Tiêm phòng cúm cho bà bầu có thực sự cần thiết?

Tiêm phòng cúm cho bà bầu là hết sức cần thiết. Cúm có thể gây bệnh nặng hơn ở bà bầu và vaccine ngừa cúm có khả năng bảo vệ được mẹ và thai nhi khỏi nguy hiểm tính mạng. Bài viết dưới đây của Doctor có sẵn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tiêm phòng cúm cho bà bầu.

Cúm ảnh hưởng thế nào đến bà bầu và thai nhi?

Virus cúm dễ lây lan khắp thế giới và rất khó kiểm soát. Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) ước tính gây ra từ ba đến năm triệu ca bệnh nặng trên toàn cầu mỗi năm. Và từ 290.000 đến 650.000 trường hợp tử vong do cúm trên toàn thế giới xảy ra hàng năm.

Bà bầu là đối tượng nguy cơ cao. Cúm có nguy cơ gây bệnh nặng hơn ở bà bầu. Những thay đổi trong hệ thống miễn dịch, tim và phổi trong thai kỳ đến hai tuần sau sinh dễ bị bệnh nặng do cúm, thậm chí phải nhập viện. Bênh cạnh đó, bệnh cúm cũng có thể gây hại cho thai nhi. Cúm có thể liên quan đến dị tật ống thần kinh và các kết quả bất lợi khác.

Các triệu chứng cúm bao gồm sốt, ho, đau họng, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau nhức cơ thể, nhức đầu, ớn lạnh và mệt mỏi. Một số người cũng có thể bị nôn mửa và tiêu chảy, mặc dù điều này phổ biến ở trẻ em hơn người lớn.

tiêm phòng cúm cho bà bầu
Triệu chứng của cảm cúm

Điều trị bệnh cúm ở bà bầu

Nếu các mẹ bầu có các triệu chứng cúm, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Các loại thuốc kháng vi-rút cúm sẽ được bác sĩ kê đơn để điều trị và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng của bệnh cúm.

CDC khuyến cáo điều trị thuốc kháng vi-rút cúm ngay lập tức cho những người nghi ngờ hoặc được chẩn đoán xác định nhiễm cúm, kể cả bà bầu, giúp giảm các biến chứng cúm nghiêm trọng. Điều trị sớm bệnh cúm ở bà bầu mang thai đã được chứng minh là làm giảm thời gian nằm viện.

Tiêm phòng cúm cho bà bầu

Vắc xin cúm là vắc xin bất hoạt, có nghĩa là vắc xin có chứa vi rút cúm đã bị tiêu diệt, hoặc vắc xin tái tổ hợp, có nghĩa là vắc xin được sản xuất hoàn toàn không sử dụng các hạt vi rút.

tiêm phòng cúm cho bà bầu
Tiêm phòng cúm ở bà bầu

Tiêm phòng cúm cho bà bầu là biện pháp bảo vệ tốt nhất

Đặc biệt đối với bà bầu 3 tháng đầu, cảm cúm rất dễ ảnh hưởng đến thai nhi, gây dị tật bẩm sinh, sẩy thai. sinh non hoặc sinh con nhẹ cân. Tiêm vaccin cúm là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc bảo vệ chống lại bệnh cúm. Phụ nữ có thai nên tiêm phòng để bảo vệ cả mẹ mang thai và em bé khỏi bệnh cúm.

Tiêm phòng đã được chứng minh là có thể giảm tới 50% nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do cúm ở người mang thai. Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy rằng việc tiêm phòng cúm giảm trung bình 40% tỉ lệ  nhập viện vì bệnh cúm đối với bà bầu.

Vì vậy, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến cáo rằng tất cả bà bầu cần được tiêm phòng cúm để bảo vệ  mẹ và bé. Ngay sau khi trẻ chào đời, các kháng thể chống cảm cúm của mẹ vẫn được truyền qua trẻ trong 6 tháng đầu.

Tiêm phòng cúm cho bà bầu khi nào?

Một liều vaccin cúm nên tiêm càng sớm càng tốt, vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, tốt nhất là trước mùa cúm (thường từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Tiêm phòng sớm cũng có thể được xem xét đối với những người đang trong ba tháng cuối của thai kỳ, vì điều này có thể giúp bảo vệ em bé sau khi sinh trong những tháng đầu đời của chúng (khi chúng còn quá nhỏ để được tiêm phòng).

Tiêm phòng cúm cho bà bầu giúp bảo vệ trẻ sơ sinh

Tiêm phòng cúm khi mang thai không chỉ bảo vệ các bà mẹ tương lai mà còn bảo vệ trẻ sơ sinh, vì chúng không thể tiêm phòng cúm cho đến khi được ít nhất 6 tháng tuổi.

Theo Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), trẻ sơ sinh của những phụ nữ được tiêm chủng nhận được kháng thể từ mẹ của chúng khi còn trong bụng mẹ, giúp bảo vệ chúng chống lại bệnh cúm cho đến khi chúng đủ tuổi để được tiêm chủng.

Trẻ sinh ra từ những phụ nữ không được chủng ngừa cúm trong thời kỳ mang thai, nên không có kháng thể bảo vệ có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, bệnh cúm nặng hơn và có thể phải nhập viện.

tiêm phòng cúm cho bà bầu
Tiêm phòng cúm khi mang thai bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bị cúm

Tiêm phòng cúm cho bà bầu là an toàn

Nhiều nghiên cứu lâm sàng ở hàng triệu bà bầu đã được tiêm phòng cúm ở Hoa Kỳ từ những năm 1950, cho thấy rằng vaccine ngừa cúm từ lâu đã được coi là an toàn cho sức khỏe của thai phụ cũng như thai nhi.

Nghiên cứu cũng cho thấy không có mối liên quan nào giữa việc tiêm phòng cúm khi mang thai và sẩy thai. Nghiên cứu lớn nhất này được thực hiện trong tam cá nguyệt đầu tiên cho thấy những bà bầu tiêm vắc xin cúm không có nguy cơ bị sảy thai cao hơn những phụ nữ không tiêm vắc xin cúm.

Bà bầu đã tiêm phòng vào năm ngoái có cần tiêm lại khi mang thai không?

Bạn vẫn nên tiêm một mũi vaccine mới vào hàng năm. Thành phần của vi rút cúm luôn thay đổi, làm cho vắc xin được sử dụng trong những năm trước đó giảm hiệu quả, khả năng miễn dịch suy giảm theo thời gian. Mỗi năm, phải chuẩn bị một loại vắc-xin mới có hiệu lực chống lại các loại vi-rút cúm dự kiến ​​sẽ lưu hành trong mùa cúm sắp tới. Vì vậy việc tiêm phòng cúm hàng năm để bảo vệ bà bầu và thai nhi là hết sức cần thiết.

Tiêm phòng cúm cho bà bầu có tác dụng phụ gì không?

Chủng ngừa chống lại bệnh cúm mùa thường không gây ra vấn đề sức khỏe gì. Bạn có thể bị đau nhẹ tạm thời tại chỗ tiêm. Đôi khi, nó có thể gây ra sốt nhẹ và đau cơ trong một ngày hoặc lâu hơn. Các triệu chứng này sẽ sớm giảm dần và không dẫn các vấn đề nghiêm trọng nào khác.

Các phản ứng trầm trọng đã được báo cáo nhưng rất hiếm. Ví dụ, một phản ứng dị ứng nghiêm trọng đó là viêm dây thần kinh và viêm não là những phản ứng rất hiếm.

Tiêm phòng cúm cho bà bầu ở đâu?

Mẹ bầu nên đến cơ sở tiêm chủng uy tín để được tư vấn và tiêm phòng an toàn hiệu quả nhất. Một số nơi như: Hệ thống tiêm chủng VNVC, Viện Pasteur, các bệnh viện sản phụ khoa, các trung tâm y tế uy tín có chứng nhận của Bộ Y tế.

Xem thêm:

Tiêm phòng cúm cho bà bầu cần lưu ý những gì?

Nếu bạn mang đa thai hoặc có nguy cơ sinh non, bạn nên đến bác sĩ tư vấn trước khi tiêm phòng. Ngoài ra, khi mang thai, cũng nên đến gặp bác sĩ để được xét nghiệm và tư vấn.

Đặt hẹn cùng các bác sĩ sản phụ khoa uy tín:

Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Có thể bạn quan tâm