Uống thuốc tránh thai khẩn cấp vẫn có thai là tại sao?

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp vẫn có thai là một vấn đề làm chị em phụ nữ đau đầu. Vì chúng ta luôn tin rằng, dù quan hệ tình dục không an toàn, mình không thể có thai sau khi đã uống thuốc tránh thai khẩn cấp. Bài viết dưới đây của Doctor có sẵn sẽ giúp bạn làm rõ “tại sao uống thuốc tránh thai khẩn cấp vẫn có thai?”

Thuốc tránh thai khẩn cấp là gì?

Thuốc tránh thai khẩn cấp là phương pháp có thể giúp bạn không mang thai nếu bạn quan hệ tình dục mà không an toàn thai hoặc nếu phương pháp tránh thai của bạn không có hiệu quả.

Tuy nhiên, thuốc tránh thai khẩn cấp có một số tác dụng phụ nhất định. Chính vì vậy, không phải bất kì lúc nào bạn cũng nên dùng thuốc tránh thai khẩn cấp. Thông thường chỉ những trường hợp như:

  • Chưa muốn có thai nhưng quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ.
  • Quên uống thuốc tránh thai hàng ngày.
  • Sử dụng bao cao su nhưng trong quá trình quan hệ bị rách, thủng.
  • Quan hệ tình dục xuất tinh ngoài nhưng lo sợ dính tinh dich dẫn đến mang thai.

Tuy nhiên, nhiều chị em phụ nữ hốt hoảng khi mình đã uống thuốc tránh thai khẩn cấp nhưng vẫn có thai. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp vẫn “dính bầu” do chị em phụ nữ chưa hiểu rõ về thuốc tránh thai khẩn cấp.

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp vẫn có thai là tại sao?

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp mà vẫn có thai là tại sao?
Uống thuốc tránh thai khẩn cấp mà vẫn có thai là tại sao?

Không có thuốc nào giúp tránh thai được hoàn toàn. Về bản chất, thuốc tránh thai khẩn cấp là thuốc nội tiết gây ức chế buồng trứng phóng noãn, dẫn đến ngăn cản trứng gặp tinh trùng và không thể làm tổ trong tử cung. Chính vì vậy, thuốc tránh thai khẩn cấp vẫn có những sai sót nhất định. Nếu chị em phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp đúng theo hướng dẫn sử dụng và trong thời gian quy định thì hiệu quả thành thành công cũng chỉ có 80 – 90%.

Nguyên nhân khiến chị em vẫn bị “dính bầu” sau khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp là do:

Uống không đúng hướng dẫn sử dụng

Thời gian quy định của thuốc tránh thai khẩn cấp phải được uống sau khi quan hệ tình dục không an toàn là từ 12 – 72 giờ. Nếu uống sau khoảng thời gian này thuốc sẽ không có tác dụng.

Thuốc tránh thai khẩn cấp được khuyến cáo là không được sử dụng quá 2 lần/tháng (đối với loại 1 viên/liều) hoặc 4 viên/tháng (đối với loại 2 viên/liều). Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp quá nhiều gây “nhờn thuốc” khiến hiệu quả giảm dần. Ngoài ra, nếu lạm dụng thuốc còn khiến chị em phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, thậm chí có nguy cơ gây vô sinh vô sinh.

Uống thuốc sau khi trứng rụng

Cặp đôi quan hệ tình dục sau ngày an toàn (hay còn gọi là ngày trứng đã rụng) thì dù có uống thuốc tránh thai khẩn cấp thì tỷ lệ bạn có thai vẫn gần như là rất cao. Hiệu quả tránh thai của thuốc tránh thai khẩn cấp trong trường hợp này chỉ khoảng 10%

Do khả năng đáp ứng thuốc của bản thân

Do thuốc tránh thai khẩn cấp là một loại thuốc nội tiết và khả năng đáp ứng với hormone sinh dục nữ ở mỗi người mỗi khác. Vì vậy, hiệu quả tránh thai của thuốc ở mỗi người cũng là khác nhau.

Vậy, uống thuốc tránh thai khẩn cấp có thai được không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Thuốc tránh thai khẩn cấp tưởng chừng là biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả nhất, nhưng vẫn có nguy cơ không hiệu quả mà lại có nhiều tác dụng dụng ảnh hưởng sức khỏe. Vì vậy, để tránh thai an toàn và tốt, chị em nên hiểu về thuốc tránh thai khẩn cấp để có cách sử dụng hiệu quả.

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp vẫn có thai có ảnh hưởng gì không đến thai nhi?

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp mà vẫn có thai
Uống thuốc tránh thai khẩn cấp vẫn có thai có ảnh hưởng gì không đến thai nhi?

Nhiều cha mẹ lo ngại uống thuốc tránh thai khẩn cấp có gây dị tật thai nhi.

Trên thực tế, dù dùng thuốc khi đang mang thai thì hầu như cũng không gây ảnh hưởng tới thai nhi. Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu khẳng định thuốc tránh thai khẩn cấp gây sẩy thai hoặc gây dị tật thai nhi.

Nếu bạn không sử dụng quá nhiều thuốc tránh thai khẩn cấp, theo dõi thai kỳ những tuần đầu tiên không có dấu hiệu bất thường nào xảy ra thì chị em có thể yên tâm dưỡng thai nếu muốn giữ lại bé. Còn nếu có bất kì biểu hiện nào bất thường như sốt, đau bụng dưới, buồn nôn, chóng mặt, ra máu,…thì hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có những chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Xem thêm:

Vậy thuốc tránh thai khẩn cấp có phá thai được không?

Câu trả lời chắc chắn là không. Thuốc tránh thai khẩn cấp với thành phần chủ yếu là hormone chỉ có tác dụng ngăn ngừa khả năng mang thai chứ hoàn toàn không có tác dụng phá thai.

Nhưng nếu lạm dụng thuốc thuốc này với liều lượng lớn để phá thai sẽ rất nguy hiểm, thuốc có thể ảnh hưởng đến thai nhi, làm ngưng sự phát triển của bào thai nhưng sẽ không đủ dược lực để đẩy thai ra ngoài gây nguy hiểm cho mẹ và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.

Cách tốt nhất, chị em nên đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín bệnh viện phụ để theo dõi thai kỳ; đặc biệt là ở các mốc quan trọng như: thai được 7 tuần, 3 tháng, 6 tháng và những tuần gần ngày dự sanh. Nếu phát hiện bất kỳ bất thường nào, bác sĩ sẽ tư vấn giúp bạn cách điều trị an toàn  và hiệu quả nhất.
Uống thuốc tránh thai khẩn cấp vẫn có thai có nên giữ?

Việc mang thai ngoài ý muốn là một biến cố lớn đối với cả nữ giới và nam giới khi chưa sẵn sàng làm cha làm mẹ. Nhất là những bạn còn còn ngồi trên ghế nhà trường, chưa kết hôn ảnh hưởng đến kế hoạch trong tương lai. Lúc này băn khoăn giữ thai hay bỏ thai là quyết định quan trọng. Các cặp đôi thẳng thắng nói chuyện, chia sẽ quan điểm cũng như cảm thông cho nhau để có quyết định cuối cùng.

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp vẫn có thai
Các cặp đôi cùng nhau đưa ra quyết định phù hợp nhất với cả 2.

Tóm lại, để đạt được hiệu quả tránh thai tốt nhất của thuốc ngừa thai khẩn cấp :

  • Sau quan hệ, hãy uống thuốc tránh thai càng sớm càng tốt, càng về sau thì hiệu quả sẽ giảm dần.
  • Không nên uống loại thuốc này quá 2 lần/ tháng vì dễ gây “lờn thuốc” ảnh hưởng đến việc sinh con sau này.
  • Khám phụ khoa định kỳ, sữ dụng các biện pháp tránh thai an toàn là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe sinh sản bản thân

Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.