Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và không nên ăn gì?

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và không nên ăn gì để đảm bảo cho mẹ và bé? Chế độ dinh dưỡng là một yếu tố rất quan trọng trong giai đoạn mang thai của người phụ nữ. Tuy nhiên nếu người phụ nữ mắc phải tình trạng tiểu đường thai kỳ, việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý không phải điều đơn giản. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mẹ bầu có thể tham khảo bài viết sau đây của Doctor có sẵn, nhằm xây dựng chế độ dinh dưỡng thai kỳ một cách khoa học.

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Bữa ăn dinh dưỡng của mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ cần bao gồm:

  • Bổ sung protein trong mỗi bữa ăn.
  • Ăn trái cây và rau hàng ngày.
  • Hạn chế hoặc tránh thực phẩm chế biến sẵn.
  • Tránh ăn quá nhiều.

Duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh có thể giúp mẹ bầu kiểm soát các triệu chứng tiểu đường thai kỳ mà không cần dùng thuốc. Chế độ dinh dưỡng hợp lý bao gồm protein, kết hợp phù hợp với carbohydrate và chất béo. Quá nhiều carbohydrate có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột biến. Các loại thực phẩm chứa carbohydrate lành mạnh có thể kể đến như các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt và các loại rau giàu tinh bột như khoai lang và bí ngô.

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì
Mẹ bầu băn khoăn tiểu đường thai kỳ nên ăn gì không thể bỏ qua loại thực phẩm này

Tuy nhiên, nhu cầu và khả năng dung nạp carbohydrate là khác nhau ở mỗi người. Chúng phụ thuộc vào các yếu tố như thuốc đang sử dụng, trọng lượng cơ thể và sự kiểm soát lượng đường trong máu.

Dưới đây là một số lựa chọn thực phẩm lành mạnh cho bữa ăn nhẹ và bữa chính nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ:

  • Rau: Bạn có thể ăn rau xanh ở dạng sống, luộc hoặc kho.
  • Trứng: Trứng cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein có trong lòng trắng trứng.
  • Yến mạch, hạt bí ngô, dừa không đường, quả mọng.
  • Trái cây tươi kết hợp với một số ít các loại hạt.
  • Gà hoặc ức gà. 
  • Cá nướng, đặc biệt là cá béo như cá hồi.
  • Sữa chua Hy Lạp.
  • Bổ sung vitamin E tự nhiên sẽ giúp cơ thể phòng chống tốt oxy hóa, phòng tránh lão hóa và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi.

Ngoài ra, đối với những đối tượng trong giai đoạn thai kỳ cần được theo dõi đường huyết liên tục, mời bạn tham khảo sản phẩm Combo máy đo đường huyết không lấy máu – Reader và Sensor với công dụng đo đường huyết liên tục không cần lấy máu, thao tác dễ dàng

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì
Ức gà rất tốt cho danh sách “tiểu đường thai kỳ nên ăn gì”

Tiểu đường thai kỳ nên ăn trái cây gì cũng là một câu hỏi rất được nhiều người quan tâm. Mẹ bầu vẫn có thể ăn trái cây nếu bị tiểu đường thai kỳ, tuy nhiên ở mức độ vừa phải. Những loại trái cây an toàn, dinh dưỡng cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ bao gồm: Cam, quýt, bưởi, kiwi, bơ, táo, lựu, lê, chanh, ổi, mận, quả mọng, chuối, thanh long v.v.

Xem thêm: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?

Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần tránh các loại thực phẩm đã qua chế biến kỹ và bất cứ thứ gì có nhiều đường, bao gồm:

  • Thức ăn nhanh.
  • Đồ uống có cồn.
  • Bánh nướng, chẳng hạn như bánh nướng xốp, bánh rán hoặc bánh ngọt.
  • Đồ chiên.
  • Đồ uống có đường, chẳng hạn như soda, nước trái cây.
  • Kẹo.
  • Thực phẩm rất giàu tinh bột, chẳng hạn như mì ống trắng và gạo trắng.
  • Ngũ cốc có đường, yến mạch có đường.
Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì
Ngoài tìm hiểu tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, mẹ bầu cũng cần nhận biết các loại thực phẩm nên tránh

Mời bạn tham khảo sản phẩm Combo Máy đo đường huyết – Nipro Premier α

Mời bạn tham khảo thêm các gói xét nghiệm tiểu đường đang có tại Docosan.com

Bác sĩ điều trị tiểu đường thai kỳ

  • BS. Phí Thị Tuyết Nga là bác sĩ phụ trách phòng khám Chuyên khoa Phụ sản Hoa sen. Với gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa – Quận 4, TP.HCM.

  • BS. Trần Thiện Vĩnh Quân đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa. Hiện đang công tác tại Phòng Khám Đa Khoa Sài Gòn Healthcare – Quận 10, TP.HCM.

Bài viết đã giới thiệu bạn đọc những thực phẩm giải đáp cho vấn đề tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và không nên ăn gì. Bệnh tiểu đường thai kỳ nếu không được điều trị phù hợp có thể gây khó sinh, tăng nguy cơ cao huyết áp khi mang thai hoặc tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường sau sinh. Bên cạnh việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, mẹ bầu cũng nên trao đổi thêm cùng các bác sĩ có chuyên môn.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: Healthline

Contact Me on Zalo