U nang buồng trứng có phải mổ không và khi nào thì mổ được?

U nang buồng trứng có phải mổ không là một thắc mắc hay gặp về các phương pháp điều trị khối u nang buồng trứng. Chỉ định mổ u nang buồng trứng thường chỉ được áp dụng trong một số trường hợp nhất định. Vậy u nang buồng trứng có phải mổ không mổ khi nào và cần lưu ý gì? Hãy cùng tìm hiểu với Doctor có sẵn trong bài viết dưới đây nhé!

U nang buồng trứng là bệnh gì?

Đa số u nang buồng trứng xảy ra và diễn tiến âm thầm, các triệu chứng không đặc hiệu. Đa số người bệnh phát hiện mình mắc bệnh khi thăm khám phụ khoa định kỳ hay phát hiện thông qua các xét nghiệm hình ảnh học như siêu âm. Bệnh có thể gây một số triệu chứng sau, đặc biệt là khi u đã lớn:

  • Các cơn đau thường gặp là đau âm ỉ vùng hạ vị hay khi vận động mạnh mà dồn lực về phần bụng, những cơn đau này rất dễ gây nhầm lẫn do xuất hiện ở nhiều bệnh lý, đặc biệt là các bệnh lý phụ khoa khác như viêm cổ tử cung, u xơ tử cung …
  • Rối loạn kinh nghiệm
  • Người bệnh có cảm giác chướng bụng khó chịu như có khối chèn ép lên cơ quan lân cận, hậu quả gây tiểu khó hoặc táo bón…
  • Nếu u phát triển nhanh, có thể làm bụng chướng to, ăn uống kém gây sụt cân, mệt mỏi thường xuyên là các dấu hiệu của nghi ngờ khối u đang ở giai đoạn ác tính, người bệnh cần đi khám ngay.
  • Có thể có biến chứng xoắn hoặc vỡ u gây đau đột ngột, đôi khi kèm theo hiện tượng buồn nôn, nôn, chảy máu bên trong bụng.

Khi nghi ngờ bản thân xuất hiện các triệu chứng bất thường, chị em cần đi khám ngay để xem u nang buồng trứng có phải mổ không hay cần một chiến lược điều trị khác. Với những nang buồng trứng cơ năng thường sẽ tự thoái triển từ 1 đến 2 chu kỳ kinh mà không cần đến các phương pháp điều trị. Nhưng người bệnh phải cần được theo dõi thường xuyên để xác định khối u là lành hay ác tính.

U nang buồng trứng có phải mổ không, chỉ định khi nào?

Để trả lời cho câu hỏi u nang buồng trứng có phải mổ không, chỉ định mổ u nang được quy định trong các trường hợp sau:

  • Nếu u thuộc dạng u nang cơ năng kiểu xoắn nang hoặc có hiện tượng vỡ nang.
  • U thuộc nhóm u nang thực thể bao gồm: u nang nước, u nang nhầy,u quái hay u nang bì.
  • U sinh trưởng nhanh, nghĩ nhiều là ung thư hoặc khi khối u kéo dài qua 2 đến 3 chu kỳ kinh nguyệt mà chưa biến mất.
  • Xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ do khối u chèn ép các cơ quan lân cận gây tiểu khó, táo bón.
  • U nang buồng trứng ở sản phụ (vì u nang lúc này có thể gây sảy thai, sinh non hoặc nhau tiền đạo).

Vậy u nang buồng trứng có phải mổ không? Trên thực tế, u nang buồng trứng có chỉ định mổ khi khối u có kích thước ngày càng lớn dần và không thể tự thoái triển được. Vậy hình thức phẫu thuật được sử dụng lúc này gì, thì tùy vào kích thước và loại hình thái của từng loai u nang mà các bác sĩ điều trị sẽ tư vấn và lựa chọn cách phẫu thuật phù hợp cho bệnh nhân: nội soi hay mổ hở, chỉ cắt khối u buồng trứng hay cắt cả phần phụ.

Các nang buồng trứng (bóc nang buồng trứng) muốn được cắt bỏ thì bệnh nhân có thể được chỉ định 2 phương pháp phẫu thuật là mổ hở hoặc nội soi trong các trường hợp sau đây:

  • Kích thước các nang ≥ 10 cm và xuất hiện kéo dài hơn 3 chu kỳ kinh nguyệt.
  • U tồn tại dưới dạng khối u thực thể như u nang nước buồng trứng, u nang nhầy,…
  • Xuất huyết nang hoàng thể có biến chứng viêm phúc mạc.
  • U tồn tại dưới dạng khối u xơ hay khối u rắn khác

Chỉ định cắt buồng trứng trong các trường hợp sau:

  • Khối u không thể phẫu thuật được vì tai biến phẫu thuật cao hoặc có chống chỉ định.
  • U nang có nguồn gốc là tế bào biểu mô tuyến.
  • Khối u ác tính có kích thước lớn hơn 10 cm.
  • Nang không thể phẫu thuật tách ra khỏi buồng trứng.
  • Nang ở phụ nữ sau mãn kinh và có kích thước lớn hơn 5 cm.

Hiện nay có hai phương pháp phẫu thuật khối u nang buồng trứng đó là mổ nội soi và mổ hở.

Mổ nội soi

Nếu khối u nang có kích thước nhỏ và kết quả xét nghiệm không phải ung thư, bệnh nhân có thể được tiến hành theo phương pháp mổ nội soi. Lúc này có thể bóc tách cắt bỏ khối u và bảo tồn phần mô lành còn lại, hạn chế tác động lên chức năng của buồng trứng, tránh làm suy buồng trứng vì lúc này phần mô lành còn lại có thể duy trì được chức năng buồng trứng.

Mổ hở

  • Nếu kích thước khối u nang lớn và xảy ra các biến chứng như xoắn hay vỡ nang,… Bác sĩ phẫu thuật thường sẽ thực hiện phương pháp mổ hở để cắt bỏ khối u.
  • Tiến hành sinh thiết khối u ngay nếu nghi ngờ dấu hiệu ung thư.
  • Nếu kết quả giải phẫu bệnh trả ra kết quả là ác tính, tiến hành điều trị chuyên sâu theo phác đồ của bệnh lý ung bướu.
  • Tuy nhiên, phương pháp mổ hở có một số hạn chế như nhiễm trùng hậu phẫu, vết mổ dính gây tắc ruột,…

Lưu ý khi mổ u nang buồng trứng

Bên cạnh thắc mắc u nang buồng trứng có phải mổ không và nên mổ khi nào thì người bệnh cần nắm bắt một số thông tin lưu ý về mổ u nang buồng trứng như sau:

Trước khi phẫu thuật:

Trước khi phẫu thuật u nang buồng trứng, người bệnh nên nhịn đói và không uống nước ít nhất 6 giờ trước khi làm thủ thuật (chuẩn bị tiền phẫu). Cung cấp thông tin về tất cả các loại thuốc đang sử dụng trong thời gian gần đây để nhận được tư vấn có thể tiếp tục sử dụng những loại nào và những loại thuốc nào cần ngừng trong thời gian phẫu thuật.

Sau khi phẫu thuật:

Sau khi mổ nội soi ổ bụng, bạn có thể sinh hoạt tương đối bình thường trở lại trong ngày. Nhưng nên hạn chế các hoạt động gắng sức hoặc tập thể dục trong vòng một tuần. Sau khi phẫu thuật mổ hở, người bệnh cần phải ở lại bệnh viện từ 2 đến 4 ngày và có thể thực hiện trở lại các hoạt động bình thường sau khoảng 4 đến 6 tuần tùy mức độ của cuộc phẫu thuật.

Cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết “U nang buồng trứng có phải mổ không và khi nào thì mổ được?”. Hy vọng bài viết trên đã trả lời các thắc mắc về vấn đề u nang buồng trứng có phải mổ không. Bạn hãy luôn thăm khám, theo dõi sức khỏe đều đặn để phòng tránh bệnh và điều trị kịp thời.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: NHS