Viêm tuyến vú: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm tuyến vú là tình trạng viêm vú có thể dẫn đến nhiễm trùng. Và những người đang cho con bú có khả năng bị viêm tuyến vú hơn cả. Các triệu chứng như vú đỏ, sưng, đau nhói và có những triệu chứng rất giống như bị cúm nên rất dễ làm chị em nhầm lẫn bệnh. Hãy cùng Docosan tìm hiểu về căn bệnh này trong bài viết sau đây nhé!

Viêm tuyến vú là gì?

Viêm tuyến vú hay Viêm tuyến sữa là một bệnh viêm nhiễm phổ biến ở phụ nữ sau sinh đẻ, tình trạng này xảy ra tại một hay nhiều ống dẫn sữa nằm trong mô tuyến vú.Bệnh cảnh xảy ra ở 33,3% các bà mẹ đang cho con bú và có thể gây nguy hiểm nếu chậm trễ việc chẩn đoán và điều trị. 

Bất ký ai cũng có thể bị viêm tuyến vú. Nó phổ biến nhất ở phụ nữ và phụ nữ sau khi sinh và cho con bú 3 tháng đầu. Kể cả đàn ông cũng có thể mắc viêm tuyến vú ở nam giới nhưng trường hợp này khá hiếm.

Nguyên nhân của viêm tuyến vú

Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm vú là do tăng tiết sữa hoặc thừa sữa. Việc cung cấp quá nhiều sữa này khiến ống dẫn sữa của bạn bị thu hẹp do các mô xung quanh gây áp lực lên ống dẫn sữa. Điều này dẫn đến tình trạng căng tức, tức là ngực của bạn cực kỳ đầy đặn và sưng tấy. Điều này được gọi là viêm vú. Các nguyên nhân cụ thể có thể phân loại như sau:

Không do nhiễm khuẩn 

    • Tư thế cho con bú không đúng kỹ thuật;
    • Tắc ống dẫn sữa làm mô tuyến vú ứ đọng là môi trường tốt cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển;
    • Chăm sóc, vệ sinh núm vú kém tạo đường vào cho vi khuẩn;
    • Phụ nữ sau sinh đẻ không cho con bú và không ép sữa ra ngoài;
    • Mặc áo ngực quá nhỏ so với kích thước vú dẫn đến bó chặt hai vú;
    • Sử dụng thuốc nội tiết tố: Estrogen, Progesterone không hợp lý dẫn đến tăng kích thích mô tuyến vú tiết sữa quá nhiều. 

    Trong nhóm này các nguyên nhân sẽ dẫn đến sữa bị mắc kẹt làm căng giãn quá mức các ống dẫn sữa . Hậu quả là gây viêm nhiễm Tiểu thùy tuyến vú – đơn vị cấu tạo của mô vú người phụ nữ.

    Viêm tuyến vú
    Tư thế cho con bú không đúng kỹ thuật có thể là nguyên nhân của Viêm tuyến vú

    Do nhiễm khuẩn

    Vi khuẩn Gram dương là tác nhân chính xâm nhập và gây Viêm tuyến vú, trong đó chủ yếu nhất là Staphylococcus aureus – Tụ cầu vàng. Cấu tạo của tuyến sữa đi từ các tận tiểu thùy, nơi chế tiết sữa đến những ống dẫn sữa nhánh và một ống dẫn sữa chính đi ra ngoài qua các lỗ đổ ở núm vú.

    Chính các vết nứt trên núm vú và lỗ đổ của ống dẫn sữa chính là “cánh cửa” vào của vi khuẩn gây viêm tuyến vú. Đặc biệt khi bà mẹ cho con bú, vi khuẩn thường trú trong mũi và miệng của bé sẽ có nhiều cơ hội xâm nhập vào sâu tuyến vú thông qua ống dẫn sữa.

    Đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh là các phụ nữ có núm vú bị nứt do bé cắn, khoang miệng của bé không vệ sinh tốt chứa nhiều vi khuẩn thường trú, bị đái tháo đường thai kỳ, sức đề kháng kém … 

    Biểu hiện viêm tuyến vú mà bạn cần đến gặp bác sĩ

    Khi tuyến vú bị viêm, nghĩa là sẽ có hiện tượng sưng và đau khi chạm hay ấn vào. Các biểu hiện cũng có thể xuất hiện một cách đột ngột. Một số biểu hiện có thể thấy:

    • Đau nhức vú tăng dần;
    • Đau nhói khi chạm tay vào;
    • Cảm thấy căng tức một hay cả hai bên vú gây khó chịu;
    • Sưng núm vú hay sưng cả vú kèm nóng rát, đỏ da vùng vú;
    • Biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau tăng nhiều lên khi cho con bú;
    • Dấu hiệu nặng như: sốt lạnh run, mệt mỏi, ăn uống kém;…

    Tuy nhiên, tình trạng căng sữa thường xảy ra nhất trong những ngày đầu sau khi sinh con. Nhưng nếu bạn cảm thấy lo lắng hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ.

    Khi các triệu chứng của bạn không thuyên giảm sau 12 đến 24 giờ khi khi tự điều trị tại nhà, hay các triệu chứng không giảm đi sau 48 giờ sau khi dùng thuốc, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và có hướng điều trị phù hợp.

      Viêm tuyến vú
      Căng tức và đau nhức là biểu hiện thường gặp của Viêm tuyến vú

      Các biến chứng của viêm tuyến vú

      Nếu viêm tuyến vú không được điều trị hợp lý, nhiễm trùng vú như viêm vú có thể dẫn đến abces vú. Loại abces này có thể cần đến phẫu thuật để loại bỏ. Các bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu hay sử dụng một cây kim nhỏ để dẫn lưu mủ ra khỏi cơ thể.

      Viêm tuyến vú khác với tắc ống dẫn sữa. Ống dẫn “bị tắc” hoặc “bị tắc” là những vùng bị viêm hoặc tắc nghẽn xung quanh ống dẫn, gây chèn ép ống dẫn sữa, khiến sữa khó thoát ra hoặc chảy ra hơn. Khi tình trạng viêm không được điều trị đúng cách, nó có thể dẫn đến viêm vú.

      Các yếu tố nguy cơ có thể gây viêm tuyến vú bao gồm:

      • Bị viêm tuyến vú trước đó khi cho cho con bú
      • Núm vú bị đau hoặc bị nút, mặc dù viêm vú có thể phát triển mà không bị vỡ da;
      • Mặc áo ngực bó sát hoặc gây áp lực lên ngực khi thắt dây an toàn hoặc mang túi nặng, điều này có thể làm hạn chế dòng sữa của người mẹ;
      • Kỹ thuật chăm sóc chưa tốt có thể gây tái nhiễm;
      • Ăn uống không đủ, dinh dưỡng kém
      • Sử dụng các chất kích thích như hút thuốc,…

      Biện pháp chẩn đoán bệnh viêm tuyến vú 

      Hiện nay chẩn đoán bệnh này chủ yếu dựa vào triệu chứng của người phụ nữ đi khám và đánh giá của bác sĩ qua thăm khám lâm sàng. Các xét nghiệm có thể hỗ trợ chẩn đoán như: Công thức máu tìm dấu chỉ điểm của nhiễm trùng.

      Bệnh cảnh của Viêm tuyến vú rất đặc hiệu nên việc chẩn đoán xác định sẽ ít khi nhầm lẫn với với các bệnh khác. Tuy nhiên tại mô tuyến vú có thể xảy ra nhiều loại bệnh khác nhau từ lành tính đến ác tính, trong đó Ung thư vú dạng viêm là chẩn đoán phân biệt hàng đầu với bệnh Viêm tuyến vú cần được các bác sĩ xác định qua tiền căn di truyền và làm xét nghiệm đặc hiệu cao.

      Nếu bạn không cho con bú có thể thực hiện xét nghiệm như chụp quang tuyến vú hoặc siêu âm vú để loại trừ ung thư vú và tình trạng vú nghiêm trọng khác.

      Viêm tuyến vú
      Hiện nay chẩn đoán bệnh này chủ yếu dựa vào triệu chứng của người phụ nữ đi khám và đánh giá của bác sĩ qua thăm khám lâm sàng.

      Viêm tuyến vú có nguy hiểm không?

      Phụ nữ đang cho con bú có thể bị Viêm tuyến sữa ở một hay cả hai bên vú, thông thường sẽ xảy ra một bên vú, bên còn lại bình thường.  Bệnh sẽ gây ảnh hưởng khó chịu cho người phụ nữ, có thể dẫn đến vú bên đó sưng to, đau đớn và bị nứt hay loét cả một vùng da vú và viêm xơ vú tạo sẹo không thể phục hồi.

      Nếu không được điều trị kịp thời thì quá trình viêm sẽ tiến triển nặng gây phá hủy mô tuyến vú và xâm nhập vi khuẩn vào máu; hoặc viêm trở nên mạn tính là tiền đề cho Áp xe vú, viêm xơ tuyến vú và Ung thư hóa mô tuyến vú. Đối với bé sẽ không có nguồn sữa mẹ an toàn và hệ lụy có thể là chậm tăng trưởng thể trạng và tâm thần – vận động.

      Cách chữa trị Viêm tuyến vú hiện nay

      Việc điều trị viêm tuyến vú sau sinh ở nữ giới hay viêm tuyến vú ở nam giới bao gồm giảm viêm , giảm đau và ngăn ngừa nhiễm trùng xảy ra. Điều quan trọng trong việc quyết định điều trị như thế nào thì người bệnh cần cung cấp đầy đủ thông tin về bệnh viêm tuyến vú của mình, nhằm đưa ra hướng điều trị phù hợp.

      Việc điều trị bao gồm:

      • Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm
      • Chườm đá: Sử dụng túi nước đá hoặc túi rau đông lạnh để giảm sưng khi nằm ngửa để vết sưng tấy chảy vào các hạch bạch huyết. Bạn không nên chườm nóng.
      • Mặc áo ngực hỗ trợ: Áo ngực có tác dụng hỗ trợ không bó sát cơ thể và không gây thêm áp lực lên ngực bạn.
      • Dẫn lưu bạch huyết: Nó làm giảm sưng bằng cách di chuyển chất lỏng. Đây không phải là áp lực mạnh như massage.

      Tuy nhiên không nên xoa bóp quá nhiều, không nên ngâm vú của bạn trong bất cứ dung dịch nào không rõ hoạt chất hay không sạch, không nên bôi dầu hay kem tự mua bôi lên ngực, không vắt sữa theo nhu cầu của trẻ, ngưng cho con bú đột ngôt, điều này có thể làm cho tình trạng nhiễm trùng trở nên nặng hơn.

      Đối với viêm tuyến vú do vi khuẩn, cần dùng thêm thuốc kháng sinh để loại bỏ sự nhiễm trùng do sự tích tụ của vi khuẩn trong ống dẫn sữa của bạn.

      Nhiễm trùng có thể sẽ khỏi sau 9-10 ngày sau khi sử dụng thuốc, nhưng bạn sẽ cảm thấy tốt hơn sau 48-72 giờ sau khi dùng thuốc. Sau khoảng thời gian này mà tình trạng không thuyên giảm và còn nặng hơn hay cơ thể xuất hiện thêm phản ứng lạ khác thì cần dừng thuốc và liên hệ lại với trung tâm y tế hay bác sĩ điều trị của bạn.

      Đôi khi người bệnh không cần dùng thuốc khi bệnh tình được bác sĩ đánh giá là còn nhẹ chưa có ảnh hưởng nhiều.  Khi đó phụ nữ cho con bú cần tuân thủ chăm sóc vệ sinh và kỹ thuật cho con bú tốt để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.

      Sau khi điều trị viêm tuyến vú, nếu tác nhân gây bệnh vẫn lặp lại thì bạn vẫn có khả năng tái tiêm tuyến vú thêm nhiều lần nữa. Điều này sẽ rất tốn kém và ảnh hưởng không tốt đối với người mắc bệnh.

      Viêm tuyến vú có làm tăng nguy có ung thư vú không?

      Tuy các triệu chứng của viêm vú cũng tương tự như các triệu chứng ung thư vú nhưng viêm tuyến vú không làm tăng nguy có ung thư vú. Các triệu chứng của ung thư vú có thể là lúm đồng tiền và phát ban ở vú có kết cấu giống vỏ cam. Giống với viêm tuyến vú, ung thư vú có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên vú, có thể bị đỏ hoặc sưng lên. 

      Ung thư vú dạng viêm thường không gây ra các khối u ở vú, đây là một loại ung thư nguy hiểm. Bệnh này đòi hỏi phải phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Ngay khi bạn thấy bất kỳ dấu hiệu nào thay đổi ở vú hãy liên hệ với bác sĩ ngay.

      Viêm tuyến vú
      Phụ nữ cho con bú cần tuân thủ chăm sóc vệ sinh tốt cho ngực để Điều trị bệnh hiệu quả

      Phòng ngừa viêm tuyến vú

      Để mối quan hệ nuôi con bằng sữa mẹ của bạn với trẻ sơ sinh có khởi đầu tốt nhất – và tránh các biến chứng như viêm vú – hãy cân nhắc việc gặp chuyên gia tư vấn về việc cho con bú. Chuyên gia tư vấn về nuôi con bằng sữa mẹ có thể cho bạn những lời khuyên và lời khuyên vô giá về kỹ thuật cho con bú thích hợp.

      Giảm thiểu nguy cơ bị viêm vú bằng cách làm theo những lời khuyên sau:

      • Hút hết sữa ra khỏi ngực trong khi cho con bú.
      • Cho phép bé bú hết một bên vú trước khi chuyển sang bên kia trong khi bú.
      • Thay đổi tư thế cho con bú từ lần bú này sang lần bú tiếp theo.
      • Hãy chắc chắn rằng em bé của bạn ngậm đúng cách trong khi bú.
      • Nếu bạn hút thuốc, hãy hỏi bác sĩ về việc cai thuốc lá.

      Viêm tuyến vú là bệnh thường gặp của phụ nữ sau sinh đẻ đang cho con bú, bệnh có thể từ nhẹ đến nặng tùy nguyên nhân. Việc cần làm là phải đến gặp Bác sĩ chuyên khoa sản càng sớm càng tốt để chữa trị khi có biểu hiện bệnh, từ đó đem đến sức khỏe tốt cho cả mẹ và bé.

       Câu hỏi thường gặp:

      Viêm tuyến vú có cho con bú được không?

      Bạn vẫn có thể tiếp tục cho con bú. Bạn không thể truyền bệnh nhiễm trùng vú sang con qua sữa mẹ. Trên thực tế, sữa mẹ có đặc tính kháng khuẩn giúp bé chống lại nhiễm trùng. Thuốc kháng sinh mà bác sĩ kê toa cho bệnh viêm vú thường an toàn cho con bạn.
      Có thể bạn sẽ thấy khó chịu khi cho con bú khi bị viêm vú, nhưng bạn nên tiếp tục làm như vậy.

      Viêm tuyến vú bao lâu thì khỏi

      Viêm tuyến vú có thể thuyên giảm hoàn toàn từ 10 đến 14 ngày. Khi được điều trị đúng cách, các triệu chứng sẽ được cải thiện đáng kể trong vòng 24 đến 72 giờ.


      Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu Viêm tuyến vú: nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.

      Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.