Các cách trị ho có đờm bằng những nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên không chỉ hiệu quả mà còn an toàn cho sức khỏe người dùng. Vậy hiệu quả của cách trị đờm là gì? Có bao nhiêu cách chữa ho có đờm? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Tổng quan về ho có đờm
Theo những chuyên gia về lĩnh vực tai – mũi – họng, ho bản chất là một phản xạ tự vệ có ích của cơ thể, giúp tống khứ các dị vật, bụi bẩn và những tác nhân gây bệnh ra khỏi đường hô hấp. Tình trạng ho có đờm có thể do dị vật kích thích đường hô hấp tiết ra các chất nhầy để bao bọc lấy chúng không cho rơi vào sâu hơn bên trong.
Căn cứ thời gian kéo dài của tình trạng ho có đờm, bệnh được chia thành 2 giai đoạn là cấp hoặc mạn tính. Ho có đờm mạn tính khi tình trạng này kéo dài trên 3 tuần không thuyên giảm.
Những cách trị ho có đờm phổ biến nhất hiện nay
Những biện pháp dưới đây chỉ phù hợp với các tình trạng ho có đờm mức độ vừa và nhẹ, hỗ trờ cải thiện tình trạng khó chịu, vướng víu ở vòm họng.
Cách trị ho có đờm bằng củ cải trắng
Theo quan điểm Đông y, củ cải trắng có vị thanh, tính hàn, hạt có tính bình và vị cay ngọt thường được sử dụng nhằm hỗ trợ điều trị các bệnh như viêm phế quản, đầy bụng khó tiêu. Ngoài ra, củ cải trắng còn có công dụng chữa ho ra máu, chảy máu cam, khan tiếng,…Và trên hết, nó đã được công nhận về tắc dụng tiêu đờm, giảm ho.
Hướng dẫn trị ho có đờm bằng củ cải trắng:
- Rửa sạch khoảng 1kg củ cải trắng với nước vòi, gọt vỏ, thái hạt lựu và cho vào máy ép lấy nước cốt.
- Rửa sạch 250ml gừng, gọt sạch vỏ và thái mỏng thành từng lát.
- Sau đó, cho nước ép củ cải trắng và gừng đã chuẩn bị trên vào ấm, đun nhỏ lửa đến khi sôi.
- Sau khoảng 10 phút, tắt bếp, thêm 300ml mật ong vào và đun tiếp tục.
- Sau khi nước đung bắt đầu sôi trở lại, tắt lửa và để nguội, cho vào bình thủy tinh để bảo quản và dùng từ từ.
Cách dùng:
- Uống thang thuốc mỗi 2 lần, mỗi lần khoảng 5ml. Nếu cảm thấy vị hơi khó uống, bạn có thể pha loãng hỗn hợp trên với một chút nước ấm sẽ dễ uống hơn.
- Biện pháp này có thể được áp dụng cho cả trẻ con và người lớn. Để mang lại hiệu quả tối ưu, nên duy trì tối thiểu trong 3 ngày bạn nhé.
Các trị ho có đờm bằng chanh
Trong Đông Y, chanh là loại quả giàu vitamin C, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, những hoạt chất trong quả chanh còn có tác dụng làm loãng dịch nhầy và giảm ho.
Các bước chế biến chanh để trị ho có đờm như sau:
- Rửa sạch chanh tươi, cắt đôi và bỏ hạt, sau đó vắt để lấy nước cốt chanh
- Lấy nước cốt chanh một lượng vừa bằng 1 thìa cà phê rồi pha cùng 100 ml nước ấm.
- Sau đó, cho thêm mật ong khoảng 1 thìa cà phê, khuấy đều và chia làm nhiều phần để uống nhiều lần trong ngày
- Ngoài ra, người bệnh có thể cắt chanh thành nhiều lát mỏng, trộn với 1 tí muối và ngậm chúng khoảng 2 đến 3 lần mỗi ngày, biện pháp này cũng hỗ trợ cải thiện nhanh tình trạng ho có đờm.
Cách trị ho có đờm bằng lá húng chanh (tần dày lá)
Theo quan điểm Y học cổ truyền, loại lá này có tính ấm, mùi thơm và vị cay, có công dụng tiêu đờm, sát khuẩn, phát tán phong hàn và hỗ trợ điều trị viêm họng, giải cảm và chữa ho.
Cách chế biến lá húng chanh để trị ho có đờm:
- Lấy vài lá rau tần rửa sạch với nước rồi thái nhỏ
- Sau đó, trộn chung hỗn hợp đã thái với khoảng một thìa cà phê mật ong cùng với đường phèn, đem chưng cách thủy
- Sau khi hoàn thành, người bệnh nên uống hỗn hợp ít nhất 2 lần 1 ngày và duy trì liên tục trong vài ngày, sẽ có tác dụng trị đờm, giảm ho.
Cách trị ho có đờm bằng gừng
Một trong những biện pháp dân gian chữa ho có đờm khác được sử dụng hiệu quả chính là củ gừng. Ngoài tác dụng chống nhiễm trùng và thông mũi, đặc tính nhiệt của gừng còn có tác dụng làm loãng đờm, cải thiện triệu chứng đau rát họng, kích ứng gây ho.
Hướng dẫn cách trị ho có đờm bằng gừng:
- Gừng tươi bóc sạch vỏ rồi rửa lại với nước sạch
- Thái gừng thành nhiều lát mỏng, cho chúng vào nước ấm và hãm nước gừng trong vòng khoảng 5 phút
- Pha thêm một tí mật ong và chia hỗn hợp thành nhiều lần uống trong ngày.
Cách trị ho có đờm bằng nước muối
Trên phương diện tây Y, nước muối có công dụng sát trùng bề mặt vòm họng, giúp loại bỏ hầu hết vi khuẩn có nguy cơ xâm nhập và gây nhiễm trùng hô hấp/ tiêu hóa. Ngoài ra, nước muối còn có khản năng làm dịu nhẹ vòm họng, cải thiện triệu chứng ho có đờm.
Cách trị ho có đờm bằng nước muối: lấy 1 ít muối tinh nguyên chất, hòa tan với 1 lượng nước ấm vừa đủ và dùng để súc miệng, khò họng vào mỗi sáng thức dậy và buổi tối, trước khi đi ngủ. Thường xuyên khò họng và súc miệng bằng nước muối sẽ làm dịu nhẹ cổ họng hơn và cải thiện triệu chứng ho có đờm.
Cách trị ho có đờm bằng rau diếp cá
Rau diếp cá ngoài là 1 loại gia vị thơm ngon, nó còn được giới Đông Y biết đến với công dụng tiêu đờm và giải độc, là một cách trị ho có đờm vừa rẻ tiền, an toàn mà lại vô cùng hiệu quả. Cách thực hiện như sau:
- Lấy một nắm rau diếp cá vừa đủ, đem rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng trong vòng khoảng 10 phút, sau đó vớt ra để ráo.
- Sau đó, giã nát rau diếp cá, trộn với khoảng 1 bát nước vo gạo.
- Cho hỗn hợp trên vào nồi, đun lửa nhỏ cho đến khi sôi khoảng 10 đến 15 phút sau đó tắt bếp
- Lọc bỏ phần bã và chắt lấy phần nước, để nguội và uống.
- Để đạt hiệu quả tối ưu làm loãng đờm và giảm ho, người bệnh cần kiên trì uống 1 đến 2 lần mỗi ngày, duy trì liên tục trong vòng 2 đến 3 ngày, sẽ thấy hiệu quả tương đối rõ rệt.
Cách trị ho có đờm bằng hạt tiêu đen
Hạt tiêu đen không chỉ là một loại gia vị bình thường, nó còn có tính chống viêm, kháng khuẩn và khả năng làm tan đờm tương đối hiệu quả, đặc biệt khi kết hợp cùng với sữa tươi. Người bệnh chỉ cần dùng vài hạt tiêu đen pha vào ly sữa nóng và rồi khuấy đều. Uống hỗn hợp này vào mỗi tối có thể cải thiện dần triệu chứng ho, đồng thời làm tan đờm, cải thiện cảm giác khó chịu ở vòm họng.
Kết luận
Tóm lại, trên đây là 7 cách trị ho có đờm tại nhà tương đối hiệu quả mà bạn có thể áp dụng. Tuy nhiên, cần lưu ý là những cách này chỉ áp dụng cho các trường hợp ho có đờm vừa và nhẹ, nếu bạn nhận thấy triệu chứng ngày càng nặng hoặc kéo dài mà không thuyên giảm, bạn nên liên hệ bác sĩ chuyên khoa để có những điều trị kịp thời và phù hợp hơn.
Xem thêm:
Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.
Nguồn tham khảo: healthline.com