Tìm hiểu về biến chứng răng miệng ở bệnh nhân đái tháo đường

Biến chứng răng miệng là một trong những vấn đề phổ biến và nghiêm trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường. Khi lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt, các biến chứng như hơi thở có mùi hôi, sâu răng, khô miệng, viêm nướu, vết thương lâu lành và bệnh tưa miệng có thể xuất hiện và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về bệnh đái tháo đường ảnh hưởng đến răng miệng và cung cấp những giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa các biến chứng đái tháo đường.

1. Đái tháo đường ảnh hưởng đến răng miệng như thế nào?

Bệnh đái tháo đường không chỉ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe răng miệng. Dưới đây là những tác hại chính của bệnh tiểu đường đối với răng miệng:

Biến chứng răng miệng

Biến chứng răng miệng đái tháo đường

Môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển: Nồng độ đường trong nước bọt của bệnh nhân tiểu đường cao hơn bình thường, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại sinh sôi, phát triển mạnh mẽ. Vi khuẩn kết hợp với thức ăn thừa trong miệng hình thành mảng bám, dẫn đến các vấn đề như sâu răng, viêm nướu, áp xe răng, hôi miệng.

Giảm lưu lượng máu đến nướu răng: Lượng đường trong máu cao gây tổn thương và làm hẹp các mạch máu, hạn chế lưu lượng máu đến nuôi dưỡng nướu. Nướu răng thiếu oxy và dưỡng chất, dẫn đến suy yếu, dễ bị viêm nhiễm.

Suy giảm sức đề kháng: Bệnh tiểu đường khiến hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng răng lợi và mắc bệnh nha chu. Bệnh nha chu diễn biến nặng có thể dẫn đến tiêu xương, lung lay răng, thậm chí mất răng.

Nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng khác: Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ cao mắc bệnh tưa miệng, nấm miệng, khô miệng và viêm loét miệng.

Mời bạn tham khảo sản phẩm Combo Máy đo đường huyết – Nipro Premier α

2. Một số biến chứng răng miệng do đái tháo đường

Dưới đây là một số biến chứng răng miệng thường gặp ở người tiểu đường:

2.1 Hơi thở có mùi hôi

AD 4nXdDJbUzHxBhg3Mgep0 iKiLBmGgvRV8Ag3dhaiS YtVRx6MkfqndyAmlNOHl9FXY9Na aYU9bvJ fJcMccsDLTmTLhbA

Hơi thở có mùi hôi

Nguyên nhân:

  • Người tiểu đường có thể bị nhiễm toan ceton, hay được biết đến là tình trạng axit tích tụ trong máu, dẫn đến hơi thở có mùi hôi khó chịu.
  • Các biến chứng như sâu răng, viêm nướu cũng góp phần gây hôi miệng, ảnh hưởng đến giao tiếp và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Cách phòng ngừa:

  • Kiểm soát tốt đường huyết để hạn chế nguy cơ nhiễm toan ceton.
  • Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng.
  • Khám nha khoa định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề răng miệng.

2.2 Sâu răng

Nguyên nhân: Lượng đường trong máu cao tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ trong khoang miệng, hình thành mảng bám trên răng. Mảng bám không được loại bỏ kịp thời sẽ chuyển hóa thành axit, tấn công men răng, dẫn đến sâu răng.

Cách phòng ngừa:

  • Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng sau mỗi bữa ăn, sử dụng bàn chải lông mềm, kem đánh răng có chứa fluoride.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám trong kẽ răng.
  • Uống nhiều nước để kích thích tiết nước bọt, giúp trung hòa axit và hạn chế vi khuẩn phát triển.
  • Khám nha khoa định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các dấu hiệu sâu răng.

2.3 Khô miệng

Khô miệng là một biến chứng phổ biến ở bệnh nhân đái tháo đường. Nguyên nhân là do quá trình bài tiết nước bọt bị suy giảm, dẫn đến thiếu nước bọt và gây ra tình trạng khô miệng.

Nguyên nhân gây khô miệng ở người tiểu đường: Đường huyết cao làm tổn thương các tuyến nước bọt, ảnh hưởng đến chức năng bài tiết nước bọt.

Hậu quả của khô miệng:

  • Khô rát, khó chịu ở khoang miệng, môi lưỡi nứt nẻ.
  • Khó khăn khi nhai, nuốt thức ăn, ảnh hưởng đến khả năng ăn uống.
  • Tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu, nấm miệng và các bệnh lý vùng miệng khác.
  • Gây hôi miệng, ảnh hưởng đến giao tiếp và chất lượng cuộc sống.
AD 4nXfQRDeNXj1LJA9LPsu1VKc1J44D5VgPpjzfXrB0MhsqqjFmKpoozUofMQG84FY8t9Psx1k TqmHFOQjTrhnQ9BCIpMDQKGev5OPmV6MruT1M69M1At7ohVBRlGBWRiQCmMGrprUyoaAgu2PQTG8Lj nACc?key=GKUM4l8o6rk DbWoihzFYg

Khô miệng

Cách khắc phục khô miệng ở người tiểu đường:

  • Kiểm soát tốt đường huyết: Đây là chìa khóa quan trọng để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng khô miệng.
  • Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2 lít) giúp cơ thể bù nước và làm giảm cảm giác khô miệng.
  • Nước bọt nhân tạo có thể giúp làm ẩm khoang miệng tạm thời và giảm bớt khó chịu.
  • Sử dụng kẹo ngậm không đường có thể kích thích tiết nước bọt và làm giảm cảm giác khô miệng.
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên, sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluoride để bảo vệ răng miệng khỏi tác hại của khô miệng.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá vì những chất này có thể làm tình trạng khô miệng thêm tồi tệ hơn.
  • Khám nha khoa định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề răng miệng do khô miệng gây ra.

2.4 Viêm nướu, viêm nha chu

Viêm nướu răng: Mảng bám trên răng nếu không được loại bỏ kịp thời sẽ cứng lại thành vôi răng, bám chặt vào răng và kích thích nướu. Nướu bị sưng đỏ, chảy máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa, dẫn đến tình trạng viêm nướu.

Viêm nha chu: Là giai đoạn nặng hơn của viêm nướu nếu không được điều trị sớm. Viêm nha chu tấn công các mô mềm, xương và dây chằng xung quanh răng, khiến răng lung lay, tụt lợi và có thể dẫn đến mất răng.

AD 4nXcFdQxtjgRRK1ntI1lP0UaYC2YuFPbaxAfIuP4mqrNgQtLTzD0 z4E3O1PipGfhl5Z4egxUk3JUQOPWXJVP4YJi639zMLYq kaCFbp2rYUOmfoGZtYdzHkC4S93Dm7ABtFGJLrtBuLxvPd5KeX hVAE6aZ1?key=GKUM4l8o6rk DbWoihzFYg

Viêm nha chu

Tham khảo thêm: Điều trị viêm nha chu hiệu quả với 3 phương pháp phổ biến

Nguyên nhân gây bệnh:

  • Đường huyết cao: Tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, hình thành mảng bám và vôi răng nhanh chóng.
  • Giảm khả năng chống nhiễm trùng: Tiểu đường làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể khó chống lại vi khuẩn gây viêm nha chu.

Hậu quả nghiêm trọng của viêm nha chu:

  • Mất răng: Viêm nha chu phá hủy cấu trúc nâng đỡ răng, khiến răng lung lay và có thể rụng.
  • Vi khuẩn từ ổ viêm nha chu có thể xâm nhập vào máu, gây nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường tuýp 2.
  • Gây biến chứng thai kỳ: Phụ nữ mang thai bị viêm nha chu có nguy cơ cao sinh non, thai nhẹ cân.

Viêm nướu và viêm nha chu là những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường, cần được quan tâm và điều trị kịp thời. Người tiểu đường nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát tốt đường huyết, vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng và khám nha khoa định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng và toàn thân.

2.5 Vết thương lâu lành

Sau khi nhổ răng, vết thương của người bệnh tiểu đường thường có xu hướng lành chậm hơn so với người bình thường. Nguyên nhân chính là do lưu lượng máu đến các vị trí cần điều trị trên vết thương bị hạn chế.

Nguyên nhân khiến vết thương lâu lành ở người tiểu đường:

  • Đường huyết cao làm giảm khả năng vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến các tế bào, dẫn đến cản trở quá trình lành vết thương.
  • Suy giảm hệ miễn dịch: Tiểu đường làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể khó chống lại vi khuẩn gây nhiễm trùng.
  • Tiểu đường có thể gây ra các biến chứng tim mạch, ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến các mô, bao gồm cả vết thương sau nhổ răng.

2.6 Bệnh tưa miệng

Bệnh tưa miệng là tình trạng do nấm Candida phát triển quá mức trong khoang miệng, gây ra các đốm trắng hoặc đỏ trên lưỡi, má, vòm miệng và nướu. Bệnh lý này thường gặp ở người có hệ miễn dịch yếu, bao gồm cả bệnh nhân đái tháo đường.

AD 4nXfHQ1Z7RHn

Tưa miệng 

Nguyên nhân gây tưa miệng ở người tiểu đường:

  • Môi trường miệng có nhiều đường tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển mạnh mẽ.
  • Tiểu đường làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm nấm Candida.
  • Tiểu đường có thể gây ra tình trạng khô miệng, tạo môi trường thuận lợi cho nấm Candida phát triển.
  • Vệ sinh răng miệng kém: Không vệ sinh răng miệng thường xuyên hoặc đúng cách cũng góp phần khiến nấm Candida phát triển.

Biểu hiện của bệnh tưa miệng:

  • Xuất hiện các đốm trắng hoặc đỏ trên lưỡi, má, vòm miệng và nướu.
  • Vết tưa có thể gây đau rát, khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và nói chuyện.
  • Nướu răng có thể bị sưng đỏ, chảy máu.
  • Trong một số trường hợp, có thể xuất hiện các vết nứt hoặc loét trong miệng.

3. Một số biểu hiện thường gặp

Các dấu hiệu phổ biến của bệnh răng miệng ở người đái tháo đường bao gồm:

  • Chảy máu chân răng và nướu thường xuyên, đặc biệt khi đánh răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa.
  • Nướu đỏ và sưng, kèm theo mủ giữa kẽ răng và nướu.
  • Cảm giác đau khi nhai.
  • Răng lung lay, tụt lợi và hàm răng không khớp đúng vị trí.
  • Lợi tách ra khỏi răng, khiến răng trông dài và to hơn.
  • Hôi miệng kéo dài dù đã chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng.

Ngoài ra, đối với những đối tượng trong gia đoạn thai kỳ cần được theo dõi đường huyết liên tục, mời bạn tham khảo sản phẩm Combo máy đo đường huyết không lấy máu – Reader và Sensor với công dụng đo đường huyết liên tục không cần lấy máu, thao tác dễ dàng

4. Các giải pháp ngăn ngừa biến chứng răng miệng ở người đái tháo đường

Người đái tháo đường có nguy cơ cao mắc các bệnh lý răng miệng do lượng đường trong máu cao tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Để phòng ngừa các biến chứng răng miệng nguy hiểm, người bệnh cần chú trọng đến chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt, kiểm soát đường huyết và chăm sóc răng miệng hàng ngày.

Chế độ ăn uống hợp lý:

  • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột: Đường là thức ăn cho vi khuẩn phát triển, tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu.
  • Bổ sung trái cây, rau xanh: Cung cấp vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng.
  • Uống đủ nước: Giúp cơ thể đào thải độc tố, giảm khô miệng, tạo môi trường miệng không thuận lợi cho vi khuẩn.

Ngoài ra, người đái tháo đường có thể sử dụng sản phẩm DIAVIT. Sản phẩm không chỉ giúp kiểm soát đường huyết mà còn góp phần bảo vệ nụ cười của bạn. Với công thức độc đáo chứa 7 vitamin và 3 khoáng chất, DIAVIT hỗ trợ giảm thiểu các biến chứng của bệnh tiểu đường, trong đó có các vấn đề về răng miệng.

Thói quen sinh hoạt khoa học:

  • Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá làm giảm khả năng chống nhiễm trùng, tăng nguy cơ mắc bệnh nha chu và tưa miệng.
  • Ngủ đủ giấc: Giúp cơ thể phục hồi sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Giảm căng thẳng: Căng thẳng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Kiểm soát tốt đường huyết:

  • Theo dõi đường huyết thường xuyên giúp phát hiện sớm và điều chỉnh kịp thời các biến động của đường huyết, ngăn ngừa biến chứng.
  • Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ: Sử dụng thuốc theo chỉ định, kết hợp chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý.
  • Báo cho bác sĩ biết nếu thuốc điều trị tiểu đường gây khô miệng để được tư vấn hướng xử lý.

Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng:

Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng

Tham khảo thêm: Quy trình chăm sóc răng miệng đúng chuẩn nha khoa

  • Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày: Sử dụng bàn chải lông mềm, kem đánh răng có chứa fluoride, chải kỹ lưỡng từng kẽ răng và mặt sau răng.
  • Dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần mỗi ngày để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa trong kẽ răng, ngăn ngừa sâu răng và viêm nướu.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý sau mỗi bữa ăn giúp khử trùng khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn.
  • Khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề răng miệng, ngăn ngừa biến chứng.
  • Vệ sinh dụng cụ đánh răng thường xuyên: Thay bàn chải đánh răng 3 tháng/lần, ngâm đầu bàn chải trong dung dịch khử trùng sau mỗi lần sử dụng.

Bằng cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa trên, người đái tháo đường có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả, giảm nguy cơ biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tham khảo đến các chương trình hỗ trợ, đồng hành cùng người tiểu đường với sự tham gia của các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng chuyên khoa của DiaB. Đến với chương trình, “Thay đổi lối sống”, bệnh nhân đái tháo đường sẽ được:

  • Hướng dẫn chi tiết cách kiểm soát đường huyết ổn định khoa học, hiệu quả dựa trên thể trạng bệnh của mỗi người.
  • Hướng dẫn ứng phó và cách xử lý với biến chứng xương tiểu đường.
  • Tư vấn các giải pháp giảm thiểu tối đa các nguy cơ biến chứng xương tiểu đường tiến triển.
  • Hướng dẫn chế độ và thói quen ăn uống, vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa đáp ứng theo thói quen, sở thích mà không cần đến việc kiêng khem quá mức.

Tham khảo ngay chương trình “Sống khoẻ cùng Đái tháo đường” hoặc liên hệ ngay với các chuyên gia DiaB qua Hotline 0931 888 832 để được hướng dẫn tận tình về các giải pháp chăm sóc cũng như hạn chế các tiến triển của biến chứng răng miệng đái tháo đường.

AD 4nXczRaLyN07wm2qv4FHBDtijcdgGI xEWxA5qbK5pjNtOlX NKDWP3fQjPJElF0eIAg

Chương trình Sống khoẻ cùng Đái tháo đường của DiaB

Biến chứng răng miệng ở bệnh nhân đái tháo đường là một vấn đề nghiêm trọng nhưng có thể phòng ngừa được. Việc hiểu rõ về biến chứng đái tháo đường ảnh hưởng đến răng miệng và thực hiện các biện pháp chăm sóc đúng cách sẽ giúp bệnh nhân duy trì sức khỏe răng miệng tốt, giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Hãy luôn chú ý đến sức khỏe răng miệng và duy trì chế độ kiểm soát đường huyết tốt để có cuộc sống khỏe mạnh hơn.

Mời bạn tham khảo thêm các gói xét nghiệm tiểu đường đang có tại Docosan.com

Contact Me on Zalo