U nang buồng trứng trái là bệnh gì, mang thai được không?

U nang buồng trứng trái là một bệnh lý u phần phụ nếu được điều trị kịp thời sẽ không ảnh hưởng nhiều lên sức khỏe. Tuy nhiên nếu xuất hiện các biến chứng thì tương đối nguy hiểm. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về bệnh lý này nhé!

U nang buồng trứng trái có nguy hiểm không?

U nang buồng trứng bên trái là bệnh lý gây ra bởi sự xuất hiện khối u nang tại buồng trứng bên trái. Các khối u này có dạng túi dịch. U nang buồng trứng trái thường là lành tính. Bệnh có thể gặp ở tất cả độ tuổi, đặc biệt là trong độ tuổi sinh sản và tiền mãn kinh.

Bệnh thường không gây ra các triệu chứng nguy hiểm nhưng nếu không được can thiệp điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng gây nguy hiểm tới sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của nữ giới.

U nang buồng trứng trái là bệnh lí có thể bắt gặp ở mọi độ tuổi của nữ giới. Tuy nhiên, đối tượng thường bị u nang buồng trứng bao gồm các yếu tố nguy cơ sau:

  • Thường xuyên tiếp xúc khói bụi, thuốc lá, hóa chất độc hại cho cơ thể
  • Chế độ ăn uống mất cân bằng, thiếu một số chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như: vitamin, protein hay thói quen ăn nhiều chất béo, đường bột… Việc bổ sung vitamin E bằng viên uống ENAT với khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ giúp giảm viêm, hỗ trợ cân bằng hormone, phòng ngừa hiệu quả u nang buồng trứng. 
  • Sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe
  • Tiền căn thường xuyên rối loạn kinh nguyệt, hệ nội tiết tố không ổn định, có kinh nguyệt lần đầu sớm
  • Phụ nữ không lập gia đình không sinh con hay không nuôi con bằng sữa mẹ dễ mắc các bệnh lý u phần phụ
  • Tiền căn gia đình có người mắc các bệnh u nang, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung,… có nguy cơ bị u nang buồng trứng nhiều hơn người bình thường

U nang buồng trứng trái có nguy hiểm không? Câu trả lời còn phụ thuộc vào loại u nang buồng trứng trái thuộc nhóm nào, dạng gì. U nang buồng trứng được chia ra làm 2 loại đó là dạng cơ năng và dạng thực thể. Mỗi loại u nang sẽ có những đặc điểm riêng biệt:

  • U nang dạng cơ năng: nguồn gốc hình thành bắt nguồn từ những rối loạn chức năng của buồng trứng. Thể bệnh dạng này hầu như không biểu hiện triệu chứng mà diễn tiến âm thầm, thường tự thoái triển dần sau một vài chu kỳ kinh. Do đó, tiên lượng của dạng cơ năng tương đối không gây nguy hiểm cho người bệnh.
  • U nang dạng thực thể: bắt nguồn từ các tổn thương thực thể ở buồng trứng. Loại tổn thương này khá nguy hiểm, nếu không được phát hiện và can thiệp điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Bệnh thường xuyên gây ra các triệu chứng, do đó cần chú ý đến những bất thường của cơ thể để kịp thời thăm khám.

Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng bao gồm: cảm giác đau tức hạ vị, rối loạn kinh nguyệt, đau cột sống thắt lưng, đau khi quan hệ tình dục, cảm giác bị chướng bụng hay rối loạn tiêu hóa, tiểu khó, táo bón hay có thể sờ thấy khối u… Khi xuất hiện các triệu chứng một cách đột ngột không rõ nguyên nhân, đặc biệt khi các triệu chứng liên kết với nhau xuất hiện cùng lúc bạn phải đi khám chuyên khoa ngay để giảm thiểu nguy hiểm đến sức khỏe và phòng tránh biến chứng.

Dấu hiệu u nang buồng trứng trái có thể gặp

Các trường hợp u nang thường không gây ra nhiều triệu chứng báo hiệu. Nếu có triệu chứng cũng không thật sự đặc hiệu do đó người bệnh dễ chủ quan, nhầm lẫn với các bệnh lý khác mà không điều trị kịp thời. Triệu chứng có thể gặp để báo hiệu u nang buồng trứng trái chị em phụ nữ cần lưu ý để kịp thời ngăn chặn diễn tiến bệnh:

  • Triệu chứng u nang buồng trứng trái trong giai đoạn đầu của bệnh:

Cảm giác đau hạ vị và bộ phận sinh dục ngoại hay hạ bộ. Thường gặp hơn là cảm giác đau khi hoạt động mạnh hay khi giao hợp (tần suất đau tăng dần từ mức độ nhẹ tới mạnh bạo). Cảm giác nặng nề, chướng ở phần bụng dưới dễ nhầm lẫn với đau bụng đi ngoài nhưng người bệnh không có cảm giác mót mà chỉ cảm thấy khó chịu, nặng bụng . Có thể xuất hiện các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt.

  • Các dấu hiệu khi u nang buồng trứng trái khi bệnh đã gây ra các biến chứng:

Xảy ra khi u nang buồng trứng trái bị vỡ hoặc u nang buồng trứng xoắn. Người bệnh sẽ xuất hiện các cơn đau đột ngột ở hạ vị, phía bên trái (bên phía có khối u nang). Một số dấu hiệu trên lâm sàng có thể gặp đó là nôn, tụt huyết áp , nhịp tim nhanh,… Khi xuất hiện các triệu chứng này người bệnh phải lập tức được đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến tính mạng.

Mắc u nang buồng trứng trái có thai được không và điều trị như thế nào?

U nang buồng trứng nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa chỉ định thì người bệnh vẫn có thể hồi phục và sinh con bình thường. U nang buồng trứng tuy rằng tiến triển lặng lẽ, nhưng vẫn có thể đột ngột gây biến chứng cấp tính hoặc bán cấp như: xoắn u nang, xuất huyết trong nang, vỡ nang, viêm phúc mạc, chèn ép tiểu khung.

Khi có sự xuất hiện của các khối u nang khiến buồng trứng không thể hoạt động trơn tru như bình thường. Cụ thể là ảnh hưởng lên quá trình rụng trứng hay phóng noãn có thể bị chậm lại, do đó có thể làm giảm khả năng thụ thai. Tuy nhiên, chưa thể khẳng định chắc chắn rằng u nang có thai được không mà câu trả lời còn phụ thuộc vào các yếu tố như loại u nang, mức độ tiến triển của u nang, biến chứng xảy ra chưa, đáp ứng điều trị như thế nào,…

Trường hợp u nang 2 bên có kết quả giải phẫu bệnh ác tính thì gần như phải cắt bỏ 2 bên buồng trứng thì khả năng sinh sản tự nhiên lúc này không còn. Nếu tổn thương chỉ xảy ra ở bên trái thì vẫn bảo tồn được buồng trứng bên phải tuy nhiên khả năng thụ thai tự nhiên sẽ thấp hơn bình thường. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bảo tồn được cấu trúc và chức năng buồng trứng thì chị em vẫn có thể mang thai bình thường.

Cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết “U nang buồng trứng trái là bệnh gì, mang thai được không?”. Tùy vào mức độ nguy hiểm của khối u nang và kế hoạch điều trị mà chức năng sinh sản của từng bệnh nhân sẽ khác nhau, tuy nhiên nếu phát hiện bệnh kịp thời và điều trị đúng cách bảo tồn được chức năng sinh sản thì chị em vẫn có thể mang thai bình thường.

Xem thêm: U nang nước buồng trứng

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: NHS

Contact Me on Zalo