Top 8 dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ có thể bạn chưa biết

Những dấu hiệu viêm tai giữa rất phổ biến ở trẻ em, nhất là các thời điểm giao mùa khiến trẻ dễ phát sinh nhiều bệnh lý tai mũi họng khác, vì thế việc trang bị những thông tin cần thiết về biểu hiện viêm tai giữa là vô cùng cần thiết. Vậy Biểu hiện của viêm tai giữa là gì? Phòng bệnh như thế nào? Hãy cùng Docosan tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tổng quan về các dấu hiệu viêm tai giữa

dấu hiệu viêm tai giữa

Viêm tai giữa là một bệnh lý nhiễm trùng ở cấu trúc tai giữa, biểu hiện bởi sự tổn thương và viêm nhiễm ở vùng tai giữa, gây ra bởi sự sinh sôi và phát triển của vi sinh vật trong tai hoặc xảy ra do những tác động từ những yếu tố môi trường bên ngoài.

Có hai dạng viêm tai giữa là viêm tai giữa cấp tính, viêm tai giữa có tiết dịch:

  • Viêm tai giữa cấp tính là tình trạng viêm nhiễm dai dẳng, kéo dài ở tai giữa. Nguyên nhân chủ yếu của dạng bệnh này có thể là sự tổn thương màng nhĩ và tai giữa, tổn thương kéo dài có thể gây ra sự chảy dịch liên tục qua lỗ thủng trên màng nhĩ.
  • Viêm tai giữa có tiết dịch là tình trạng tai giữa có tiết dịch không do nhiễm trùng, và kéo dài trong khoảng hơn 3 tháng. Người bệnh thường không phát hiện rõ ràng các triệu chứng, đôi khi đơn thuần chỉ có cảm giác hơi nặng ở 1 bên tai.

Các dạng trên đều có thể đưa đến tình trạng khiếm thính ở người bệnh viêm tai giữa. Trong viêm tai giữa có dịch tiết kéo dài mạn tính có thể gây ra mất thính lực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học hỏi, tiếp thu ở trẻ mắc bệnh. Viêm tai giữa cấp tính hoàn toàn có thể chuyển sang viêm tai giữa có mủ nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân viêm tai giữa

dấu hiệu viêm tai giữa

Đây là một bệnh lý nhiễm trùng ở tai phổ biến nhất, đặc biệt nhiều hơn ở đối tượng trẻ nhỏ so với các đối tượng khác, thường do một số nguyên nhân sau:

  • Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, sức đề kháng chưa đủ để chống lại sự xâm nhập từ bên ngoài của các tác nhân gây bệnh.
  • Cấu trúc tai của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh. Tai trong thông nối với thành sau của vòm họng thông qua vòi tai. Bình thường, nếu vòi tai mở sẽ cho phép những chất lỏng và tạp chất dư thừa thoát ra ngoài. Khi bị đóng lại hoặc tắc nghẽn vòi tai, các tạp chất dư thừa không được dẫn lưu khiến cho vi khuẩn kẹt lại ở tai giữa, tai trong, gây tình trạng nhiễm trùng. Đặc biệt ở trẻ em thì vòi tai ngắn hơn người lớn nên sẽ dễ bị tắc hơn.
  • Một số bệnh lý tai mũi họng thường gặp: viêm VA, viêm amidan, viêm xoang, viêm họng,…cũng có thể gây ra biến chứng viêm tai giữa.

Những dấu hiệu viêm tai giữa đáng chú ý

dấu hiệu viêm tai giữa

Ở trẻ em thường sẽ có những dấu hiệu viêm tai giữa đặc trưng như sau :

  • Sốt, đôi khi trên 39 độ C
  • Thường dụi tai hoặc nắm kéo vành tai
  • Khó ngủ, trằn trọc và hay quấy khóc
  • Ăn không ngon miệng hoặc chán ăn, bỏ bữa
  • Tiêu chảy hoặc nôn ói
  • Chảy dịch, chảy mủ ra ống tai ngoài
  • Phản ứng chậm, không nhạy cảm với âm thanh từ môi trường xung quanh.
  • Ở trẻ lớn hơn thì có các triệu chứng như nhức đầu, đau tai, hoặc giảm thính lực thoáng qua (tạm thời)

Xử trí các dấu hiệu viêm tai giữa

dấu hiệu viêm tai giữa

Đa số trẻ bị viêm tai giữa sẽ tự thuyên giảm sau vài ngày. Tuy nhiên nếu phụ huynh thấy tình các dấu hiệu viêm tai giữa kéo dài hơn hoặc tiến triển nghiêm trọng hơn, nên sớm đưa bé đến khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.

Viêm tai giữa cấp tính thường trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn sung huyết, giai đoạn ứ đọng dịch mủ và giai đoạn vỡ ổ mủ. Việc điều trị còn tùy thuộc vào mỗi giai đoạn khác nhau. Gần 2/3 trường hợp người bị viêm tai giữa cấp do tác nhân vi khuẩn gây ra, trong đó chủ yếu là phế cầu.

Phòng ngừa bệnh viêm tai giữa

dấu hiệu viêm tai giữa

Các dấu hiệu viêm tai giữa hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng một số biện pháp sau đây:

  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với những trẻ khác đang bị bệnh cảm lạnh.
  • Giữ ấm cho trẻ.
  • Cho trẻ bú mẹ đủ 6 tháng để trẻ nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng, nâng cao hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng của bé. Ngoài ra cần lưu ý trong lúc cho bú, sữa có thể đổ ra ngoài, đặc biệt là chảy vào tai trẻ. Do đó, nên cho bé ngồi bú, hạn chế bú ở tư thế nằm.
  • Ngăn trẻ không cho tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá
  • Đưa trẻ đi chích ngừa vaccine phế cầu, vaccine ngừa bệnh cúm. Tiêm vaccine đầy đủ có thể góp phần giảm nguy cơ mắc các bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em.

Việc nhiễm phải tác nhân phế cầu khuẩn (tên khoa học là Streptococcus pneumoniae) có thể dẫn đến những tình trạng đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của bệnh nhân (trong đó có viêm tai giữa), Vì thế việc tiêm vaccine phòng phế cầu được xem là phương pháp vừa chủ động, vừa tiết kiệm mà lại vô cùng hiệu quả giúp phòng ngừa các bệnh nêu trên.

Vaccine phòng phế cầu hiện tại có tên là Synflorix – một loại vaccine ngừa phế cầu khuẩn chứa 10 type kháng nguyên thường gây bệnh nhất của chủng vi khuẩn phế cầu. Vaccine sẽ kích thích cơ thể tạo phản ứng miễn dịch và từ đó sản sinh ra kháng thể đặc hiệu chống lại các type phế cầu, từ đó bảo vệ cơ thể khi bị tác nhân phế cầu xâm nhập vào, kết quả là chúng không thể gây ra bệnh cho người bị nhiễm.

Kết luận

Tóm lại, các dấu hiệu viêm tai giữa có thể xảy ra ở cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp khác cũng có thể xảy ra đồng thời như: Sốt do virus, sốt do vi khuẩn, viêm phổi, viêm phế quản,….Vì thế ba mẹ của bé cần chú ý những triệu chứng, thời gian xảy ra cũng như mức độ của chúng để kịp thời đưa trẻ đi khám ở những cơ sở y tế có uy tín, đề phòng những biến chứng nghiêm trọng về sau.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: healthline.com