiêm

Tiêm vắc-xin cho bà bầu có thể xuất hiện một số phản ứng không mong muốn như sốt nhẹ, đau mỏi cánh tay. Tuy nhiên đây là những tác dụng phụ thông thường, rất hay gặp ở mọi loại vắc-xin, không chỉ riêng ở tiêm phòng cho bà bầu.

Nếu sốt, nhức mỏi nhiều có thể sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau, lau mát người bằng khăn ấm để tán nhiệt. Nếu sưng đỏ nhiều vùng cánh tay, có thể chườm đá lên vị trí này. Bên cạnh đó, cần ăn uống đầy đủ, bổ sung vitamin, trái cây, uống nhiều nước trong giai đoạn vài ngày sau tiêm.

Tuy nhiên, nếu thời gian sốt sau khi tiêm kéo dài 3-4 ngày, với các biểu hiện nặng như sốt cao, khó đáp ứng thuốc hạ sốt, mệt mỏi nhiều, ngủ li bì, ăn uống kém, khó thở, nặng ngực thì nên đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và xử trí.

Đối với mẹ bầu hay chị em có dự định mang thai lần đầu, khó tránh khỏi những lo lắng về cách tạo điều kiện để thai nhi phát triển tốt nhất. Hiểu rõ chương trình tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu sẽ giúp các chị em tự tin và vững vàng hơn trong giai đoạn thiêng liêng này của cuộc đời.

Xem thêm:

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu về chủ đề lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ bạn.

Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.

Contact Me on Zalo