Tiêm thuốc tránh thai là gì? Có ảnh hưởng gì không? Lưu ý nên biết

Tiêm thuốc tránh thai là một trong những biện pháp ngừa thai được nhiều người tin dùng hiện nay. Tuy nhiên, phương pháp này phức tạp hơn sử dụng thuốc tránh thai đường uống nên đòi hỏi người dùng trang bị kiến thức kĩ càng. Cùng Docosan tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Giới thiệu tổng quan về tiêm thuốc tránh thai

Thuốc tiêm tránh thai là gì?

Thuốc tiêm tránh thai là một trong những biện pháp kiểm soát sinh sản mới nhưng đem lại hiệu quả cao bậc nhất hiện nay. Thuốc tiêm tránh thai có chứa một loại hormone gọi là Depot Medroxyprogesterone Acetate (DMPA), có tác dụng giống như hormone progesterone. Thuốc có tác dụng kéo dài từ 8 đến 13 tuần tùy từng loại. Một lưu ý quan trọng là thuốc tiêm tránh thai không có khả năng ngăn chặn mắc hoặc lây truyền các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs).

Thuốc tiêm tránh thai là một trong những biện pháp kiểm soát sinh sản mới nhưng đem lại hiệu quả cao bậc nhất hiện nay
Thuốc tiêm tránh thai là một trong những biện pháp kiểm soát sinh sản mới nhưng đem lại hiệu quả cao bậc nhất hiện nay

Thuốc tiêm tránh thai hoạt động như thế nào?

Thuốc tiêm tránh thai ngăn ngừa mang thai bằng cách ức chế buồng trứng giải phóng trứng, từ đó ngăn chặn quá trình rụng trứng. Ngoài tác dụng ức chế rụng trứng 100%, thuốc tiêm tránh thai còn ức chế sự tiết chất nhầy ở cổ tử cung rất mạnh làm cho tinh trùng không thâm nhập được vào buồng tử cung nên đem lại hiệu quả tránh thai cao đến 99,6%. Tuy nhiên, thuốc tiêm tránh thai còn làm mỏng niêm mạc tử cung, từ đó làm giảm khả năng trứng bám vào niêm mạc tử cung.

Thuốc tiêm tránh thai ngăn ngừa mang thai bằng cách ức chế buồng trứng giải phóng trứng, từ đó ngăn chặn quá trình rụng trứng
Thuốc tiêm tránh thai ngăn ngừa mang thai bằng cách ức chế buồng trứng giải phóng trứng, từ đó ngăn chặn quá trình rụng trứng

Thuốc tiêm tránh thai được tiêm như thế nào?

Thuốc tiêm tránh thai được tiêm vào cơ mông hoặc cơ bắp ở cánh tay trên. Thao tác tiêm thuốc cần được thực hiện bởi bác sĩ hoặc y tá có chuyên môn. Để có tác dụng tránh thai hiệu quả, cần tiêm thuốc 3 tháng một lần vì thuốc DMPA được giải phóng chậm vào máu của người phụ nữ trong vòng 3 tháng.

Thuốc tiêm tránh thai được tiêm vào cơ mông hoặc cơ bắp ở cánh tay trên
Thuốc tiêm tránh thai được tiêm vào cơ mông hoặc cơ bắp ở cánh tay trên

Tiêm thuốc tránh thai có hiệu quả ngừa thai 100% không?

Thuốc tiêm tránh thai rất hiệu quả nếu tuân thủ tiêm 3 tháng một lần. Nếu sử dụng đúng cách, thuốc tiêm tránh thai có hiệu quả đến 99,6%, có nghĩa là chỉ có 1 trong 100 người sử dụng thuốc tiêm sẽ có thai trong vòng một năm. Trên thực tế, cứ 100 người sử dụng biện pháp tiêm thuốc tránh thai thì có khoảng 6 người mang thai trong một năm vì quên tiêm mũi tiếp theo, tương đương với hiệu quả 94%.

Tiêm thuốc ngừa thai có an toàn không?

Nhìn chung, phương pháp tiêm thuốc ngừa thai tương đối an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, chị em phụ nữ vẫn có khả năng mắc phải một số tác dụng phụ không mong muốn như tăng cân, đau đầu, thay đổi tâm trạng, đau ngực, giảm ham muốn tình dục và mụn trứng cá. Ngoài ra, thuốc tiêm tránh thai có thể gây loãng xương nên cần lưu ý đến sức khỏe xương khớp khi sử dụng. Thuốc tiêm tránh thai cũng không có khả năng bảo vệ người dùng khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs), vì vậy nên sử dụng phối hợp thuốc tiêm với bao cao su để bảo vệ sức khỏe của bản thân và đối phương.

Thuốc tiêm tránh thai cũng không có khả năng bảo vệ người dùng khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs)
Thuốc tiêm tránh thai cũng không có khả năng bảo vệ người dùng khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs)

Ưu điểm của tiêm thuốc tránh thai

Biện pháp tiêm thuốc tránh thai có khá nhiều ưu điểm so với các biện pháp kiểm soát sinh sản khác, bao gồm:

  • Hiệu quả tránh thai cao.
  • Người dùng chỉ cần tiêm thuốc 1 lần mỗi 3 tháng.
  • Có thể sử dụng ngay sau khi sinh con và khi đang cho con bú.
  • Thuốc tiêm tránh thai thường có tác dụng làm ngừng chu kỳ kinh nguyệt nên rất hữu ích nếu người dùng bị ra nhiều máu kinh hoặc đau bụng kinh.
  • Thuốc tiêm tránh thai không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, muốn có thai lại chỉ cần ngừng thuốc vài tháng.
  • Thuốc tiêm tránh thai không gây ra rối loạn về mạch, huyết áp, không ảnh hưởng đến việc sản xuất steroid và miễn dịch, không gây phù, không làm phát triển u xơ tử cung nên có thể dùng cho người u xơ tử cung.
  • Thuốc tiêm tránh thai có thể dùng cho người mắc bệnh van tim chưa có biến chứng.
Thuốc tiêm tránh thai có thể sử dụng ngay sau khi sinh con và khi đang cho con bú
Thuốc tiêm tránh thai có thể sử dụng ngay sau khi sinh con và khi đang cho con bú

Một số tác dụng phụ của tiêm thuốc tránh thai

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội so với các biện pháp tránh thai truyền thống, thuốc tiêm tránh thai vẫn có khả năng gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, bao gồm:

  • Mất kinh: Khi dùng thuốc tiêm tránh thai chỉ chứa progestin thì lượng progestin sẽ cao hơn estrogen so với tỷ lệ lúc bình thường, nên niêm mạc tử cung không dày ra và bị bong gây chảy máu như lúc hành kinh thông thường, gọi là hiện tượng mất kinh. Khoảng 60% người dùng bị hiện tượng này nhưng đa số không có hại gì cho sức khỏe hay sinh sản về sau.
  • Rong kinh: Là hiện tượng kinh kéo dài (7 – 8 ngày) với lượng máu ra bằng hay nhiều hơn bình thường (50 – 80ml). Hiện tượng này thường chỉ xảy ra khi tiêm những mũi thuốc tránh thai đầu tiên sau đó hết dần và đi vào ổn định, nên người dùng vẫn được khuyến khích tiếp tục dùng thuốc tiêm tránh thai.
  • Tăng cân: Thuốc tiêm tránh thai làm tăng cân nhanh chóng, thường tăng 5% trong vòng 6 tháng và tình trạng này vẫn tiếp tục kéo dài. Có tới 25% phụ nữ tham gia khảo sát đã tăng tới 10kg sau 3 năm dùng thuốc tiêm tránh thai.
  • Loãng xương: Thuốc tiêm tránh thai làm giảm độ kết dính của xương, gây loãng xương ở nữ giới trong bất cứ độ tuổi nào, hiện tượng này thường xảy ra nhanh khi dùng thuốc tiêm tránh thai kéo dài quá 2 năm, còn khi dùng trong phạm vi 2 năm thì rất hiếm khi xảy ra.
  • Thay đổi tâm trạng: Thuốc tiêm tránh thai còn làm cho người dùng thay đổi tâm trạng giống như khi có thai (dễ buồn, dễ giận, chán nản, mỏi mệt) nhưng chỉ trong thời gian ngắn, nếu kéo dài thì cần điều trị và sau khi điều trị một thời gian ngắn cũng hết.

Ngoài ra, thuốc tiêm tránh thai còn có thể gây nhức đầu, đau bụng dưới, cương vú, buồn nôn nhưng không nặng, có thể xử lý bằng các biện pháp thông thường.

Thuốc tiêm tránh thai làm giảm độ kết dính của xương, gây loãng xương ở nữ giới trong bất cứ độ tuổi nào
Thuốc tiêm tránh thai làm giảm độ kết dính của xương, gây loãng xương ở nữ giới trong bất cứ độ tuổi nào

Đối tượng nên và không nên tiêm thuốc tránh thai

Đối tượng nên tiêm thuốc tránh thai

Thuốc tiêm tránh thai là biện pháp kiểm soát sinh sản phù hợp với những đối tượng sau:

  • Phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản muốn ngừa thai tạm thời (trong khoảng 2 năm).
  • Phụ nữ đang cho con bú (trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên).
  • Phụ nữ muốn tránh thai bằng biện pháp tiện lợi, hiệu quả, không ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng và không muốn sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày (do tác dụng phụ hoặc kích ứng với thành phần estrogen trong thuốc).
Phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm thuốc tránh thai để kiểm soát sinh sản
Phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm thuốc tránh thai để kiểm soát sinh sản

Đối tượng không nên tiêm thuốc tránh thai

Thuốc tiêm tránh thai có thể không phù hợp với những đối tượng sau:

  • Phụ nữ có khả năng đang mang thai.
  • Phụ nữ không muốn chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi.
  • Phụ nữ muốn có con trong vòng một năm tới.
  • Phụ nữ thường bị chảy máu giữa các kỳ kinh, sau khi quan hệ tình dục hoặc chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân.
  • Phụ nữ có bệnh động mạch hoặc có tiền sử bệnh tim hay đột quỵ.
  • Phụ nữ có bệnh gan.
  • Phụ nữ bị ung thư vú hoặc đã từng bị ung thư vú.
  • Phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương.
  • Phụ nữ từ 50 tuổi trở lên.
Phụ nữ từ 50 tuổi trở lên không được khuyến cáo tiêm thuốc tránh thai
Phụ nữ từ 50 tuổi trở lên không được khuyến cáo tiêm thuốc tránh thai

Một số biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả

Ngoài tiêm thuốc tránh thai, còn nhiều các biện pháp tránh thai khác đã và đang được áp dụng rộng rãi như bao cao su, xuất tinh ngoài, đặt vòng tránh thai, cấy que tránh thai, uống thuốc tránh thai, đặt màng phim tránh thai,… Tuy nhiên, người dùng cần hiểu là mỗi biện pháp tránh thai đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, cũng như các tác dụng phụ không mong muốn cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe. Trên hết, không có biện pháp tránh thai nào là hoàn hảo giúp tránh thai thành công 100%, vì vậy người dùng có thể cân nhắc sử dụng kết hợp các biện pháp với nhau.

Người dùng có thể cân nhắc sử dụng kết hợp các biện pháp tránh thai với nhau
Người dùng có thể cân nhắc sử dụng kết hợp các biện pháp tránh thai với nhau

Lưu ý sau khi tiêm thuốc tránh thai

Mặc dù tiêm thuốc tránh thai là biện pháp kiểm soát sinh sản tương đối an toàn, chị em phụ nữ vẫn cần theo dõi các dấu hiệu bất thường xảy ra trên cơ thể sau khi tiêm, chú ý vệ sinh chỗ tiêm và đặc biệt là cần hạn chế quan hệ tình dục trong vòng 7 ngày sau khi tiêm, hoặc nếu quan hệ cần sử dụng các biện pháp tránh thai thay thể như đã hướng dẫn trên.

Cần hạn chế quan hệ tình dục trong vòng 7 ngày sau khi tiêm thuốc tránh thai
Cần hạn chế quan hệ tình dục trong vòng 7 ngày sau khi tiêm thuốc tránh thai

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dấu hiệu bất thường

Các dấu hiệu bất thường có thể mắc phải sau khi tiêm thuốc tránh thai bao gồm:

  • Nhiễm trùng vùng da nơi tiêm: Khi đó, vùng da này cần được làm sạch và có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
  • Dị ứng với thành phần thuốc tiêm: Bao gồm sốt, ngứa, nóng ran, sưng tấy,… Các dấu hiệu này thường sẽ mất đi sau vài ngày, có thể chườm ấm để nhanh hết hơn.
  • Áp-xe tại vị trí tiêm: Các cục nhô lên khỏi bề mặt da, mưng mủ và có thể kèm theo sốt nhẹ. Khi phát hiện thấy hiện tượng này cần đến cơ sở y tế để được chích rạch dẫn lưu mủ.
  • Sử dụng thuốc tránh thai dạng tiêm có thể gây ra một số triệu chứng giống khi có thai như cương vú, đau bụng dưới, thay đổi tâm trạng (mệt mỏi, dễ cáu giận), buồn nôn. Tình trạng này có thể tự hết đi, nhưng nếu kéo dài thì cần được điều trị đúng cách.
Một số chị em phụ nữ có thể dị ứng với thành phần thuốc tiêm dẫn đến sốt, ngứa, nóng ran, sưng tấy,...
Một số chị em phụ nữ có thể dị ứng với thành phần thuốc tiêm dẫn đến sốt, ngứa, nóng ran, sưng tấy,…

Một số bệnh viện, chuyên khoa uy tín

Khi gặp phải bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi tiêm thuốc tránh thai, chị em phụ nữ có thể cân nhắc đến các bệnh viện, chuyên sản phụ khoa uy tín dưới đây để kiểm tra sức khỏe:

  • Bệnh viện Nhân dân 115.
  • Bệnh viện Từ Dũ.
  • Bệnh viện Nhi đồng 1.
  • Bệnh viện Bệnh nhiệt đới.
  • Bệnh viện Chợ Rẫy.
  • Bệnh Viện Đại Học Y Dược.
  • Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn.
  • Bệnh viện Bình Dân.
  • Bệnh viện Hùng Vương.
  • Bệnh viện Nhân dân Gia Định.

Một số câu hỏi liên quan

Tiêm thuốc tránh thai kiêng quan hệ bao lâu?

Sau khi tiêm thuốc tránh thai cần kiêng quan hệ tình dục 7 ngày. Đồng thời, để đảm bảo đạt hiệu quả tránh thai cao nhất và ngăn chặn lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs), người dùng nên cân nhắc phối hợp thêm bao cao su khi quan hệ.

Tiêm thuốc tránh thai có ảnh hưởng gì không?

Nhìn chung, tiêm thuốc tránh thai là biện pháp ngừa thai tương đối an toàn và có ít tác dụng phụ hơn so với các biện pháp khác. Tuy nhiên, một số người dùng vẫn có thể mắc phải các dấu hiệu không mong muốn như:

  • Mất kinh.
  • Rong kinh.
  • Tăng cân.
  • Loãng xương.
  • Thay đổi tâm trạng.

Ngoài ra, thuốc tiêm tránh thai còn có thể gây nhức đầu, đau bụng dưới, cương vú, buồn nôn nhưng không nặng, có thể xử lý bằng các biện pháp thông thường.

Ngừng tiêm thuốc tránh thai bao lâu thì có thai?

Có thể mất đến 1 năm để khả năng sinh sản của người phụ nữ trở lại bình thường sau khi ngừng tiêm thuốc tránh thai. Do đó, đối với những phụ nữ nghĩ rằng mình muốn mang thai sớm hơn thì nên cân nhắc sử dụng biện pháp tránh thai khác.

Tại sao sau khi tiêm thuốc tránh thai lại không có kinh nguyệt?

Thuốc tránh thai nội tiết tố được sử dụng để tránh thai và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, vẫn có thể bị trễ kinh ngay cả khi dùng thuốc tránh thai. Chậm kinh hoặc trễ kinh có thể do thay đổi phương pháp tránh thai, căng thẳng, thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục, mất cân bằng nội tiết tố và các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn.

Tiêm tránh thai hết bao nhiêu tiền?

Mức giá tiêm thuốc tránh thai trên thị trường hiện nay rơi vào khoảng từ 200.000 đến 400.000 đồng. Quan trọng nhất là chị em phụ nữ cần chọn những bệnh viện, chuyên khoa uy tín để thực hiện tiêm thuốc nhằm bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Xem thêm:

Tiêm thuốc tránh thai là phương pháp tránh thai mới nhưng đem lại hiệu quả cao hơn so với đa số các phương pháp khác. Vì vậy, chị em phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản có nhu cầu tránh thai thì nên cân nhắc đến phương pháp này. Nếu cảm thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ đến gia đình và bạn bè để đảm bảo sức khỏe sinh sản cho mọi người.

Nguồn tham khảo:

1. What is the contraceptive injection?

  • Link tham khảo: https://www.nhs.uk/contraception/methods-of-contraception/contraceptive-injection/what-is-it/
  • Ngày tham khảo: 30/08/2024

2. Contraceptive injection

  • Link tham khảo: https://www.healthdirect.gov.au/contraceptive-injection
  • Ngày tham khảo: 30/08/2024

3. Contraceptive injection

  • Link tham khảo: https://www.nhsinform.scot/healthy-living/contraception/contraceptive-injection/
  • Ngày tham khảo: 30/08/2024

4. Thuốc tiêm tránh thai và những điều cần biết

  • Link tham khảo: https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/thuoc-tiem-tranh-thai-va-nhung-ieu-can-biet?inheritRedirect=false
  • Ngày tham khảo: 30/08/2024

5. Birth Control Options

  • Link tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/articles/11427-birth-control-options
  • Ngày tham khảo: 30/08/2024
Contact Me on Zalo