U nang buồng trứng xoắn là gì và những điều cần biết

U nang buồng trứng xoắn là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh lý u nang buồng trứng. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về biến chứng này trong bài viết dưới đây nhé!

U nang buồng trứng xoắn là gì?

Để hiểu rõ u nang buồng trứng xoắn là gì, trước tiên hãy tìm hiểu về u nang buồng trứng. U nang buồng trứng là một căn bệnh phụ khoa xảy ra ở mọi lứa tuổi và bất cứ đối tượng nào. Từ nhóm tuổi trẻ cho tới độ tuổi mãn kinh, phụ nữ mang thai hay không mang thai đều có thể mắc u nang buồng trứng. Tỷ lệ mắc u nang buồng trứng rơi vào khoảng 5 đến 10% trong dân số nữ.

U buồng trứng xoắn là tình trạng cấp cứu phụ khoa hay gặp, biến chứng này ảnh hưởng nhiều và nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ, đặc biệt là lên sức khỏe sinh sản của chị em. Việc chẩn đoán và điều trị bệnh trong giai đoạn sớm sẽ giúp bảo tồn khả năng sinh sản và hạn chế tối đa mức độ nguy hiểm của bệnh.

U nang buồng trứng xoắn là một biến chứng nguy hiểm gặp trong bệnh u nang buồng trứng. Xoắn buồng trứng được miêu tả là khi buồng trứng bị xoắn xung quanh dây chằng cố định (buồng trứng). Việc xoắn này ảnh hưởng và có thể làm cắt nguồn lưu lượng máu nuôi cung cấp cho buồng trứng và ống dẫn trứng.

Xoắn buồng trứng có thể gây ra những cơn đau dữ dội và một số triệu chứng khác vì lúc này buồng trứng không nhận đủ máu nuôi và cảm giác xiết gây ra, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu tình trạng thiếu máu nuôi diễn ra liên tục và kéo dài, nó có thể gây ra cái chết của hệ thống mô ở buồng trứng vì không nhận được nguồn dinh dưỡng từ hệ mạch máu.

Có hai dạng u nang buồng trứng xoắn là có cuống và không có cuống. Thực tế hay gặp tình trạng u nang buồng trứng xoắn với khối u có cuống dài, trọng lượng tương đối, đường kính rơi vào khoảng từ 8 đến 10 cm. Tình trạng xoắn hay gặp ở các u này hơn do có khối lượng tương đối nặng hơn, tuy nhiên các u nang khác hay nang hoàng tuyến sau thủ thuật nạo phá thai trứng cũng dễ xảy ra tình trạng xoắn.

U nang buồng trứng có cuống nếu bị xoắn nhẹ thường sau đó sẽ trở về vị trí ban đầu. Trong trường hợp xoắn nhiều hơn, u nang sẽ không thể trở về vị trí cũ. Lúc này đòi hỏi phải can thiệp điều trị ngay, trường hợp bệnh nhân không được can thiệp phẫu thuật kịp thời, u nang sẽ bị hoại tử và nguy cơ bị vỡ do bị chặt đứt nguồn nuôi dưỡng từ hệ mạch máu. Nếu nang vỡ ra dịch viêm chảy vào phúc mạc có thể dẫn đến tình trạng viêm màng bụng hay viêm phúc mạc, có thể dẫn tới shock nhiễm trùng và tử vong.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết u nang buồng trứng xoắn

U nang buồng trứng xoắn có thể xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi nào nhưng hay gặp ở nhóm tuổi từ 20 đến 40. Các nguyên nhân có thể dẫn tới biến chứng xoắn của u nang bao gồm:

  • Khối lượng hoặc kích thước u nang buồng trứng càng lớn hơn mức bình thường nhiều là một yếu tố nguy cơ hàng đầu gây xoắn.
  • Một yếu tố nguy cơ hàng đầu khác là dây chằng buồng trứng dài hơn bình thường. Loại dây chằng này có chức năng nối buồng trứng với tử cung. Nếu dây chằng này dài hơn bình thường có thể bị xoắn dễ hơn.
  • Phụ nữ đang sử dụng các loại thuốc nội tiết trong quá trình điều trị hiếm muộn có nguy cơ xoắn buồng trứng.
  • Không những phụ nữ bình thường mà phụ nữ mang thai vẫn có thể bị u nang buồng trứng xoắn và biến chứng khi mắc cũng nguy hiểm hơn nhiều vì khả năng ảnh hưởng tới thai nhi. Trong tam cá nguyệt thứ nhất, sản phụ có thể mắc phải u nang hoàng thể khiến buồng trứng bị xoắn. Mặt khác, nồng độ hormone cao do quá trình mang thai có thể làm giãn mô trong cơ thể, trong đó bao gồm cả hệ thống dây chằng treo buồng trứng khiến chúng dễ bị xoắn hơn.

Các triệu chứng và dấu hiệu có thể xảy ra khi bạn mắc phải u nang buồng trứng xoắn bao gồm:

  • Đau bụng với tính chất đột ngột, dữ dội, lan khắp bụng. Nếu xoắn diễn tiến chậm và không nghiêm trọng cơn đau có thể xảy ra nhẹ và ít dữ dội hơn nhưng diễn ra âm ỉ chứ không thuyên giảm hoàn toàn.
  • Trường hợp u nang buồng trứng quá to chèn ép các tạng khác trong ổ bụng, có thể xuất hiện một số triệu chứng như tiểu rắt, tiểu khó (nếu khối u chèn ép bàng quang), táo bón (nếu chèn ép lên trực tràng), phù chi dưới (chèn ép hệ tĩnh mạch)…
  • Xuất hiện điểm đau khu trú ở bên hốc chậu phía có u nang buồng trứng xoắn.
  • Buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi, chán ăn, có thể có sốt do đáp ứng viêm của cơ thể..

Phương pháp điều trị u nang buồng trứng xoắn và những điều cần lưu ý

Biện pháp điều trị được sử dụng nhiều nhất hiện nay chính là phẫu thuật. Có hai phương pháp phẫu thuật có thể gặp đó là mổ hở và mổ nội soi với nhiều mức độ khác nhau.

  • Phẫu thuật cắt u nang buồng trứng có cuống: chị em có thể nhanh chóng hồi phục sau khi tiến hành phẫu thuật.
  • Nếu phải cắt đi một phần buồng trứng do không thể bảo tồn được thì phần còn lại vẫn tiếp tục hoạt động như bình thường và bảo tồn chức năng sinh sản.
  • Mổ cấp cứu khi đã xuất hiện các tình huống rất nguy hiểm như hoại tử hoặc viêm phúc mạc. Phẫu thuật lúc này rất phức tạp, tiềm ẩn nhiều tai biến ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Các biến chứng có thể xảy ra như nhiễm trùng vết mổ hay vết mổ gây dính ruột rồi tắc ruột.

Phẫu thuật là phương pháp duy nhất để tháo xoắn buồng trứng. Buồng trứng bị xoắn làm cắt đứt lưu lượng máu nuôi cho buồng trứng và các phần phụ khác, nếu tình trạng này kéo dài quá lâu thì làm hoại tử lớp mô buồng trứng. Lúc này cần phẫu thuật để tháo xoắn khối u, giúp bảo tồn phần còn lại của buồng trứng để duy trì chức năng sinh sản.

Ngoài ra, u nang buồng trứng xoắn hoàn toàn có thể kết hợp việc bổ sung vitamin E của ENAT. Vitamin E với khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ giúp cân bằng hormone, giảm viêm, hỗ trợ điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và giảm kích thước u nang xoắn. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể về liều lượng và thời gian sử dụng phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.

Cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết “U nang buồng trứng xoắn là gì và những điều cần biết”. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã có những thông tin bổ ích về biến chứng u nang buồng trứng xoắn và mức độ nguy hiểm của nó.

Xem thêm: U nang nước buồng trứng

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: NHS

Contact Me on Zalo