Tổng quan về xét nghiệm FSH (Follicle Stimulating Hormone)

FSH là một loại hormone quan trọng có ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục và quá trình sinh sản của người phụ nữ. Xét nghiệm FSH được sử dụng trong chẩn đoán tình trạng giảm chức năng tuyến sinh dục, vô sinh ở nữ, rối loạn kinh nguyệt, dậy thì sớm hoặc muộn và mãn kinh. Để hiểu rõ hơn về loại xét nghiệm này, mời bạn đọc cùng Docosan tìm hiểu bài viết dưới đây.

Xét nghiệm FSH là gì?

Xét nghiệm FSH được thực hiện nhằm kiểm tra lượng “FSH” (hormone kích thích nang trứng) có trong máu hoặc nước tiểu của bạn. Để chẩn đoán chính xác một tình trạng bệnh lý, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm máu nội tiết tố khác bên cạnh xét nghiệm FSH.

Hormone là một chất hóa học mà cơ thể tạo ra để kiểm soát một cơ quan hoặc một số chức năng mà cơ thể thực hiện. Trong đó, FSH là một trong những hormone tham gia vào quá trình sinh sản. Tuyến yên (nằm ngay dưới não) tạo ra FSH và giải phóng vào máu.

Cả nam giới và phụ nữ đều tạo ra loại hormone này. FSH giúp phụ nữ giải phóng trứng và sẵn sàng cho quá trình thụ tinh. Nếu không có đủ hoặc có quá nhiều loại hormone này có thể khiến người phụ nữ khó mang thai hơn.

xét nghiệm fsh
Tìm hiểu xét nghiệm FSH là gì cùng Docosan

Tại sao nên xét nghiệm FSH?

Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm FSH vì những lý do sau:

  • Bạn gặp các vấn đề khi mang thai.
  • Kinh nguyệt không đều. Đối với phụ nữ, kinh nguyệt của bạn đã ngừng hoặc không có kinh khi tới kỳ.
  • Thời kỳ mãn kinh. Xét nghiệm FSH có thể giúp chẩn đoán khi nào phụ nữ ngừng kinh tự nhiên, thường xảy ra sau 45 tuổi.
  • Dậy thì sớm hoặc muộn. Đối với những trẻ bắt đầu dậy thì sớm hơn hoặc muộn hơn bình thường, xét nghiệm hormone là một cách để biết liệu có vấn đề liên quan đến vùng dưới đồi (vùng não kiểm soát tuyến yên), tuyến yên, buồng trứng hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
  • Rối loạn tuyến yên hoặc vùng dưới đồi. Các vấn đề này có thể ảnh hưởng đến lượng FSH được tạo ra trong cơ thể bạn, gây ra các triệu chứng khác bao gồm mệt mỏi, sụt cân và giảm cảm giác thèm ăn.
xét nghiệm fsh
Tại sao nên xét nghiệm FSH?

Thực hiện xét nghiệm FSH

Xét nghiệm FSH có thể được thực hiện bởi 2 cách:

  • Xét nghiệm máu: Bác sĩ sẽ sử dụng kim để lấy một lượng máu nhỏ từ tĩnh mạch trên cánh tay. Bạn có thể bị bầm tím nhẹ ở khu vực đó, nhưng sẽ nhanh chóng biến mất sau vài ngày.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Bác sĩ có thể yêu cầu bạn cung cấp mẫu nước tiểu trong khoảng thời gian 24 giờ. Quy trình 24 giờ cho bạn cái nhìn chính xác hơn về mức FSH vì mức độ này có thể thay đổi thường xuyên.

Kết quả xét nghiệm FSH

Bác sĩ của bạn sẽ có kết quả sau một hoặc hai ngày làm xét nghiệm. FSH được đo lường theo đơn vị quốc tế mlU / ML (milli-international unit / mili-lit).

Tuy nhiên, mức FSH cao hoặc thấp là không đủ để bác sĩ đưa ra bất kỳ chẩn đoán nào. Bác sĩ có thể đề nghị thực hiện các xét nghiệm kiểm tra mức độ hormone khác, bao gồm:

  • Hormone tạo hoàng thể (LH) kích thích trứng rụng.
  • Testosterone.
  • Estrogen.
xét nghiệm fsh
Kết quả xét nghiệm FSH

Trước khi thực hiện xét nghiệm FSH, hãy trao đổi bác sĩ biết những loại thuốc bạn dùng. Một số loại thuốc (bao gồm cả phương pháp điều trị bằng hormone và ngừa thai) có thể làm giảm mức FSH của bạn. Các loại thuốc như cimetidine (Tagamet), clomiphene (Clomid, Serophene), digitalis và levodopa có thể làm tăng mức FSH của bạn.

Bác sĩ tư vấn và thực hiện xét nghiệm FSH

Bạn có thể tham khảo danh sách các bác sĩ sản khoa nổi tiếng trên Docosan.

  • BS. Phí Thị Tuyết Nga có gần 30 năm kinh nghiệm. – Q4, TP.HCM.
  • BS. Trần Thiện Vĩnh Quân có 30 năm kinh nghiệm. – Q10, TP.HCM.
  • Bệnh Viện Đa Khoa Hồng Hà cung cấp gần như toàn diện các dịch vụ thăm khám chữa bệnh với gần 20 chuyên khoa. – Đống Đa, Hà Nội.

Hy vọng bạn đọc đã có những thông tin hữu ích về xét nghiệm FSH với Docosan – Nền tảng đặt lịch hẹn bác sĩ hoàn toàn miễn phí cho bệnh nhân.


Bài viết được tham khảo từ các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước cùng tham vấn y khoa từ Bác sĩ Trần Bảo Ngọc. Bài viết mang tính chất tham khảo và Docosan khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.