11 cách hết nhiệt miệng trong 1 đêm nhanh chóng, hiệu quả

Nhiệt miệng là một trong những vết loét ở vùng niêm mạc vùng miệng thường gặp, gây đau khi nói chuyện, ăn uống. Vậy làm sao để nhanh hết cảm giác khó chịu do nhiệt miệng? Hãy cùng Docosan tìm hiểu 11 cách hết nhiệt miệng trong 1 đêm ở bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu về nhiệt miệng

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là những vết loét nhỏ xuất hiện tại ở mặt trong vùng nướu răng, môi, lưỡi, bên trong má hoặc trên vòm miệng. Nhiệt miệng thường được gọi là loét miệng hoặc viêm áp xe vùng miệng. Cần phân biệt triệu chứng nhiệt miệng với các bệnh lý loét vùng niêm mạc khác như tay chân miệng ở trẻ em hay nhiễm Herpes virus ở quanh môi, ung thư vùng miệng,…

Các dấu hiệu, triệu chứng nhận biết nhiệt miệng

Vết loét do nhiệt miệng có thể có các đặc điểm như sau:

  • Vết loét màu đỏ, có viền đỏ xung quanh.
  • Trung tâm có màu trắng, vàng hoặc xám tùy vào giai đoạn bệnh.
  • Sưng đau xung quanh các vết loét.
  • Đau tăng lên khi đánh răng hoặc nhai thức ăn va chạm vào vết loét.
  • Đau nặng hơn khi ăn các thực phẩm có vị cay, mặn hoặc chua.
Vết loét do nhiệt miệng có màu đỏ xung quanh, trung tâm thường là màu vàng.
Vết loét do nhiệt miệng có màu đỏ xung quanh, trung tâm thường là màu vàng

Các yếu tố gây ra nhiệt miệng

Nhiệt miệng có thể xảy ra vì nhiều lý do, bao gồm:

  • Chấn thương mô nhỏ do dùng lực mạnh khi vệ sinh răng, thực hiện các thủ thuật nha khoa như trám răng, cạo vôi răng,…
  • Vô tình cắn vào má hoặc lưỡi.
  • Do viêm nhiễm một số tác nhân vi khuẩn hoặc virus.
  • Sử dụng miếng niềng răng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu niềng răng bằng dụng cụ kim loại.
  • Sử dụng kem đánh răng mạnh hoặc nước súc miệng có thành phần sulfua (lưu huỳnh).
  • Ăn nhiều thực phẩm có tính axit, chẳng hạn như cam, dứa và dâu tây.
  • Thay đổi hormone trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Căng thẳng do áp lực học hành, thi cử, công việc, gia đình,.. đều có thể thúc đẩy một đợt nhiệt miệng. 


Liệu nhiệt miệng có gây nguy hiểm?

Nhiều trường hợp loét miệng sẽ tự khỏi thời gian khoảng 1 tuần hoặc có thể lâu hơn, trong khi một số khác có thể cần bôi thuốc để giảm đau và vết thương lành nhanh hơn. Tuy nhiên, các vết thương nhiệt miệng tại niêm mạc miệng cần được phân biệt với các bệnh lý khác như bệnh lý lây truyền qua đường tình dục (STDs), ung thư vùng miệng, hầu họng.

Ở trẻ em nhiệt miệng cần phân biệt với bệnh lý tan – chân – miệng, tuy nhiên nhiệt miệng thường không xuất hiện ở trẻ em. Do đó cha mẹ của trẻ khi phát hiện có vết loét trong miệng cần phải kiểm tra các vị trí khác như tay chân có xuất hiện vết loét nào không và đưa bé đi khám ngay để loại trừ trường hợp bé bị tay chân miệng.

Vết loét do nhiệt miệng thường gây nguy hiểm cho người bệnh.
Vết loét do nhiệt miệng thường gây nguy hiểm cho người bệnh

11 cách hết nhiệt miệng trong 1 đêm tại nhà hiệu quả nhất

Sử dụng phèn chua

Theo các bài thuốc dân gian, phèn chua có thể điều trị nhiệt miệng vì nó có tính kháng khuẩn, làm sạch vết loét, giảm tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên, hiện nay theo y văn của thế giới không có nhiều tài liệu viết về vai trò của phèn chua trong việc điều trị nhiệt miệng. Do đó, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng phèn chua tại nhà.

Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối sinh lý là một phương pháp đơn giản và hiệu quả để giữ khoang miệng luôn sạch sẽ và đẩy nhanh tốc độ hồi phục vết loét do nhiệt miệng. Nước muối sinh lý có tính kháng khuẩn nhẹ, giúp giảm tình trạng viêm và sưng vùng tổn thương. Súc miệng bằng nước muối cũng có thể giúp người bệnh nhiệt miệng giảm đau, nâng cao hiệu quả vệ sinh răng miệng.

Súc miệng bằng nước muối sinh lý giúp vết loét mau lành.
Súc miệng bằng nước muối sinh lý giúp vết loét mau lành

Sử dụng Baking soda

Baking soda là loại bột có tính kiềm, giúp cân bằng độ pH trong khoang miệng, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn và làm dịu tình trạng nóng loét. Baking soda có thành phần là natri bicarbonate (NaHCO3), ngoài vai trò cân bằng pH và kháng khuẩn, sử dụng baking soda pha loãng thành dung dịch vệ sinh răng miệng còn giúp người bệnh giảm tình trạng viêm đau, hiệu quả vệ sinh răng miệng sạch sẽ hơn.

Dùng Yogurt

Yogurt giúp cơ thể bổ sung lượng lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh trong miệng và cơ thể, từ đó hỗ trợ giảm viêm, giảm đau và thúc đẩy quá trình lành vết thương do nhiệt miệng. Mỗi ngày sử dụng 1 hủ hoặc 1 cốc yogurt giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch và kiểm soát được các vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng. 

Mật ong

Mật ong có tính kháng khuẩn, làm lành và làm dịu vết thương tốt. Sử dụng tăm bông thấm mật ong bôi trực tiếp lên vết thương nhiệt miệng có thể giúp đẩy nhanh tốc độ làm lành vết thương. Sau khi bôi mật ong nên vệ sinh răng miệng để tránh mật ong tồn đọng làm môi trường thuận lợi để vi trùng phát triển, gây sâu răng.

Bôi mật ong vào vị trí vết loét tăng cường khả năng lành thương tại chỗ.
Bôi mật ong vào vị trí vết loét tăng cường khả năng lành thương tại chỗ

Dầu dừa

Dầu dừa là một phương pháp tự nhiên có thể hỗ trợ chữa nhiệt miệng nhờ vào khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và làm dịu vết thương. Dầu dừa cũng có tác dụng dưỡng ẩm, giúp giữ cho vết loét mềm và giảm cảm giác đau rát. Dầu dừa chứa axit lauric, một hợp chất có khả năng kháng khuẩn, giúp bảo vệ vết loét nhiệt miệng. Bạn cũng có thể súc miệng bằng dầu dừa, sau đó súc miệng lại bằng nước ấm, quá trình này giúp loại bỏ vi khuẩn trong miệng tối ưu.

Hydrogen peroxide

Hydrogen peroxide (H2O2) là một hoạt chất có tính khử trùng mạnh, thường được sử dụng để làm sạch vết thương và có thể hỗ trợ trong việc chữa nhiệt miệng (loét miệng) tuy nhiên vì đặc tính ăn mòn của chúng, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng peroxide để vệ sinh răng miệng nhà.

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc (chamomile tea) là một thức uống tự nhiên có thể giúp hỗ trợ điều trị nhiệt miệng nhờ vào đặc tính kháng viêm, làm dịu vết thương và kháng khuẩn. Hoa cúc đã được sử dụng trong y học cổ truyền để giảm đau, giảm viêm và cải thiện sức khỏe miệng. Uống 1 đến 2 cốc trà hoa cúc mỗi ngày có thể giúp vết thương mau lành hơn.

Trà hoa cúc là một trong những cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất.
Trà hoa cúc là một trong những cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất

Cây xô thơm

Cây xô thơm (sage) là được sử dụng trong y học cổ truyền với vai trò giảm viêm, giảm đau và cải thiện sức khỏe vùng khoang miệng. Trong các bài thuốc dân gian, cây xô thơm có vai trò kháng khuẩn, chống viêm và làm dịu các vết loét miệng. Tuy nhiên bạn cần tham khảo bác sĩ cách sử dụng loại cây này.

Giấm táo

Giấm táo (apple cider vinegar) là một phương pháp tự nhiên được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiệt miệng nhờ vào các đặc tính kháng khuẩn và chống viêm của chúng. Giấm táo có thể giúp cân bằng độ pH trong khoang miệng, hạn chế sự phát triển của vi trùng, từ đố làm sạch vết loét và cân bằng độ pH trong miệng.

Bổ sung phức hợp vitamin B

Vitamin B có thể hỗ trợ trong việc điều trị nhiệt miệng (loét miệng), đặc biệt là các loại vitamin B12, B9 (folate), và vitamin B2 (riboflavin). Thiếu hụt vitamin B có thể liên quan đến việc phát triển nhiệt miệng, bổ sung các vitamin này có thể giúp giảm triệu chứng và thúc đẩy quá trình lành vết loét.

Thiếu hụt vitamin B12 có thể gây ra nhiệt miệng. Bổ sung vitamin B12 có thể giúp giảm triệu chứng và tăng tốc độ lành vết loét. Ngoài ra, Vitamin B12 còn giúp hỗ trợ sức khỏe của tế bào trong niêm mạc miệng, giúp giảm nguy cơ viêm loét về sau này.

Bổ sung phức hợp vitamin B giúp giảm viêm, mau lành vết loét.
Bổ sung phức hợp vitamin B giúp giảm viêm, mau lành vết loét

Lựa chọn cách chữa phù hợp

Nhiệt miệng thường xảy ra ở mức độ nhẹ, tự khỏi trong vòng 5 đến 7 ngày. Tuy nhiên, có một số trường hợp nhiều vết loét nhiệt miệng xuất hiện cùng lúc, gây đau và giới hạn trong việc ăn uống. Do đó ở những trường hợp vết loét nhẹ, không gây đau nhiều người bệnh có thể áp dụng cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất tại nhà để giảm đau, cải thiện vết thương nhanh hơn. Việc sử dụng các bài thuốc dân gian cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị. Nếu có bất thường nào trong quá trình điều trị người bệnh cần được đi khám tại các cơ sở y tế ngay. 

Cách phòng tránh nhiệt miệng tái phát

Để hạn chế tình trạng tái phát các vết loét, nhiệt miệng. Bạn có thể áp dụng các phương pháp phòng ngừa dưới đây:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng kem đánh răng lành tính, nước súc miệng cũng không nên lựa chọn các loại có sulfua vì khả năng gây kích ứng, dị ứng.
  • Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, trong đó có vitamin B, các loại thực phẩm như yogurt, trà hoa cúc,… bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng khác nhau.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh giúp tình trạng nhiệt miệng không bị tái phát. Các món đồ chua, cay, nóng, người bệnh cũng cần hạn chế sau khi vết thương lành.
  • Stress hay căng thẳng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng nhiệt miệng, do đó người bệnh cần duy trì trạng thái tâm lý ổn định, tránh để bản thân bị căng thẳng quá mức.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp đề phòng loét miệng tái phát hiệu quả.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp đề phòng loét miệng tái phát hiệu quả

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dấu hiệu nhận biết triệu chứng bất thường

Bạn nên thăm khám bác sĩ khi bị nhiệt miệng kèm các dấu hiệu sau đây:

  • Loét miệng kéo dài, thường là kéo dài hơn 1- 2 tuần và có dấu hiệu diễn biến nặng.
  • Ổ loét miệng kích thích lớn hoặc diễn tiến ngày càng nặng và nghiêm trọng, nếu vết loét có kích thước rất lớn, gây đau nặng hoặc làm ảnh hưởng đáng kể đến khả năng ăn uống và trò chuyện, lúc này người bệnh cần phải đi khám ngay.
  • Có các triệu chứng kèm theo như sốt, sưng hạch bạch huyết hoặc cảm giác uể oải, chóng mặt, lúc này bạn cần đi khám bệnh ngay.
  • Vết loét lâu lành, không có dấu hiệu cải thiện hoặc nặng hơn với các dấu hiệu nhiễm trùng như mủ hoặc thay đổi về kích thước và hình dạng của vết loét.
  • Nếu loét miệng có liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng hơn như bệnh tự miễn, viêm loét đại tràng hoặc bệnh ung thư miệng, bác sĩ sẽ có thể thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán và xử trí.

Các xét nghiệm, chẩn đoán bệnh chính xác

Với nhiệt miệng, bác sĩ có thể chẩn đoán trực tiếp dựa trên lâm sàng. Các xét nghiệm có thể được làm thông qua lấy máu tại nhà hoặc các bệnh viện, trung tâm uy tín để khảo sát tình trạng nhiễm. Ví dụ như tổng phân tích tế bào máu ngoại vi để đánh giá tình trạng nhiễm trùng, trường hợp người bệnh có nhiễm trùng toàn thân thì cần làm thêm các xét nghiệm đánh giá mức độ viêm khác.

Một số bệnh viện chuyên khoa uy tín

Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường, người bệnh cần đi khám tai mũi họng càng sớm càng tốt để được bác sĩ thăm khám, đánh giá, kê thuốc bôi để giúp tình trạng vết thương cải thiện tốt hơn, ăn uống ngon miệng hơn. Bạn có thể thăm khám tại các bệnh viện Tai mũi họng trực thuộc Trung ương, Bệnh viện Tai mũi họng TP. HCM, ngoài ra bạn có thể đến khám tại các phòng khám tai mũi họng uy tín khác trên địa bàn.

Khi tình trạng loét kéo dài người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị
Khi tình trạng loét kéo dài người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị

Một số câu hỏi liên quan

Không nên ăn gì khi bị nhiệt miệng?

Khi bị nhiệt miệng (loét miệng), việc chọn thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tần suất bị đau cũng như tránh cho vết loét trở nên trầm trọng hơn. Các thực phẩm chua, cay, nhiệt độ nóng có thể làm rát vết loét đồng thời làm vết loét lâu lành. Do đó, người bệnh nhiệt miệng nên dùng các thực phẩm tươi mát để làm dịu vết thương.

Ngoài ra, các thực phẩm có độ cứng, giòn cũng cần được hạn chế vì khả năng làm rách niêm mạc, xuất hiện vết loét mới. Bạn cũng cần hạn chế các loại thức uống có cồn, chứa nhiều caffein.

Nhiệt miệng thường kéo dài bao lâu?

Thời gian điều trị đối với nhiệt miệng mức độ nhẹ thường ngắn, sẽ tự lành trong khoảng 1-2 tuần. Trong trường hợp vết loét nặng hoặc mạn tính, thời gian hồi phục sẽ lâu hơn, đặc biệt khi cần sự can thiệp của cơ sở y tế như biến chứng nhiễm trùng toàn thân cần phải sử dụng kháng sinh tĩnh mạch. 

Hay bị nhiệt miệng cần bổ sung vitamin gì?

Khi bị nhiệt miệng (loét miệng), bổ sung một số vitamin sau đây dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ có thể giúp giảm triệu chứng và thúc đẩy quá trình lành vết loét:

  • Vitamin B12 (Cobalamin): Giúp làm giảm triệu chứng và cải thiện tình trạng loét miệng.
  • Vitamin B9 (Folate): Thiếu folate có thể dẫn đến loét miệng, bổ sung folate có thể giúp làm giảm triệu chứng.
  • Vitamin B2 (Riboflavin): Giúp duy trì sức khỏe của niêm mạc miệng và có thể giúp giảm viêm và đau liên quan đến nhiệt miệng.
  • Vitamin C: Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình lành vết thương.
  • Vitamin A: hỗ trợ sức khỏe niêm mạc và làn da, giúp quá trình lành vết loét nhanh hơn.

Bị nhiệt miệng do thiếu chất gì?

Nhiệt miệng (loét miệng) có thể do thiếu hụt một số chất dinh dưỡng quan trọng trong cơ thể. Các chất dinh dưỡng thiếu hụt có thể góp phần gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng nhiệt miệng bao gồm:

  • Vitamin B12 (Cobalamin).
  • Vitamin B9 (Folate).
  • Vitamin B2 (Riboflavin).
  • Vitamin C.
  • Vitamin A.
Khi bị nhiệt miệng tránh ăn các đồ cay, chua, nóng, tránh các chất kích thích.
Khi bị nhiệt miệng tránh ăn các đồ cay, chua, nóng, tránh các chất kích thích

Xem thêm:

Bài viết đã cung cấp những thông tin xoay quanh cách điều chữa nhiệt miệng nhanh khỏi tại nhà. Hãy chia sẻ những thông tin bổ ích từ bài viết đến bạn bè và người thân nhé!

Nguồn tham khảo:

1. Mouth Ulcer – Cleveland Clinic

  • Link tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21766-mouth-ulcer
  • Ngày tham khảo: 03/09/2024

2. Motuh Ulcers – NHS

  • Link tham khảo: https://www.nhs.uk/conditions/mouth-ulcers/
  • Ngày tham khảo: 03/09/2024

3. Ways to Get Rid of Canker Sores (Aphthous Ulcer) – Healthline

  • Link tham khảo: https://www.healthline.com/health/dental-and-oral-health/how-to-get-rid-of-canker-sores
  • Ngày tham khảo: 03/09/2024
Contact Me on Zalo