Hiệu quả của thuốc tránh thai đã được khẳng định từ rất lâu, tuy nhiên việc uống thuốc tránh thai vẫn có thai vẫn hoàn toàn có thể xảy ra vì một số lí do nhất định. Vậy uống thuốc tránh thai vẫn có thai có ảnh hưởng gì không? Liệu uống thuốc tránh thai có thai không? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
- 1 Tổng quan
- 2 Thuốc tránh thai có hiệu quả như thế nào?
- 3 Bác sĩ tư vấn uống thuốc tránh thai đúng cách
- 4 5 lý do vì sao uống thuốc tránh thai vẫn có thai
- 5 Một số mẹo để hạn chế việc uống thuốc tránh thai vẫn có thai
- 6 Dấu hiệu sớm gợi ý bạn đã mang thai ngoài ý muốn
- 7 Một số câu hỏi thường gặp khi uống thuốc tránh thai
Tổng quan
Thuốc tránh thai là một biện pháp ngừa thai hiệu quả và phổ biến. Tuy nhiên, một số nguyên nhân như bỏ uống thuốc một ngày do quên, nôn ói khi uống thuốc và cùng sử dụng đồng thời một số loại thuốc điều trị bệnh khác có thể khiến hiệu quả của thuốc tránh thai giảm xuống và tăng nguy cơ mang thai ngoài ý muốn hơn.
Trong bài viết này, Docosan sẽ trình bày thuốc tránh thai có hiệu quả như thế nào và một số lý do cơ bản tại sao uống thuốc tránh thai vẫn có thai. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ đưa ra một vài lời khuyên về cách hạn chế khả năng thất bại của thuốc tránh thai và chỉ ra một số triệu chứng sớm gợi ý bạn đã mang thai ngoài ý muốn.
Thuốc tránh thai có hiệu quả như thế nào?
Viên tránh thai kết hợp có chứa nội tiết tố ức chế quá trình rụng trứng, nhằm không cho trứng gặp tinh trùng để thụ tinh. Một loại khác, với hàm lượng nội tiết tố ít hơn, có tác dụng làm cô đặc lại chất nhầy cổ tử cung và teo mỏng niêm mạc tử cung, hạn chế việc tinh trùng gặp trứng cũng như khả năng làm tổ trong tử cung.
Vậy uống thuốc tránh thai vẫn có thai không? Nếu uống thuốc tránh thai đều đặn và không quên bất cứ ngày nào trong suốt giai đoạn thì mới đảm bảo hiệu quả của thuốc. Theo một số nghiên cứu, thuốc tránh thai thực sự có hiệu quả 99,7% với những người tuân thủ đúng quá trình uống thuốc.
Điều đó có nghĩa là mặt dù cực kì hiếm, vẫn có khả năng một vài chị em phụ nữ đã uống thuốc tránh thai vẫn có thai. Trao đổi với bác sĩ để biết thêm thông tin trước khi sử dụng
Bác sĩ tư vấn uống thuốc tránh thai đúng cách
- Phòng khám Liên kết Docosan: Hiện đang hợp tác với bác sĩ Trần Diễm Hương. Bác sĩ Hương có kinh nghiệm trong điều trị bệnh lý Sản phụ khoa, tham vấn và tư vấn các bệnh lây qua đường tình dục, hướng dẫn các biện pháp tránh thai an toàn và tư vấn nội tiết tố nữ. Hiện tại bác sĩ có các dịch vụ online về khám và tư vấn phụ khoa.
- Phòng khám Chuyên khoa Phụ sản Hoa Sen – Lotus Ob-Gyn Clinic: Là phòng khám tư nhân có quy mô hoạt động lớn chuyên tiếp nhận các trường hợp khám chữa bệnh cho chị em phụ nữ. Trải qua nhiều năm đi vào hoạt động, phòng khám đã được đông đảo bệnh nhân Quận 7 và khu vực lân cận tìm đến và tin tưởng gửi gắm sức khỏe.
- Phòng khám Đa khoa Nhân Hậu: Đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp có chứng chỉ hành nghề và nhiều năm kinh nghiệm, chuyên môn cao, tận tâm, tận lực. Đội ngũ nhân viên phòng khám luôn lắng nghe, thấu hiểu khách hàng và tư vấn tận tình. Hệ thống trang thiết bị ngoại nhập đồng bộ, hiện đại đảm bảo, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian chờ đợi, tránh tối đa việc sai sót trong khâu trả kết quả cho khách hàng.
- Hệ thống Phòng khám Chuyên khoa Phụ sản 315: Đội ngũ y bác sĩ Sản Phụ khoa giàu kinh nghiệm và đang trực tiếp khám, chữa bệnh tại các bệnh viện Từ Dũ, Hùng Vương. Các bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám, giải thích cặn kẽ kết quả xét nghiệm, chẩn đoán và có những hỗ trợ, chăm sóc y học cần thiết cho sự phát triển của thai kỳ cũng như các vấn đề về phụ khoa.
- Phòng khám Đa khoa Vigor: Nằm trong top 6 phòng khám đạt chuẩn chất lượng trong đợt kiểm tra năm 2019 của Sở Y tế TPHCM, Phòng khám Vigor Health với hơn 14 năm hoạt động trong lĩnh vực khám chữa bệnh đã tạo được uy tín, sự tin tưởng đến khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước.
5 lý do vì sao uống thuốc tránh thai vẫn có thai
Mặc dù thuốc tránh thai đã được chứng minh là có hiệu quả từ rất lâu, nhưng một số trường hợp nhất định sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của nó và đôi khi dẫn đến mang thai ngoài ý muốn nếu người đó chỉ sử dụng đơn độc 1 biện pháp tránh thai. Bao gồm các:
Quên 1 ngày
Nhà sản xuất hướng dẫn mọi người uống hàng ngày để thuốc có hiệu quả nhất vì bản chất nó được sản xuất với tác dụng trong vòng 1 ngày. Vì thế khả năng có thai ngay sau khi ngừng uống thuốc tránh thai là rất hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra. Nguyên nhân là khi bỏ 1 ngày không dùng thuốc, lượng hormone có thể không đảm bảo ở mức phù hợp để có khả năng ngừa thai.
Nếu việc dùng thuốc mỗi ngày trở nên phiền toái và khó duy trì, bạn có thể lựa chọn các phương pháp ngừa thai khác. Bác sĩ có thể tư vấn về các phương pháp tránh thai khác phù hợp hơn với bạn.
Nôn ói
Việc trớ, buồn nôn có thể xảy ra với một vài người khi uống hầu hết các loại thuốc viên. Khi nôn ói, có khả năng cao viên thuốc tránh thai bạn vừa uống sẽ bị tống ra ngoài hoặc bạn sẽ không hấp thụ hoàn toàn hàm lượng của nó vào cơ thể.
Bất kỳ ai bị nôn ngay sau khi dùng thuốc viên tránh thai nên uống thêm một viên khác ngay sau đó và hôm sau tiếp tục uống thuốc như thông thường.
Uống vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày
Ngoài việc duy trì đều đặn mỗi ngày, chị em cũng nên uống thuốc tránh thai vào cùng 1 thời điểm duy nhất mỗi ngày. Việc đó có thể đảm bảo duy trì nồng độ hormone 1 cách ổn định hơn.
Nên uống thuốc trong cùng một khoảng thời gian 3 giờ hàng ngày (ví dụ như trong khoảng 7h – 10h sáng mỗi ngày). Trường hợp lỡ quan hệ tình dục nên sử dụng phương pháp ngừa thai bổ sung trong 2 ngày sau đó hoặc kiêng quan hệ.
Mẹo cho chị em là chúng ta có thể lựa chọn một thời điểm phù hợp với lịch làm việc của mình và đặt báo thức hàng ngày để nhắc nhở việc uống thuốc đúng lúc.
Không bắt đầu một vỉ thuốc mới ngay lập tức
Việc bắt đầu một vỉ thuốc mới ngày sau khi uống hết vỉ thuốc tránh thai trước đó là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, có thể một số chị em bận rộn chưa kịp mua vỉ thuốc mới, hoặc không dự phòng vỉ thuốc mới trước đó. Bỏ lỡ một vài ngày giữa 2 vỉ thuốc cũng khiến cho việc tránh thai trở nên kém hiệu quả hơn.
Nghiên cứu cho rằng, trong vòng liên tục 7 ngày kể từ khi uống viên thuốc đầu tiên, ai cũng nên sử dụng thêm một phương pháp tránh thai dự phòng hoặc kiêng quan hệ tình dục cho đến sau khi uống thuốc liên tục 1 tuần để đảm bảo thuốc đã đủ tác dụng tránh thai.
Tương tác với các loại thuốc khác
Một số loại thuốc có ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc tránh thai như các loại kháng sinh (rifampicin), thuốc kháng nấm (griseofulvin).
Nên sử dụng thêm một phương pháp tránh thai dự phòng nếu bạn đang trong hoàn cảnh bắt buộc phải dùng các loại thuốc này và kéo dài thêm 48 giờ sau khi ngưng những loại thuốc đó.
Các loại thuốc điều trị bệnh mạn tính hoặc các thực phẩm bổ sung khác cũng có thể ảnh hưởng hiệu quả của thuốc tránh thai, ví dụ như:
- Thuốc động kinh (carbamazepine, phenobarbital và phenytoin)
- Thuốc kháng vi rút trong điều trị bệnh HIV
- Bất cứ loại thảo dược, đông y nào khác
Trao đổi với bác sĩ nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc khác
Xem thêm:
- Hiểu lầm về tránh thai
- Tháo vòng tránh thai
- Thuốc tránh thai 1 tháng 1 viên
- Thuốc tránh thai khẩn cấp
Một số mẹo để hạn chế việc uống thuốc tránh thai vẫn có thai
Thuốc tránh thai sẽ hiệu quả nếu uống đúng thời điểm và không bỏ sót bất cứ ngày nào trong liệu trình. Những mẹo sau đây có thể giúp bạn tránh việc có thai ngoài ý muốn khi đã và đang dùng thuốc tránh thai:
- Đọc kỹ bao bì và tờ giấy hướng dẫn sử dụng thuốc
- Uống thuốc đều đặn vào cùng một thời điểm hàng ngày (có thể dao động trong khoảng 3 giờ đồng hồ)
- Sử dụng các ứng dụng theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và nhắc nhở uống thuốc đúng giờ.
- Luôn chuẩn bị sẵn một vỉ thuốc mới tổi thiểu 1 tuần trước khi dùng hết vỉ thuốc hiện tại của bạn.
- Nếu lỡ quên uống thuốc tránh thai, hãy uống lại càng sớm càng tốt và không quá một viên mỗi ngày.
- Sử dụng thêm các biện pháp tránh thai dự phòng như bao cao su, trong các trường hợp đặc biệt như quên uống thuốc tránh thai hàng ngày trong vòng 1 hay 2 ngày liên tiếp.
Nếu bạn không thể đảm bảo việc uống thuốc đều đặn, nên trình bày với bác sĩ sản phụ khoa. Họ sẽ giúp bạn đưa ra một số lựa chọn tránh thai khác mà không cần áp dụng hàng ngày, chẳng hạn như đặt vòng tránh thai hoặc đơn giản là sử dụng bao cao su.
Dấu hiệu sớm gợi ý bạn đã mang thai ngoài ý muốn
Nếu hiện tại bạn đang lo lắng về liệu biện pháp tránh thai mình đang áp dụng có còn hiệu quả hay không, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ. Tuy nhiên, một số dấu hiệu sớm gợi ý đã có thai sau đây có thể hữu ích cho bạn:
- Bụng to ra: Thông thường chướng bụng là một triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt, tuy nhiên bạn nên nghi ngờ vì nó cũng có thể là một dấu hiệu sớm của việc mang thai.
- Căng tức vú: Nồng độ nội tiết tố nữ (estrogene & progesterone) tăng lên có thể gây căng tức vú của bạn trong thời kỳ đầu mang thai. Một người cũng có thể gặp các triệu chứng khác như nặng, cảm giác căng tức ngực, ngứa râm ran.
- Đốm máu li ti: Chảy một ít máu hoặc rong huyết có thể xảy ra khi trứng đã làm tổ ở niêm mạc tử cung. Nếu chảy máu âm đạo ngoài chu kỳ kinh nguyệt bình thường, đây cũng có thể là một triệu chứng sớm gợi ý có thai.
- Mệt mỏi không rõ nguyên nhân: Sự thay đổi hormone trong cơ thể khi có thai cũng có thể khiến phụ nữ cảm thấy mệt mỏi, uể oải dù đang nghỉ ngơi.
- Tiểu nhiều hơn: Vấn đề thay đổi về nội tiết tố cũng có thể ảnh hưởng lên hệ tiết niệu, làm tăng số lần đi tiểu của chị em trong giai đoạn đầu mang thai.
Nếu nghi ngờ mình đã mang thai ngoài ý muốn, bạn hoàn toàn có thể muốn thử thai tại nhà. Xét nghiệm này nhạy với nồng độ hormone HCG tiết ra khi đã có thai và rất hữu ích trong việc phát hiện mang thai trong giai đoạn sớm.
Tuy nhiên, việc thử thai tại nhà vẫn có thể không đáng tin cậy do được thực hiện quá sớm hoặc không đúng quy trình. Để có kết quả chính xác nhất, chị em phụ nữ nên làm xét nghiệm trong vòng 1 đến 2 tuần kể từ sau lần trễ kinh đầu tiên.
Một số câu hỏi thường gặp khi uống thuốc tránh thai
Dấu hiệu uống thuốc tránh thai khẩn cấp thành công?
Dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy bạn tránh thai thành công với thuốc là xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt sau muộn nhất là 4 tuần. Nếu sau khi dùng thuốc 4 tuần mà chu kỳ kinh nguyệt chưa xuất hiện thì vẫn có khả năng có thai.
Uống thuốc tránh thai khẩn cấp có hại không?
Khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp trong thời gian hoặc quá liều dùng sẽ là tăng nguy cơ làm teo niêm mạc tử cung, sảy thai, vô sinh,… Do đó, chị em chỉ nên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp trong trường hợp “bất khả kháng” và không lạm dụng như một phương pháp tránh thai an toàn.
Uống thuốc tránh thai có được xuất vào trong không?
Thuốc tránh thai có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng, làm dày lớp màng nhầy cổ tử cung, ngăn cản tinh trùng bơi về phía tử cung để thụ tinh, và làm biến đổi thành tử cung không thích hợp cho trứng làm tổ. Do đó, nếu uống thuốc tránh thai đúng cách, thì khả năng mang thai là rất thấp, kể cả khi xuất tinh vào trong.
Có thai 1 tuần uống thuốc tránh thai được không?
Nếu uống thuốc tránh thai khi mang thai thì bạn vẫn có thể yên tâm dưỡng thai. Hiện nay, chưa có bằng chứng về việc thuốc tránh thai hàng ngày gây dị tật thai nhi, bé vẫn có thể phát triển và đẻ ra bình thường. Trong trường hợp bạn đang có thai và tình trạng vẫn ổn, bạn có thể giữ thai.
Mặc dù đã từ lâu thuốc tránh thai được chứng minh là rất hiệu quả, đôi khi uống thuốc tránh thai vẫn có thai là do một số lí do nhất định đã được đề cập ở trên. Bất kỳ lo lắng gì về hiệu quả hoặc sự bất tiện của việc uống thuốc tránh thai nên được trình bày rõ với bác sĩ.
Và nên nhớ rằng nếu lỡ quên uống thuốc 1 hoặc 2 ngày, nên sử dụng thêm một phương pháp tránh thai dự phòng khác liên tục trong ít nhất 7 ngày kể từ khi tiếp tục uống lại viên thuốc đó.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu uống thuốc tránh thai hàng ngày có thai không? và 5 lý do mà chị em cần biết tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.
Nguồn tham khảo: medicalnewstoday.com