Bài viết được tham khảo từ các Bác sĩ Sản khoa Trần Thiện Vĩnh Quân và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com
Viêm âm đạo (hay viêm vùng kín) là căn bệnh phụ khoa phổ biến ở nữ giới. Bệnh tuy không gây nguy hiểm nhưng có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, khiến bạn cảm thấy không thoải mái và thiếu tự tin. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin quan trọng cho bạn đọc về căn bệnh phụ khoa viêm nhiễm âm đạo ở nữ giới.
Tóm tắt nội dung
Viêm âm đạo là gì?
Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm, có thể tiết dịch, ngứa và đau. Nguyên nhân thường là do sự thay đổi mất cân bằng của vi khuẩn âm đạo hoặc nhiễm trùng. Nồng độ estrogen giảm sau khi mãn kinh và một số rối loạn về da cũng có thể gây ra viêm âm đạo.
Các loại viêm âm đạo
Các loại viêm âm đạo phổ biến nhất là:
- Viêm âm đạo do vi khuẩn là kết quả của sự thay đổi những vi khuẩn bình thường có trong âm đạo thành sự phát triển quá mức của các vi sinh vật khác.
- Nhiễm trùng nấm men thường do một loại nấm tự nhiên có tên là Candida albicans gây ra.
- Nhiễm trùng roi trichomonas do một loại ký sinh trùng gây ra và thường lây truyền khi quan hệ tình dục.
Việc điều trị viêm đạo tùy thuộc vào loại viêm âm đạo mà bạn mắc phải.
Các triệu chứng của viêm âm đạo
Các dấu hiệu và triệu chứng viêm âm đạo có thể bao gồm:
- Thay đổi màu sắc, mùi hoặc lượng dịch tiết ra từ âm đạo.
- Ngứa hoặc kích ứng âm đạo.
- Đau khi quan hệ tình dục.
- Đi tiểu đau.
- Chảy máu âm đạo nhẹ hoặc lốm đốm.
Nếu bạn bị tiết dịch âm đạo khác thường, đặc điểm của dịch tiết đó có thể chỉ ra loại viêm âm đạo mà bạn mắc phải. Ví dụ:
- Viêm âm đạo do vi khuẩn. Bạn có thể tiết dịch màu trắng xám, có mùi hôi (thường được mô tả là mùi tanh) và thường rõ ràng hơn sau khi quan hệ tình dục.
- Nhiễm trùng nấm men. Triệu chứng chính là ngứa, nhưng bạn có thể tiết dịch màu trắng, đặc giống như pho mát.
- Nhiễm trùng roi trichomonas. Một bệnh nhiễm trùng gọi là trichomonas có thể gây ra dịch màu vàng xanh, đôi khi có bọt.
Nguyên nhân gây ra viêm âm đạo
Nguyên nhân dẫn đến viêm âm đạo phụ thuộc vào loại viêm âm đạo mà bạn mắc phải:
Viêm âm đạo do vi khuẩn. Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm âm đạo là do sự thay đổi của vi khuẩn bình thường có trong âm đạo của bạn khi một trong số các sinh vật khác phát triển quá mức. Thông thường, vi khuẩn thường được tìm thấy trong âm đạo là lactobacilli sẽ nhiều hơn các vi khuẩn khác (vi khuẩn kỵ khí). Nếu vi khuẩn kỵ khí trở nên quá nhiều, chúng sẽ phá vỡ sự cân bằng, gây ra viêm âm đạo do vi khuẩn.
Loại viêm âm đạo này dường như có liên quan đến quan hệ tình dục (đặc biệt nếu bạn có nhiều bạn tình hoặc bạn tình mới), tuy nhiên viêm âm đạo do vi khuẩn cũng xảy ra ở những phụ nữ không hoạt động tình dục.
Nhiễm trùng nấm men. Hiện tượng này xảy ra khi có sự phát triển quá mức của một loại vi sinh vật nấm – thường là C. albicans – trong âm đạo của bạn. C. albicans cũng gây nhiễm trùng ở các vùng ẩm ướt khác của cơ thể, chẳng hạn như trong miệng, nếp gấp da và móng tay.
Nhiễm trùng roi trichomonas. Bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến này là do một loại ký sinh trùng – một tế bào cực nhỏ có tên là Trichomonas vaginalis – gây ra. Sinh vật này lây lan khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm trùng.
Ở nam giới, sinh vật này thường lây nhiễm qua đường tiết niệu, nhưng thường không gây ra triệu chứng. Ở phụ nữ, bệnh trichomonas thường lây nhiễm vào âm đạo và có thể gây ra các triệu chứng. Nó cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác của phụ nữ.
Viêm âm đạo không do nhiễm trùng. Thuốc xịt, thụt rửa âm đạo, xà phòng thơm, chất tẩy rửa có mùi thơm và các sản phẩm diệt tinh trùng có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc kích ứng các mô âm hộ và âm đạo. Các vật thể lạ, chẳng hạn như khăn giấy hoặc băng vệ sinh cũng có thể gây kích ứng các mô âm đạo.
Hội chứng sinh dục của thời kỳ mãn kinh (teo âm đạo). Nồng độ estrogen giảm sau khi mãn kinh hoặc phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng có thể khiến niêm mạc âm đạo mỏng đi, đôi khi dẫn đến kích ứng, nóng rát và khô âm đạo.
Các biến chứng của viêm âm đạo
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm âm đạo có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho người phụ nữ:
- Viêm nội mạc tử cung: Viêm âm đạo tái đi tái lại hoặc kéo dài có thể dẫn đến viêm nội mạc tử cung, gây đau âm đạo, sốt và đau vùng chậu, thậm chí có nguy cơ gây vô sinh, áp xe tử cung và sốc nhiễm trùng.
- Viêm nhiễm vùng chậu: Là một tình trạng viêm nhiễm vùng sinh dục phía trên: viêm vòi trứng, viêm tử cung, viêm buồng trứng v.v. gây đau lưng, đau bụng, mệt mỏi, sốt và khó chịu nhiều ngày.
- Biến chứng thai kì: Người mẹ đang mang thai mắc viêm âm đạo có thể dẫn đến viêm màng ối gây nguy hại cho bé như sinh thiếu tháng, nhẹ cân, hệ miễn dịch suy giảm, v.v. thậm chí hỏng thai. Viêm âm đạo cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu sản cho mẹ và biến chứng sau mổ.
- Ảnh hưởng đến khả năng mang thai: Viêm âm đạo khiến pH trong âm đạo thay đổi, làm cho tinh trùng khó khăn trong việc di chuyển dẫn đến giảm khả năng thụ thai ở phụ nữ.
- Mắc các bệnh truyền nhiễm: Nồng độ pH thay đổi cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc lây nhiễm các bệnh khác như lậu, giang mai, HIV v.v.
- Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống: Viêm âm đạo khiến chị em cảm thấy ngứa rát (đặc biệt mỗi khi quan hệ), ra nhiều khí hư, v.v.
Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Hãy liên hệ bác sĩ phụ khoa nếu bạn cảm thấy khó chịu bất thường ở âm đạo, đặc biệt là:
- Bạn có mùi âm đạo đặc biệt khó chịu, tiết dịch hoặc ngứa.
- Bạn có nhiều bạn tình hoặc có một đối tác mới gần đây. Một số bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục có các dấu hiệu và triệu chứng tương tự như nhiễm trùng nấm men hoặc viêm âm đạo do vi khuẩn.
- Bạn đã kết thúc một đợt điều trị bằng thuốc chống nấm men không kê đơn tuy nhiên các triệu chứng của bạn vẫn tiếp diễn.
- Bạn bị sốt, ớn lạnh hoặc đau vùng chậu.
Phòng ngừa viêm âm đạo
Vệ sinh cơ thể tốt có thể giúp bạn ngăn ngừa một số loại viêm âm đạo tái phát, đồng thời làm giảm các triệu chứng của viêm âm đạo:
- Tránh tắm bồn nước nóng và bồn tạo sóng.
- Tránh các chất gây kích ứng bao gồm băng vệ sinh, miếng đệm, thụt rửa và xà phòng thơm. Rửa sạch xà phòng ở vùng sinh dục ngoài sau khi tắm và lau khô vùng kín để tránh bị kích ứng. Không sử dụng xà phòng có tác dụng khử mùi hoặc kháng khuẩn, sữa tắm dạng bọt.
- Lau từ trước ra sau sau khi đi vệ sinh. Làm như vậy để tránh lây lan vi khuẩn trong phân vào âm đạo của bạn.
- Vùng kín của bạn không cần làm sạch ngoài việc tắm như bình thường. Việc thụt rửa nhiều lần sẽ phá vỡ các sinh vật bình thường cư trú trong âm đạo và thực sự có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo. Thụt rửa sẽ không làm sạch nhiễm trùng âm đạo.
- Sử dụng bao cao su (cả bao cao su latex dành cho nam và nữ) có thể giúp bạn tránh bị nhiễm trùng lây lan khi quan hệ tình dục.
- Bạn nên mặc đồ lót có đáy quần bằng vải cotton. Nếu bạn cảm thấy thoải mái, hãy bỏ qua việc mặc đồ lót khi đi ngủ. Nấm men phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt.
Mời bạn tham khảo sản phẩm Xét nghiệm nấm âm đạo – Savvycheck có tại Docosan
Bác sĩ tư vấn & điều trị viêm âm đạo
BS. Trần Thiện Vĩnh Quân là một vị bác sĩ phụ khoa kì cựu với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, chuyên về khám phụ khoa định kỳ, viêm nhiễm như âm đạo, cổ tử cung, kiểm soát ung thư cổ tử cung, v.v.
BSCKI. Thái Kim Ngân tốt nghiệp trường Đại học Y dược Hà Nội đã có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị các vấn đề về Sản phụ khoa.
BS. Phí Thị Tuyết Nga là bác sĩ phụ trách Phòng khám Chuyên khoa Phụ sản Hoa sen và đã có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, từng tu nghiệp tại Mỹ.
Viêm âm đạo là một căn bệnh phụ khoa phổ biến ở nữ giới, gây ra nhiều khó chịu và bất tiện nếu không được điều trị đúng cách. Để có được chẩn đoán chính xác nhất cũng như tìm ra phương hướng xử lí phù hợp, chị em phụ nữ nên liên hệ với các bác sĩ phụ khoa khi có những triệu chứng bất thường đối với vùng kín.
Docosan là nền tảng đặt lịch hẹn khám bệnh với các bác sĩ và phòng khám đầu ngành tại Việt Nam.
Nguồn tham khảo: mayoclinic