Các phương pháp chữa Viêm mũi dị ứng phổ biến

Bài viết được tham khảo từ các Bác sĩ  Nhan Trừng Sơn và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com



Viêm mũi dị ứng thực chất là một căn bệnh lành tính, xuất phát là một cơ chế tự nhiên của cơ thể khi nhận thấy có các tác nhân lạ (bụi bẩn, lông động vật v.v.) xâm nhập vào bên trong khiến cho niêm mạc bị viêm, và hắt hơi chính là phản xạ để chống lại tác nhân lạ ấy. Những triệu chứng phổ biến của người mắc bệnh Viêm mũi dị ứng có thể kể đến như sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa và chảy nước mắt, hắt hơi v.v. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng gây ra khá nhiều phiền toái cho người mắc phải.

Có khá nhiều nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng, thậm chí là tái đi tái lại không khỏi hẳn. Nguyên nhân khách quan là vì khí hậu ô nhiễm, sự chuyển giao nhanh giữa 2 môi trường có nhiệt độ khác nhau, tiếp xúc thường xuyên với bụi bẩn, các chất độc hại, virus và vi khuẩn.

Còn đối với nguyên nhân chủ quan, người bệnh có thể có cơ địa nhảy cảm, dễ dị ứng với các dị nguyên như lông động vật, thuốc kháng sinh, có tiền sử bệnh lý về hô hấp như hen suyễn, eczema, v.v. Bệnh cũng có thể xảy ra ở những người thường căng thẳng, áp lực, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, lối sống thiếu vận động v.v. Là một chứng bệnh phổ biến nên cách điều trị Viêm mũi dị ứng cũng vô cùng đa dạng.

Các cách điều trị Viêm mũi dị ứng tại nhà

Cách chữa Viêm mũi dị ứng bằng tỏi

Trong tỏi có chứa chất allin, chuyển hóa thành allicin dưới tác động nghiền/xay/giã/nát trở nên có dược tính rất mạnh, kháng nhiều loại vi khuẩn trong đường vô hấp, giúp lưu thông khí huyết và hỗ trợ hệ miễn dịch. Do đó, tỏi có khả năng làm giảm nhanh các triệu chứng do Viêm mũi dị ứng gây nên.

dieu tri viem mui di ung
Tỏi được xem là thần dược trong điều trị Viêm mũi dị ứng

Để hiệu quả tốt nhất, bạn nên nghiền nát tỏi cùng với một ít nước lọc, sau đó lọc qua rây chỉ lấy nước cốt. Pha nước cốt tỏi cùng với mật ong theo tỷ lệ 1:1 rồi thoa hai bên mũi tầm 15′, sau đó dùng nước muối sinh lý để rửa sạch.

Lưu ý rằng tỏi có thể gây ra tình trạng đau rát nhẹ, tuy nhiên sẽ mau chóng giảm nhanh ngay sau đó. Không nên áp dụng phương pháp này trên trẻ nhỏ vì dễ khiến làn da mỏng manh bị kích ứng

Trị viêm mũi dị ứng bằng gừng

Gừng chứa Gingerol – một trong những hợp chất có tính kháng viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng gừng có thể dùng như một chất xúc tác giảm đau, có tác dụng lưu thông khí huyết, và đặc biệt an toàn cho trẻ em.

viem mui di ung
Trà gừng rất tốt trong việc điều trị Viêm mũi dị ứng

Bạn có thể sử dụng gừng để pha trà và uống ít nhất 2 lần trong ngày, hiệu quả tốt nhất là uống vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Cách sử dụng rất đơn giản, bạn chỉ cần cắt gừng thành từng lát nhỏ, pha trong nước sôi cùng với mật ong. Không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi mà nên thay thế bằng đường phèn.

Các cách điều trị Viêm mũi dị ứng tại bệnh viện, phòng khám

Nếu điều trị bằng những cách thức tự nhiên không có hiệu quả với bạn, thậm chí trở nặng, bạn nên tìm kiếm các cơ sở y tế hay bác sĩ Tai Mũi Họng để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra những chẩn đoán chính xác.

Điều trị đặc hiệu

Nếu xác định được chính xác nguyên nhân dị ứng, bác sĩ sẽ tiến hành đưa lượng dị nguyên (nguyên nhân gây dị ứng) vào trong cơ thể với số lượng tăng dần giúp cơ thể tạo kháng thể bao vây, thay đổi sự đáp ứng của cơ thể đối với các yêu tố dị nguyên.

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc

dieu tri viem mui di ung
Điều trị viêm mũi dị ứng

Thông thường, điều trị bằng thuốc có thể khống chế bệnh trong một thời gian ngắn và làm thuyên giảm các triệu chứng. Dưới đây là những loại thuốc thường được dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng:

  • Thuốc kháng sinh hay steroids dạng uống, dạng xịt, co mạch đường tại chỗ và co mạch đường uống
  • Kháng histamin bằng dạng uống hoặc dạng xịt
  • Thuốc kháng leukotriene
  • Kháng cholinergic có thể ức chế phóng thích hạt của dưỡng bào

Điều trị bằng phẫu thuật

Đối với những trường hợp nặng, bác sĩ phát hiện ra bệnh nhân bị thoái hóa cuốn mũi, viêm mũi dị ứng có polyp, cấu trúc mũi có sự khác thường như lệch vách ngăn, gai vách ngăn v.v. có thể bệnh nhân sẽ được chỉ định phải tiến hành phẫu thuật.

Phẫu thuật điều trị viêm mũi xoang được thực hiện trong các tình huống viêm mũi xoang mạn tính không đáp ứng với điều trị nội khoa, hoặc viêm xoang mũi có biến chứng như viêm ổ mắt, chèn dây thần kinh thị giác, hoặc viêm mũi xoang do bất thường cấu trúc, sâu răng, và đặc biệt là viêm mũi xoang do nấm.

Ngày nay, phẫu thuật điều trị viêm mũi xoang được thực hiện dưới nội soi, ít chảy máu, ít đau, cho phép phẫu thuật chính xác mục tiêu cần phẫu thuật, các lỗ thông xoang được mở rộng và sự dẫn lưu sinh lý của mũi xoang được thiết lập lại, từ đó triệu chứng của bệnh được cải thiện.

Theo nhiều nghiên cứu, đối với các trường hợp viêm mũi xoang mạn tính có chỉ định phẫu thuật, sau khi điều trị bằng phẫu thuật nội soi mũi xoang, khoảng 80-90% bệnh nhân đều hài lòng vì chất lượng cuộc sống cải thiện rõ rệt.

Cách phòng tránh Viêm mũi dị ứng

Rất ít trường hợp có thể điều trị Viêm mũi dị ứng một cách triệt để, dù vậy bạn có thể áp dụng một số cách làm giảm thiểu khả năng mắc bệnh, khiến cho cơ thể mệt mỏi và gặp nhiều phiền toái

  • Vệ sinh sạch sẽ ( nhà cửa, chăn, ga, gối đệm, vệ sinh cơ thể và răng miệng v.v.)
  • Hạn chế tiếp xúc với chó, mèo nếu lông những động vật đó khiến cho bạn dị ứng
  • Hạn chế hút thuốc hoặc tránh những nơi có khói thuốc
  • Thường xuyên đeo khẩu trang khi ra đường
  • Tăng cường vận động, giữ ấm cơ thể, chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm tăng sức đề kháng

Bác sĩ điều trị viêm mũi dị ứng

Bác sĩ Nhan Trừng Sơn đã có 50 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh về tai mũi họng.

BSCKI. Đỗ Tấn Vinh đã có 20 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh tai mũi họng, từng giữ chức vụ trưởng khoa bệnh viên Bình Chánh.

Bệnh viện Quốc tế City CIH cung cấp đa dạng các dịch vụ y tế và phẫu thuật.

Viêm mũi dị ứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi và cực kì phổ biến. Tuy nhiên, không nên chủ quan và tự mua thuốc điều trị khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Bệnh có thể dẫn tới những biến chứng xấu nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời.


Nguồn tham khảo: Webmd