Rối loạn ăn uống ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Rối loạn ăn uống ở trẻ là một trong những nguyên nhân gây béo phì. Tình trạng này sẽ gây ra nhiều hệ lụy không đáng có dành cho trẻ nhỏ. Cùng Docosan tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Rối loạn ăn uống ở trẻ là gì?


Rất nhiều người trong chúng ta tìm thấy sự thoải mái khi ăn uống, đặc biệt là trẻ em. Hầu hết mọi người đôi khi sẽ ăn nhiều hơn bình thường vào những dịp đặc biệt.

Nhưng một người mắc chứng rối loạn ăn uống vô độ lại có mối quan hệ khác với thức ăn. Họ cảm thấy mất kiểm soát về việc ăn uống và không thể dừng lại, ngay cả khi đã no một cách khó chịu.

Đối với chứng rối loạn ăn uống ở trẻ vô độ, thức ăn có thể mang lại cảm giác bình tĩnh hoặc thoải mái, hoặc ngăn họ cảm thấy khó chịu. Nhưng sau một hồi ăn uống thiếu chừng mực, việc đó có thể có tác dụng ngược lại, gây lo lắng, tội lỗi và đau khổ.

Không chỉ có người thừa cân là bị rối loạn ăn uống, ngay cả những người có cơ thể cân đối cũng có thể bị ăn uống vô độ.

rối loạn ăn uống
Ăn tham béo phì là một trong những nỗi lo của cha mẹ đối với con cái

Triệu chứng rối loạn ăn uống

Khi trẻ em hoặc thanh thiếu niên ăn uống vô độ, trước tiên cha mẹ có thể nghi ngờ có vấn đề khi một lượng lớn thức ăn trong tủ chạn hoặc tủ lạnh biến mất trong thời gian ngắn.

Một số triệu chứng của trẻ rối loạn ăn uống là:

  • Ăn nhiều thức ăn một cách nhanh chóng
  • Giấu hộp đựng thức ăn hoặc giấy gói trong phòng của họ
  • Có những thay đổi lớn về trọng lượng (tăng hoặc giảm)
  • Bỏ bữa chính, nhưng lại ăn vào những thời điểm bất thường (như đêm khuya) và ăn một mình
  • Ăn uống để đối phó với căng thẳng cảm xúc (như xung đột gia đình, hoặc các vấn đề ở trường)

Bệnh rối loạn ăn uống ở trẻ có thể tránh đi học, đi làm hoặc không giao du với bạn bè vì họ xấu hổ về vấn đề ăn uống quá độ hoặc ngoại hình và cân nặng.

rối loạn ăn uống
Trẻ không muốn ăn

Nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn ăn uống

Nguyên nhân chính xác của chứng rối loạn ăn uống ở trẻ vô độ vẫn chưa được xác định. Nhưng nó có thể là do sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm di truyền, thói quen ăn uống của gia đình, cảm xúc và hành vi ăn uống, như bỏ bữa. Một số người dùng thức ăn như một cách để xoa dịu bản thân hoặc để đối phó với những cảm giác khó khăn.

Những người mắc chứng rối loạn ăn uống vô độ có nhiều khả năng mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần khác, chẳng hạn như trầm cảm, lo âu, rối loạn căng thẳng sau chấn thương và tăng động giảm chú ý.

Việc xác định một đứa trẻ hay trẻ vị thành niên có bị chứng rối loạn ăn uống vô độ hay không khá là khó khăn. Thông thường phụ huynh cần có sự quan sát và nhạy cảm phán đoán, khéo léo tiếp cận vì trẻ cũng biết xấu hổ và không muốn nói về thái độ ăn uống của bản thân.

rối loạn ăn uống
Trao đổi với bác sĩ nguyên nhân rối loạn ăn uống ở trẻ

Chẩn đoán rối loạn ăn uống

Nếu bác sĩ cho rằng một đứa trẻ hoặc thanh thiếu niên có thể mắc chứng rối loạn ăn uống vô độ, họ sẽ hỏi rất nhiều câu hỏi về tiền sử bệnh và thói quen ăn uống của chúng. Bác sĩ cũng sẽ hỏi về tiền sử gia đình, cách ăn uống của gia đình và các vấn đề tình cảm.

Sau khi kiểm tra, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm để kiểm tra các vấn đề sức khỏe liên quan đến tăng cân, như huyết áp cao, cholesterol cao, chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và bệnh tiểu đường.

Để chẩn đoán chứng rối loạn ăn uống vô độ, các bác sĩ và chuyên gia sức khỏe tâm thần tìm kiếm các dấu hiệu như:

  • Lượng thức ăn nạp vào nhiều hơn hẳn hầu hết mọi người trong một khoảng thời gian nhất định
  • Cảm giác thiếu kiểm soát trong việc ăn uống
  • Tình trạng ăn uống thiếu kiểm soát trong khoảng 3 tháng
  • Ăn nhanh hơn hầu hết mọi người
  • Ăn cho đến khi no một cách khó chịu
  • Ăn nhiều thức ăn khi không đói
  • Ăn một mình hoặc bí mật vì có cẳm giác xấu hổ về việc ăn uống của mình

Điều trị rối loạn ăn uống ở trẻ

rối loạn ăn uống
Gặp chuyên gia dinh dương tư vấn khẩu phần ăn uống của con trẻ

Những đứa trẻ mắc chứng rối loạn ăn uống được điều trị tốt nhất bởi một nhóm bao gồm bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng và nhà trị liệu tâm lý. Điều trị bao gồm tư vấn dinh dưỡng, chăm sóc y tế và liệu pháp trò chuyện (liệu pháp cá nhân, nhóm và gia đình). Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để điều trị những lo lắng về sức khỏe tâm thần liên quan đến việc ăn uống vô độ, chẳng hạn như lo lắng hoặc trầm cảm.

Những bé ăn uống vô độ có thể khó tiếp cận để được giúp đỡ vì có thể bé cũng biết xấu hổ vì ăn quá nhiều hoặc thừa cân. Cho nên nhiều thanh thiếu niên không được điều trị chứng ăn uống vô độ cho đến khi chúng lớn hơn. Nhưng nếu trẻ nhận được sự giúp đỡ sớm sẽ giảm nguy cơ bị các bệnh liên quan đến thừa cân như bệnh tim mạch, tiểu đường.

Khi con bị rối loạn ăn uống, cha mẹ phải làm sao?

Nếu bé có dấu hiệu ăn uống vô độ, không nghe lời khuyên của cha mẹ, điều cần làm là đặt lịch hẹn với chuyên gia tâm lý để vấn đề của bé được tiếp cận và xử trí khôn khéo.

Hãy cho bé thấy rằng bố mẹ luôn ở bên để lắng nghe và giúp đỡ bé vượt qua sự rối loạn này. Làm gương cho con ở thói quen ăn uống lành mạnh và sự tâp thể dục đều đặn.

Những mẹo này có thể giúp con bạn giảm bớt những cơn cuồng ăn:

  • Không cho phép bé bỏ bữa và giải thích với bé rằng bé có thể sẽ ăn uống không chừng mực khi quá đói.
  • Không dùng thức ăn làm phần thưởng.
  • Lên lịch bữa ăn chính và các bữa ăn nhẹ. Không để bé ăn quá nhiều trong một bữa gây sức ép lên dạ dày và hình thành thói quen ăn uống xấu.
  • Thực hành ăn uống có nhận thức, bé cần phải biết mình đang nạp vào cơ thể những chất gì, có lợi hại thế nào đối với cơ thể. Mẹ cần giải thích rằng nếu như ăn quá nhiều một chất thì cơ thể bé sẽ bị ảnh hưởng gì, từ đó duy trì chế độ ăn uống cân bằng cho bé.
  • Điều quan trọng nhất là bố mẹ cần xác định các yếu tố khởi phát và giúp bé quản lí tình trạng ăn uống vô độ.
  • Khuyến khích trẻ kiểm soát rối loạn và căng thẳng bằng âm nhạc, nghệ thuật, khiêu vũ, viết lách hoặc nói chuyện với một người bạn.
  • Cùng con tập yoga, thiền hoặc hít thở sâu vài lần để thư giãn
rối loạn ăn uống
Cùng con trẻ tập yoga phòng ngừa rối loạn tiêu hóa

Rối loạn ăn uống ở trẻ có thể được kiểm soát bởi bản thân bé với sự giúp đỡ, giảng giải hợp lý, liên tục từ gia đình và chuyên gia tâm lý. Cha mẹ cần sớm nhận thức sự bất ổn trong thái độ ăn uống của bé để sớm đưa bé đi điều trị. Đừng để sự rối loạn hành vi này dẫn đến bệnh béo phì và những bệnh lý liên quan khác, lúc đó quá trình điều trị sẽ khó khăn hơn.

Chuyên gia tâm lý và Trung tâm tư vấn uy tín

  • SHARE được thành lập từ năm 2008 – là một trong những trung tâm điều trị tâm lý đầu tiên tại Hà Nội.
  • Chuyên gia Trần Anh Vũ đã có 9 năm kinh nghiệm trong việc tham vấn và điều trị tâm lý.
  • Chuyên gia tâm lý Đoàn Thị Hương là một trong những Thạc sỹ tâm lý lâm sàng đầu tiên trong chương trình hợp tác đào tạo thạc sỹ lâm sàng giữa Trường Đại học giáo dục Hà Nội và Trường Đại học Vanderbilt Hoa Kỳ.

Việc điều trị rối loạn ăn uống ở trẻ cần sự phát hiện sớm và kiên trì điều trị. Đối với hầu hết trẻ em bị rối loạn ăn uống, sự kết hợp giữa chế độ ăn uống, vận động và tư vấn tâm lý là lựa chọn tốt hơn cả. Với sự chăm sóc và điều trị thích hợp, các bé có thể học được cách kiểm soát các sự thèm ăn.