Tìm hiểu bệnh u nang bì buồng trứng và cách điều trị

U nang bì buồng trứng là một loại u thực thể của buồng trứng. Bệnh tương đối phổ biến và có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu xem đây là bệnh gì, triệu chứng và cách điều trị bệnh như thế nào trong bài viết này nhé.

U nang bì buồng trứng là bệnh gì?

U nang bì buồng trứng còn được biết đến với tên gọi u quái hay u nang buồng trứng dạng đặc, có nguồn gốc từ tế bào mầm.

Sỡ dĩ thường được gọi là u quái vì cấu trúc của u chứa: da, tóc, xương, sụn, răng, mô tuyến giáp, mô tuyễn bã,… U có thể xuất hiện ở buồng trứng trái hoặc phải, số ít trường hợp có mặt ở cả hai buồng trứng. Kích thước của u nang bì buồng trứng thường <10cm nhưng trọng lượng khá nặng.

Về nguồn gốc, u nang bì buồng trứng là một loại u nang bẩm sinh hình thành ngay từ giai đoạn bào thai. Nhưng với tốc độ phát triển của u rất chậm và triệu chứng dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác vì thế nó rất hiếm khi u được phát hiện lúc các bé gái còn nhỏ, mà cho đến tuổi trưởng thành, sinh đẻ, khối u mới được phát hiện ra.

U nang bì buồng trứng thường là u lành, tuy nhiên bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng như xoắn buồng trứng, vỡ nang nếu không được phát hiện kịp thời.

U nang bì buồng trứng thường được phân làm 2 loại:

  • U nang bì trưởng thành: Trên 90% u nang bì buồng trứng thuộc loại u trưởng thành, gồm có 3 loại:U nang bì trưởng thành dạng bọc là loại thường gặp nhất; u nang bì trưởng dạng đặc ít phổ biến và u nang bì trưởng thành ác tính có thể diễn tiến thành ung thư, tiên lượng thường xấu.
  • U nang bì không trưởng thành: Thường gặp ở các bé gái trong độ tuổi dậy thì.

Triệu chứng của u nang bì buồng trứng

Ở giai đoan sớm, triệu chứng của bệnh thường khá mơ hồ, khi khối u phát triển đủ lớn hoặc gây biến chứng, bệnh nhân có thể xuất hiện có triệu chứng sau:

  • Đau bụng âm ỉ, liên tục hoặc đau đột ngột khi có biến chứng
  • Bụng trướng
  • Rối loạn tiêu hoá, khó đi đại tiện hoặc khó đi tiểu, đi tiểu nhiều lần do u lớn chèn ép bàng quang, trực tràng
  • Thay đổi kinh nguyệt bất thường: trễ kinh, rong kinh,…
  • Ra huyết âm đạo bất thường
  • Đau khi quan hệ
  • Buồn nôn, chóng mặt
  • Thay đổi cân nặng

Thông thường bệnh nhân u nang bì buồng trứng thường không biết mình bị u mà đến với bệnh cảnh đau bụng lâu ngày, rong kinh rong huyết, hiếm muộn.

Biến chứng của bệnh u nang bì buồng trứng: Phần lớn u nang bì là lành tính nhưng ở buồng trứng, u càng phát triển lớn càng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Xoắn cuống nang: U nang bì có cuống dài và nặng thường dễ bị xoắn, khi đó mạch máu nuôi dưỡng u bị tắc và u dần hoại tử khiến bệnh nhân mệt mỏi, đau bụng tăng dần. Nếu không được điều trị sớm, u có thể vỡ và gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh. Phụ nữ mang thai có u nang bì rất dễ gặp biến chứng này và cần được theo dõi sát.
  • Nang bì vỡ: Thường xảy ra khi u bị xoắn không được điều trị kịp thời hoặc u bị chèn ép trong chấn thương vùng bụng, khi giao hợp hay thăm khám u quá mạnh gây vỡ. Đây là tình trạng cấp cứu cần phải can thiệp ngoại khoa ngay lập tức để bệnh nhân tránh bị mất nhiều máu, không để tràn dịch ra ổ bụng gây dính, tăng nguy cơ nhiễm trùng, viêm phúc mạc cấp gây tử vong.
  • Chèn ép tiểu khung: U có kích thước quá lớn chèn ép các nội tạng xung quanh như là bàng quang, niệu quản, trực tràng, tĩnh mạch chi dưới, khiến chức năng hoạt động của những nội tạng này bị rối loạn. Gây ra tình trạng đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt, rối loạn tiêu hoá như táo bón hoặc tiêu chảy, chướng bụng, phù chi dưới, trướng bụng,…
  • U nang hóa ác: Dù khả năng rất thấp nhưng u nang bì buồng trứng có thể hoá ác trở thành thành ung thư nếu chủ quan không điều trị, gây vô sinh và giảm tiên lượng sống cho bệnh nhân.

Điều trị u nang bì buồng trứng

Tuỳ vào tình trạng lúc của u lúc được phát hiện và mong muốn mang thai của người bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ có phương pháp điều trị thích hợp tuỳ vào từng bệnh nhân. Thông thường, u nang bì buồng trứng cần được can thiệp phẫu thuật vì u không thể tự mất đi và để u không gây biến chứng.

Điều trị bảo tồn

Phương pháp điều trị bảo tồn được áp dụng với những u nang bì có kích thước nhỏ, được phát hiện sớm, chưa chèn ép các cơ quan khác.

Điều trị bảo tồn được chỉ định khi trong thời gian bệnh nhân chờ mổ, bệnh nhân được kê đơn các loại thuốc nội tiết để ức chế sự phát triển khối u, tự theo dõi tại nhà.

Điều trị phẫu thuật

Bên cạnh những phương pháp mổ thì bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về chi phí mổ u nang bì buồng trứng để chuẩn bị tốt nhất cho cuộc mổ.

Mổ nội soi thường được bệnh nhân và bác sĩ ưu tiên lựa chọn vì tính thẩm mỹ, hiếm gây biến chứng và bệnh nhân mau phục hồi sau phẫu thuật.

Cách điều trị triệt u nang bì buồng trứng để là cắt bỏ toàn bộ buồng trứng có khối u. Tuy nhiên trong những trường hợp bệnh nhân chưa có con và có nhu cầu sinh nở thì bác sĩ sẽ lựa chọn bóc tách khối u và điều trị bảo tồn một phần buồng trứng. Với cách làm này, khối u có nguy cơ cao sẽ tái phát.

Mổ hở được chỉ định khi khối u nằm ở vị trí khó thực hiện mổ nội soi, mổ hở cần được thực hiện ở bệnh viện có chuyên môn, uy tín vì có khả năng gây biến chứng sau mổ như dính ruột, nhiễm trùng vết mổ và thời gian phục hồi sau mổ lâu hơn mổ nội soi.

Mổ hở còn được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân mổ nội soi và lấy tế bào u đi xét nghiệm, phát hiện u là ác tính. Tuỳ mức độ ác tính của u, bác sĩ sẽ cân nhắc mổ hởcắt bỏ một phần hay hoàn toàn tử cung, buồng trứng hay các mạc nối lớn nhằm tránh để u di căn đến các cơ quan khác.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân phải tiếp nhận các đợt hoá trị, xạ trị để đảm bảo tiêu diệt hoàn toàn khối u.

Để phòng ngừa tái phát sau mổ, bệnh nhân cần:

  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung thêm viên uống Enat với hàm lượng vitamin E cao, giúp phòng ngừa, chống oxy hoá các gốc tự do phát triển ở buồng trứng. 
  • Tập thể dục nhẹ nhàng
  • Tránh xa rượu bia, thuốc lá
  • Không thức khuya
  • Tuân theo chỉ định, lời khuyên của bác sĩ
  • Tái khám khi phát hiện triệu chứng bất thường

Cám ơn bạn đã tìm đọc bài viết “Tìm hiểu bệnh u nang bì buồng trứng và cách”. Mong rằng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích và giải đáp được những thắc mắc của bạn về căn bệnh này.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: NHS

Contact Me on Zalo