U nang buồng trứng xuất huyết là gì, có nguy hiểm không?

U nang buồng trứng xuất huyết là hiện tượng mạch máu bị vỡ ở bệnh nhân mắc u nang buồng trứng trong quá trình phóng noãn. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới dây nhé!

U nang buồng trứng xuất huyết là gì?

U nang buồng trứng xuất huyết là tình trạng xuất huyết có thể gặp ở những bệnh nhân u nang buồng trứng. Biến chứng này không gây nhiều nguy hiểm hay ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, tuy nhiên có thể gây ra một số hậu quả ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh.

U nang buồng trứng xuất huyết xảy ra khi các mô mạch máu nhỏ bị vỡ ra trong lúc trứng phóng noãn, hậu quả gây chảy máu, cảm giác đau đớn ở hạ vị cho bệnh nhân. Đây là một biến chứng khá nguy hiểm, khi u nang vỡ ra có thể gây chảy máu nhiều. Hiện tượng u nang buồng trứng xuất huyết là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh lý u này. Biến chứng gây xuất huyết, mất máu cấp, nếu không xử trí kịp thời có thể gây shock mất máu, thậm chí là tử vong.

Trên lâm sàng, cần phân biệt hai tình trạng đó là u nang buồng trứng xuất huyết với hiện tượng sinh lý bình thường là nang buồng trứng xuất huyết- xảy ra hàng tháng (hành kinh) khi có trứng rụng ở phụ nữ. Hiện tượng hành kinh thì tổn thương có khả năng tự hồi phục và có thể biến đổi sang dạng nang xuất tiết và một số chất nội tiết cần thiết cho cơ thể.

Khi u nang phát triển tới kích thước lớn thường sẽ dẫn đến tình trạng u nang buồng trứng xuất huyết bị vỡ và có thể gây chảy máu nhiều. U nang chứa lượng dịch nhiều, đặc biệt có lớp vỏ u nang mỏng và ngoại lực có thể tác động lên lớp vỏ này, gây vỡ. Do đó, khi một tác động nhỏ như có hành vi giao hợp thô bạo, lao động nặng vất vả, ngoại lực tác động hay chấn thương vào vùng hạ vị thì u nang có thể bị vỡ gây xuất huyết.

u nang buong trung xuat huyet 1

Dấu hiệu nhân biết u nang buồng trứng xuất huyết

Một số biểu hiện thường gặp trong u nang buồng trứng xuất huyết đó là: cơn đau vùng chậu xảy ra đột ngột hoặc không có triệu chứng đau và triệu chứng thường xảy ra tình cờ. U nang buồng trứng thường không có dấu hiệu rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với những bệnh phụ khoa khác như: rối loạn kinh nguyệt, viêm lộ tuyến cổ tử cung hay viêm các phần phụ khác, viêm vùng chậu,… Ngoài ra có thể gặp các dấu hiệu sau:

  • Đau âm ỉ vùng hạ vị phía bên có u nang: xảy ra thường xuyên
  • Đau bụng trong thời gian hành kinh nặng nề hơn
  • Đau rát âm đạo và xuất huyết lượng ít, máu rỉ ra từ âm đạo
  • Cơn đau hạ vị xảy ra một cách đột ngột và đau đớ, thường được miêu tả như cảm giác bị dao đâm vào bụng
  • Cơ thể mát lạnh, da niêm tái nhợt, thậm chí là ngất hay hôn hôn mê nếu u nang vỡ xuất huyết nhiều gây shock mất máu
  • Hình thành các cục máu đông ở trong khối u khiến lưu lượng tuần hoàn bị giảm, người bệnh sẽ cảm thấy áp lực tăng ở vùng hạ vị hoặc vùng khung chậu
  • Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể gặp là: sốt, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, ngất xỉu, thở nhanh, thở gấp, tay chân mát lạnh,…

U nang xuất huyết thường được chẩn đoán bằng triệu chứng lâm sàng và gần như phải đi kèm hình ảnh tổn thương trên siêu âm. Tuy nhiên hình ảnh siêu âm sang thương cũng rất đa dạng do sự biến đổi của các nang xuất huyết trong ổ bụng. Một số hình ảnh nang xuất huyết không điển hình gây khó khăn trong việc chẩn đoán hay khẳng định chẩn đoán bằng siêu âm. Lúc này bác sĩ có thể chỉ định chụp cộng hưởng từ.

u nang buong trung xuat huyet 2

U nang buồng trứng xuất huyết có nguy hiểm không và điều trị như thế nào?

U nang buồng trứng là căn bệnh không quá nguy hiểm. Tuy nhiên trong một số trường hợp u nang buồng trứng có tình trạng xuất huyết có thể gây ra một số biến chứng như vỡ khối u, ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Khi phát hiện u nang buồng trứng có dấu hiệu bị chảy máu bệnh nhân có thể được điều trị với các phương pháp sau:

  • Sử dụng một số loại thuốc giảm đau: nếu mức độ đau hay cảm giác khó chịu không thật sự nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau có tác dụng giảm đau tạm thời. Tuy nhiên, không được lạm dụng thuốc này nếu cơn đau kéo dài mà cần điều trị nguyên nhân gây bệnh trước. Ngoài ra có thể sử dụng phương pháp giảm đau khác như chườm ấm.
  • Điều trị u nang: người bệnh cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, cầm máu và chữa trị u nang buồng trứng, điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng chảy máu khối u nang và giảm thiểu nguy cơ tái phát. Đồng thời, người bệnh cũng cần được theo dõi trong một khoảng thời gian nhất định để kịp thời điều trị các biến chứng khác.

Để phòng tránh trường hợp u nang buồng trứng xuất huyết tái phát thì người bệnh cần được điều trị khối u tích cực theo phác đồ điều trị hiện hành và tuân thủ tái khám theo lịch hẹn. Ngoài ra, người mắc u nang cũng có thể lưu ý đến những biện pháp để phòng biến chứng do u nang buồng trứng xuất huyết như sau:

  • Nếu trong gia đình có người từng mắc các bệnh u liên quan như u nang buồng trứng hay ung thư buồng trứng thì bạn nên tiến hành khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt khi có các triệu chứng bất thường giống u nang buồng trứng bị xuất huyết thì cần phải đi khám ngay.
  • Trường hợp khối u nang buồng trứng được chẩn đoán lành tính và có kích thước nhỏ thì có thể theo dõi thường xuyên sự phát triển của khối u để can thiệp kịp thời.
  • Tuân thủ phác đồ điều trị và hướng dẫn của bác sĩ để bệnh có thể tiến triển tốt, hạn chế các biến chứng như vỡ, xuất huyết,…
  • Sau phẫu thuật cần tiến hành tái khám để phòng ngừa u nang buồng trứng tái phát.
  • Hỗ trợ cân bằng hormone bằng vitamin E của viên uống ENAT giúp ổn định nội tiết tố, giảm thiểu sự biến động hormone, một trong những nguyên nhân gây ra u nang buồng trứng.
u nang buong trung xuat huyet 3

Cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết “U nang buồng trứng xuất huyết là gì, có nguy hiểm không?”. Để kịp thời điều trị và phòng ngừa biến chứng u nang buồng trứng xuất huyết các chị em phụ nữ cần đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm tránh làm tình trạng bệnh nặng nề hơn.

Xem thêm: U nang nước buồng trứng

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: NHS

Contact Me on Zalo