U nang nước buồng trứng là bệnh lý xảy ra chủ yếu ở phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Căn bệnh này nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và nặng nề. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về bệnh lý này trong bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung
- 1 U nang nước buồng trứng là bệnh gì?
- 2 Nguyên nhân gây u nang nước buồng trứng và biến chứng thường gặp
- 3 Triệu chứng của bệnh u nang nước buồng trứng
- 4 Biến chứng thường gặp khi bị u nang nước buồng trứng
- 5 Chẩn đoán u nang nước buồng trứng như thế nào?
- 6 Các phương pháp điều trị u nang nước buồng trứng
- 7 Cách phòng ngừa u nang nước buồng trứng
- 8 Một số câu hỏi thường gặp về bệnh u nang nước buồng trứng
U nang nước buồng trứng là bệnh gì?
U nang nước buồng trứng là bệnh lý u chủ yếu xảy ra ở phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Bệnh cần được phát hiện và điều trị kịp thời để phòng tránh các biến chứng như vỡ nang nước, xoắn cuống, u nang nước chèn ép lên ống dẫn trứng gây tắc nghẽn hậu quả là vô sinh, hiếm muộn,…
U nang nước buồng trứng được miêu tả là khối u có dạng một túi nước lỏng, thường kèm theo cuống dài và bên ngoài có một lớp vỏ mỏng bao bọc với bề mặt trơn nhẵn, bên trong chứa dịch. Cấu trúc bao gồm một hoặc nhiều thùy xếp cạnh nhau. U nang nước buồng trứng có thể xuất hiện ở bất kỳ bên trái hay bên phải, một số trường hợp ghi nhận xuất hiện cả hai bên. U nang nước có tính chất không cố định tại một chỗ mà dễ di động.
U nang nước buồng trứng chiếm tỉ lệ 40% trong số các loại u nang buồng trứng. Phần lớn u nang nước đều lành tính, diễn tiến âm thầm bên trong cơ thể và thường không bắt gặp các dấu hiệu nhận biết. Nếu có xuất hiện triệu chứng thì thường cũng không rõ ràng và vô tình phát hiện khi thăm khám định kỳ hoặc khi được thực hiện các cận lâm sàng hình ảnh học như siêu âm ổ bụng.
Nguyên nhân gây u nang nước buồng trứng và biến chứng thường gặp
Hiện nay, nguyên nhân dẫn tới u nang buồng trứng nói chung hay u nang nước nói riêng vẫn chưa được biết đến rộng rãi hay được khẳng định chắc chắn trong hệ thống y văn quốc tế. Tuy nhiên, nhiều tác giả đồng thuận rằng những yếu tố nguy cơ sau có thể dẫn tới u nang nước buồng trứng, bao gồm:
- Yếu tố di truyền: gia đình, người nhà mắc bệnh u nang nước buồng trứng thì tỉ lệ phụ nữ thế hệ tiếp theo có thể mắc phải cao hơn những gia đình không có tiền căn bệnh lý này.
- Môi trường sống ô nhiễm, nhiều khí độc có thể làm gây một số đột biến và tích lũy đột biến về lâu dài có thể gây ra các bệnh lý ung thư, cụ thể là u nang nước buồng trứng.
- Thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất và hít phải khói thuốc có thể gây ra một số đột biến tích lũy lâu dài sẽ tác động biến đổi tế bào hoặc làm bất hoạt các gen ức chế khối u gây ra các bệnh ý u.
- Sức đề kháng kém là hậu quả của thể trạng béo phì hoặc suy dinh dưỡng, ít vận động, lối sống không lành mạnh, hoặc mắc các bệnh lý suy giảm miễn dịch dễ mắc bệnh.
- Phụ nữ độc thân, không sanh con, không cho con bú có tỷ lệ mắc một số bệnh lý về phụ khoa cao hơn người bình thường, trong đó có các bệnh lý u phần phụ.
- Phụ nữ có tiền căn sảy thai, nạo phá thai, sử dụng lâu dài các loại thuốc tránh thai không theo chỉ định hoặc các thuốc nội tiết tố.
Ngoài những nguyên nhân kể trên, quá trình sản sinh các tế bào mới và thoái hóa các tế bào già nua, khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố độc hại như khói bụi từ ô nhiễm môi trường, hóa chất trong thực phẩm bẩn,… làm ảnh hưởng sức khỏe , suy giảm chức năng hệ miễn dịch và tổn thương tế bào buồng trứng. Sự tăng sinh tế bào nếu không được kiểm soát sẽ gây ra tình trạng loạn sản, dị sản và một trong những hậu quả là sự hình thành khối u nang nước buồng trứng.
U nang nước chiếm 40% các loại u nang buồng trứng, đôi khi bệnh lý này sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm và có thể gặp một số biến chứng như sau:
Vỡ u nang: u nang nước theo thời gian sẽ ngày càng to lên, áp lực của lượng dịch trong khối u quá lớn khiến khối u tự vỡ hoặc do tác động của ngoại lực từ bên ngoài ví dụ như quan hệ tình dục thô bạo khiên cho u nang bị vỡ. Nếu khối u vỡ thì người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn dữ dội hoặc ngất xỉu vì xuất huyết nhiều. Biến chứng này cần được cấp cứu khẩn cấp vì ảnh hưởng đe dọa tới tính mạng.
- Xoắn u nang: Đặc trưng của các u nang nước là có cuống dài, vì thế nên chúng có thể tự xoắn lại hoặc nhiều u nang ở cạnh nhau xoắn lấy nhau thành nhiều vòng. Nếu tình trạng xoắn nghiêm trọng, u nang có thể bị vỡ và xuất huyết. Tình huống này cần được cấp cứu và điều trị ngay lập tức nếu không sẽ nguy hại đến tính mạng do máu chảy ổ ạt tràn vào các khoang phúc mạc chậu, gây nhiễm trùng và mất máu cấp tính.
- U nang diễn tiến thành ung thư : trên bề mặt u nang nước có thể mọc các nhú nhỏ. Những nhú này có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh cảnh ung thư trong tương lai. Nhú càng nhiều, thường trên 4, thì gia tăng khả năng mắc ung thư lên nhiều lần.
- Tuy nhiên, chỉ có khoảng 1 -2% các loại u nang có thể diễn tiến sang giai đoạn ung thư do đó người bệnh không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng tâm lý, áp lực về vấn đề điều trị. Trong trường hợp u nang được phát hiện và điều trị kịp thời trong giai đoạn sớm của bệnh thì các biến chứng bao gồm thể ung thư đều có thể được ngăn chặn.
Triệu chứng của bệnh u nang nước buồng trứng
Thông thường, u nang nước buồng trứng sẽ phát triển thầm lặng và ít biểu hiện bằng các triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, theo tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa, chị em vẫn có thể nhận biết sớm u nang qua những biểu hiệu, triệu chứng sau đây:
– Đau tức tại vùng chậu, thắt lưng trở xuống
– Đau phía bụng dưới, đầy hơi, thường xuyên có cảm giác buồn nôn
– Tiểu nhiều
– Gặp khó khăn trong quá trình quan hệ
– Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
Cũng theo từng trường hợp, nguyên nhân, triệu chứng và mức độ bệnh, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành đánh giá, kiểm tra, đưa ra phương án điều trị hợp lý dành cho mỗi bệnh nhân.
Biến chứng thường gặp khi bị u nang nước buồng trứng
U nang nước chiếm 40% các loại u nang buồng trứng, đôi khi bệnh lý này sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm và có thể gặp một số biến chứng như sau:
Vỡ u nang: u nang nước theo thời gian sẽ ngày càng to lên, áp lực của lượng dịch trong khối u quá lớn khiến khối u tự vỡ hoặc do tác động của ngoại lực từ bên ngoài ví dụ như quan hệ tình dục thô bạo khiên cho u nang bị vỡ. Nếu khối u vỡ thì người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn dữ dội hoặc ngất xỉu vì xuất huyết nhiều. Biến chứng này cần được cấp cứu khẩn cấp vì ảnh hưởng đe dọa tới tính mạng.
- Xoắn u nang
- U nang diễn tiến thành ung thư
- Tuy nhiên, chỉ có khoảng 1 -2% các loại u nang có thể diễn tiến sang giai đoạn ung thư do đó người bệnh không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng tâm lý, áp lực về vấn đề điều trị. Trong trường hợp u nang được phát hiện và điều trị kịp thời trong giai đoạn sớm của bệnh thì các biến chứng bao gồm thể ung thư đều có thể được ngăn chặn.
Chẩn đoán u nang nước buồng trứng như thế nào?
Việc chẩn đoán u nang nước buồng trứng luôn kết hợp đồng thời kiểm tra lâm sàng và cận lâm sàng để có chẩn đoán chính xác nhất, tránh bỏ sót các dấu hiệu nhỏ ảnh hưởng đến kết quả.
Chẩn đoán lâm sàng
Bác sĩ có thể khai thác một số thông tin của người bệnh làm cơ sở chẩn đoán như:
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt;
- Triệu chứng đau nhức, khó chịu ở vùng chậu;
- Đau khi quan hệ tình dục;
- Tiểu khó, bí tiểu, táo bón.
Chẩn đoán cận lâm sàng
Các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng gồm:
- Siêu âm: Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, giá thành rẻ, cho biết được vị trí u, hình dạng, kích thước khối u, tính chất bên trong u. Hình ảnh trong siêu âm có thể gợi ý u lành hay u ác.
- Chụp CT scan hoặc MRI: Nếu u to nghi ngờ chụp MRI giúp thấy rõ hơn kết quả siêu âm, còn kết quả CT scan hỗ trợ chẩn đoán chính xác sự lan rộng hay di căn của khối u.
- Xét nghiệm tìm các dấu ấn bướu có thể gợi ý tính ác tính của u như: CA 125, AFP, beta HCG, HE4…
Các phương pháp điều trị u nang nước buồng trứng
Đối với u nang cơ năng: Không cần điều trị, khối u thường biến mất sau vài chu kỳ kinh nguyệt. Người bệnh được theo dõi bằng cách siêu âm lặp lại sau hành kinh xong. Người bệnh có thể kết hợp dùng thuốc tránh thai và các biện pháp được hướng dẫn để điều trị u nang buồng trứng cơ năng. Tuy nhiên, một số trường hợp u nang cơ năng gây biến chứng nguy hiểm như xoắn nang, vỡ nang gây mất máu, cần phải cấp cứu và xử trí kịp thời.
Đối với u thực thể: Cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm. Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau, tùy theo tuổi và kích thước khối u, nguyện vọng mang thai và sinh con của người phụ nữ, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phù hợp, có thể phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ khối u và buồng trứng, hoặc chỉ bóc tách khối u lành khỏi buồng trứng. Tuy nhiên, phương pháp bóc tách này vẫn có nguy cơ tái phát bệnh u nang buồng trứng trong tương lai đặc biệt là nang lạc nội mạc.
Dưới đây là 2 phương pháp phẫu thuật phổ biến khi điều trị u nang nước buồng trứng:
Phẫu thuật nội soi cắt
Đây là phương pháp được tin dùng hiện nay trong phẫu thuật điều trị u nang buồng trứng bởi ít gây đau và thời gian nằm viện ít, thời gian phục hồi nhanh.
Phương pháp này được chỉ định trong các trường hợp:
- U buồng trứng không nghi ngờ ác tính.
- U buồng trứng không quá to, không quá dính.
- Ung thư vú có chỉ định cắt buồng trứng.
Phẫu thuật mở bụng
Với những khối u nang có kích thước lớn, nghi ngờ ung thư sẽ được chỉ định thực hiện cắt bỏ thông qua phương pháp phẫu thuật mở bụng.
Sau khi phẫu thuật, khối u buồng trứng sẽ được đem đi giải phẫu nhằm kiểm tra mô bệnh học của u.
Tuy nhiên, với phương pháp này người bệnh sẽ mất nhiều thời gian để hồi phục. Người bệnh sẽ được chỉ định nhập viện một vài ngày trước và sau phẫu thuật để thuận tiện cho việc theo dõi và kiểm tra.
Cách phòng ngừa u nang nước buồng trứng
U nang nước buồng trứng có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là nhóm chị em trong độ tuổi sinh sản và giai đoạn tiền mãn kinh. Do đó, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh và tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe sinh sản cho phụ nữ. Một số biện pháp phòng tránh có thể được áp dụng:
- Bổ sung các chất cần thiết theo hướng dẫn của bác sĩ để giúp cân bằng hệ nội tiết tố trong cơ thể
- Hạn chế nạo phá thai, hạn chế trường hợp có thai ngoài ý muốn bằng các biện pháp ngừa thai, nên dùng bao cao su nếu đang thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, khoa học: thường xuyên tập thể dục, uống đủ nước, ăn nhiều rau củ… Bổ sung vitamin E tự nhiên sẽ giúp cơ thể phòng chống tốt oxy hóa, phòng tránh lão hóa.
- Thăm khám phụ khoa định kỳ: tầm soát bệnh nếu có bệnh sẽ được điều trị kịp thời
Một số câu hỏi thường gặp về bệnh u nang nước buồng trứng
U nang nước buồng trứng kiêng ăn gì?
Bệnh nhân u nang nước buồng trứng nên kiêng ăn Carbohydrate tinh chế, đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, các loại thịt đã qua chế biến, chế phẩm từ sữa, các sản phẩm làm từ sữa đậu nành, chất béo không lành mạnh, đồ uống có gas, cà phê và rượu.
U nang nước buồng trứng uống thuốc gì?
Các khối u nang buồng trứng có thể được điều trị bằng cách sử dụng một số loại thuốc có tác dụng làm giảm kích thước, giảm các triệu chứng khó chịu do rối loạn nội tiết tố, rối loạn kinh nguyệt như thuốc tránh thai, thuốc Progesterone…
U nang nước buồng trứng có nguy hiểm không?
U nang buồng trứng thường lành tính, không gây hại và có thể dần biến mất. Tuy nhiên, một số trường hợp u nang biến chứng thành ung thư buồng trứng rất nguy hiểm đe dọa sức khỏe và tính mạng nếu không được can thiệp và xử trí kịp thời, việc điều trị rất phức tạp và tốn kém.
U nang nước buồng trứng có phải mổ không?
Hầu hết các khối u nang đều lành tính, không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp u phát triển, vượt qua tầm kiểm soát và trở thành ác tính. Những trường hợp này cần phải mổ để ngăn chặn bệnh.
Cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết “U nang nước buồng trứng: nguyên nhân và phương pháp điều trị”. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã có những thông tin bổ ích về loại u phần phụ này.
Xem thêm:
- Tìm hiểu về u nang buồng trứng
- U nang buồng trứng có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
- U nang buồng trứng có phải mổ không?
- U nang buồng trứng xuất huyết
- U nang buồn trứng xoắn
- U nang buồng trứng trái
- U nang buồng trứng phải
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước..
Nguồn tham khảo: NHS