Góc giải đáp: Mẹ bị tiểu đường cho con bú được không?

 

Mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ là thiên chức và niềm hạnh phúc vô bờ của người phụ nữ. Tuy nhiên, việc mang thai và cho con bú khi mắc tiểu đường lại khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Liệu mẹ bị tiểu đường cho con bú có an toàn? Liệu sữa mẹ có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé? Tất cả những thắc mắc này sẽ được các chuyên gia DiaB giải đáp trong bài viết dưới đây. Cùng theo dõi nhé!

Mẹ bị tiểu đường ảnh hưởng đến con như thế nào?

Cùng với tiểu đường cho con bú được không, mẹ bị tiểu đường ảnh hưởng đến con như như thế nào là vẫn đề được nhiều mẹ bầu tìm hiểu. Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao trong thai kỳ. Nếu không được kiểm soát tốt, tiểu đường có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và em bé.

AD 4nXfklrv8c9q7yOxGIHluVyv7EWdxRFyRSYD1vgAcycSlF2kWx6ub9TYj2HwRpp5MzaQ7gwGn

Tiểu đường có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và em bé

Em bé sinh ra to hơn bình thường

Thai nhi nhận được nhiều năng lượng hơn từ mẹ sẽ khiến cơ thể bé phát triển quá mức, đặc biệt là kích thước đầu và vai. Điều này có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng trong quá trình sinh nở như chấn thương sản khoa, tăng nguy cơ phải can thiệp bằng đường mổ. Ngoài ra, trẻ sinh ra có cân nặng lớn cũng có nguy cơ cao bị hạ đường huyết ngay sau sinh, vàng da sơ sinh và khó thở.

Lượng đường trong máu của bé thấp

Khi còn trong bụng mẹ, thai nhi nhận được lượng đường dư thừa từ máu mẹ. Sau khi sinh, nguồn cung cấp đường này đột ngột dừng lại khiến lượng đường huyết của trẻ sơ sinh giảm mạnh. Nếu lượng đường huyết quá thấp, trẻ có thể bị co giật, lơ mơ, khó khăn trong việc bú mẹ và các biến chứng nguy hiểm khác.

Nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh

Đường huyết cao trong thai kỳ có thể gây ra các tác động phụ đến quá trình phát triển của thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ khi các cơ quan của thai nhi đang được hình thành. Do đó mẹ bị tiểu đường trước và trong khi mang thau, nếu không kiểm soát đường huyết sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra các khiếm khuyết bẩm sinh.

Mẹ bị tiểu đường cho con bú được không?

Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho trẻ sơ sinh, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Vì thế, mẹ bị tiểu đường cho con bú được không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng là hoàn toàn có thể. Việc cho trẻ bú mẹ sau khi sinh mang đến nhiều lợi ích như: 

Giảm nguy cơ mắc các bệnh ở trẻ

Sữa mẹ chứa các thành phần dinh dưỡng hoàn hảo bao gồm protein, chất béo, đạm, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, tiểu đường type 2, bệnh tim mạch và hen suyễn thấp hơn so với trẻ được nuôi bằng sữa công thức.

Mẹ tiểu đường cho con bú được không

Mẹ bị tiểu đường cho con bú được không?

Giảm nguy cơ béo phì ở trẻ

Trong sữa mẹ có chứa các thành phần như leptin và ghrelin, giúp điều hòa cơ chế no đói của trẻ, từ đó giảm nguy cơ trẻ bị béo phì. Bên cạnh đó, mẹ bị tiểu đường cho con bú sữa mẹ giàu chất xơ hòa tan giúp kiểm soát lượng đường huyết và ngăn ngừa tăng cân không kiểm soát.

Giảm nguy cơ mắc ung thư vú ở mẹ

Quá trình cho con bú giúp giảm sự tích tụ của các hormone estrogen trong cơ thể mẹ, làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú. Các nghiên cứu cho thấy, mẹ bị tiểu đường cho con bú trong thời gian dài có nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn so với phụ nữ không cho con bú. Vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra lời khuyên nên nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện mà còn để bảo vệ sức khỏe của mẹ sau thai kỳ.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bị tiểu đường cho con bú

Việc kiểm soát chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng đối với mẹ bị tiểu đường cho con bú. Để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé, mẹ cần tuân thủ một số nguyên tắc dinh dưỡng sau:

Kiểm soát cân nặng

Điều chỉnh cân nặng là yếu tố quan trọng giúp kiểm soát đường huyết cho mẹ bị tiểu đường. Mẹ cần duy trì một chế độ ăn uống cân đối, kết hợp với việc vận động thể chất thường xuyên để giữ cân nặng ổn định.

AD 4nXea3CYzs dQlPntfdd9bUTlNLN5IELIpubsc7IS7AIB02rgQ8XiBRuuSFiqZL29 Pz5hV3jocQIbGIJH0rIIUTE8cuSWuqaGSjvV8hYkEthErxfZsZLgPMoIuWOGUIOj4qouJBNYk89Ka5

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho mẹ tiểu đường cho con bú

Hạn chế chất bột đường

Điều quan trọng trong chế độ dinh dưỡng cho mẹ bị tiểu đường cho con bú là cần hạn chế lượng chất bột đường trong chế độ ăn hàng ngày. Thay vào đó, mẹ nên tập trung vào việc tiêu thụ các loại rau, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt và các nguồn protein chất lượng.

=> Tham khảo thêm: Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và không nên ăn gì?

Ăn đủ chất đạm

Chất đạm là yếu tố quan trọng giúp phát triển cơ bắp và sự phát triển của trẻ. Do đó, mẹ tiểu đường cho con bú cần bổ sung đủ lượng chất đạm từ thực phẩm như thịt gia cầm, cá, trứng, đậu, sữa và sản phẩm từ sữa. Từ đó, nguồn chất đạm từ mẹ sẽ được cung cấp sang con thông qua dòng sữa mẹ mát lành.

Ăn lượng chất béo vừa đủ

Chất béo không nên bị loại trừ hoàn toàn khỏi chế độ ăn của mẹ bị tiểu đường cho con bú. Tuy nhiên, mẹ cần chọn lựa các nguồn chất béo lành mạnh như dầu olive, hạt, hạt chia thay vì chất béo bão hòa từ thực phẩm chế biến sẵn.

Chia nhỏ lượng ăn trong ngày

Sau khi sinh, hệ thống đường ruột của mẹ còn yếu. Do đó, mẹ nên chia nhỏ lượng ăn trong ngày ra thành nhiều phần để giảm áp lực cho da dày. Bên cạnh đó, việc chia nhỏ khẩu phần ăn ra thành nhiều bữa nhỏ trong ngày còn giúp mẹ kiểm soát đường huyết ổn định hơn và giảm nguy cơ tăng đột ngột đường huyết.

Uống đủ nước

Việc uống đủ nước không chỉ giúp duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể mà còn giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả. Vì thế, mẹ cần uống khoảng 8-10 ly nước mỗi ngày để đảm bảo cơ thể hoạt động tốt.

Để hỗ trợ kiểm soát đường huyết và tăng cường sức khỏe, mẹ cũng nên bổ sung vitamin E bằng ENAT mỗi ngày. Vitamin E giúp chống oxy hóa, bảo vệ tế bào và giảm nguy cơ biến chứng, đồng thời hỗ trợ sức khỏe tổng thể cho mẹ trong giai đoạn cho con bú.

Ngoài ra, trong giai đoạn thai kỳ và cho con bú, mẹ bị tiểu đường có thể tham gia chương trình “Thay đổi lối sống – Cùng mẹ bầu ổn định đường huyết” được phát triển bởi DiaB. Chương trình trực tuyến trong 7 tuần với sự đồng hành của các bác sĩ chuyên khoa, chuyên gia dinh dưỡng và huấn luyện viên sức khỏe sẽ giúp mẹ ổn định đường huyết trong suốt thai kỳ và khi cho con bú, cung cấp các kiến thức về dinh dưỡng và phòng ngừa tiểu đường type 2 sau sinh.

=> Đăng ký tham gia chương trình ngay đường LINKTrên đây là các thông tin giải đáp cho vấn đề “Mẹ bị tiểu đường cho con bú được không?”. Mẹ cần nhớ rằng, một chế độ dinh dưỡng cân đối đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cho cả mẹ và bé. Vì thế, đừng ngần ngại thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có được lời khuyên phù hợp nhất cho giai đoạn quan trọng này mẹ nhé!.

Mời bạn tham khảo sản phẩm Combo Máy đo đường huyết – Nipro Premier α

Ngoài ra, với những đối tượng thai kỳ, biến chứng nặng, đường huyết cao cần theo dõi đường huyết liên tục, … được thiết kế nhỏ gọn, cảm biến dễ gắn, mời bạn tham khảo sản phẩm Combo máy đo đường huyết không lấy máu – Reader và Sensor

Mời bạn tham khảo thêm các gói xét nghiệm tiểu đường đang có tại Docosan.com

 

Contact Me on Zalo