Lưỡi trắng là một biểu hiện rất thường gặp và hầu như ai cũng đã gặp phải một lần trong đời. Vì thể, nhiều người nghĩ rằng đây chỉ là triệu chứng thông thường do vệ sinh kém mà thôi. Tuy nhiên, bạn có biết rằng lưỡi trắng cũng có thể là biểu hiện của một bệnh lý nguy hiểm? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu lưỡi trắng là bệnh gì, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhé!
Tóm tắt nội dung
- 1 Lưỡi trắng là bệnh gì?
- 2 Nguyên nhân gây lưỡi trắng
- 3 Cách điều trị lưỡi trắng
- 4 Khi nào cần đi khám bác sĩ
- 5 Cách phòng ngừa bệnh lưỡi trắng
- 6 Câu hỏi thường gặp
- 6.1 Tại sao lưỡi bị đóng bợn trắng?
- 6.2 Dưới lưỡi nổi cục thịt màu trắng có nguy hiểm không?
- 6.3 Lưỡi bé bị trắng rơ không sạch phải làm sao?
- 6.4 Miệng khô lưỡi trắng là bệnh gì?
- 6.5 Miệng đắng lưỡi trắng là bệnh gì?
- 6.6 Lưỡi có đốm trắng đau rát là bệnh gì?
- 6.7 Lưỡi trẻ em bị nổi hạt trắng có sao không?
- 6.8 Bé bị lưỡi trắng phải làm sao?
- 6.9 Cách chữa lưỡi trắng hôi miệng
- 6.10 Trẻ bị lưỡi trắng phải làm sao?
Lưỡi trắng là bệnh gì?
Lưỡi và khoang miệng được xem như là một tổ chức tự nhiên, là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn. Do chúng ta hằng ngày ăn một lượng thức ăn lớn, mà trong thức ăn lại chứa nhiều vi khuẩn.
Mọi người đều đánh răng hàng ngày, tuy nhiên không thể loại bỏ hết hoàn toàn mảng bám, đều này tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ có thể gây bệnh lý nướu và răng phức tạp. Hơn nữa chúng ta thường ít chú ý đến việc vệ sinh lưỡi thường xuyên, khiến cho lượng vi khuẩn tích tụ lại trên lưỡi gây tình trạng lưỡi trắng, rêu lưỡi trắng, lưỡi nổi hạt trắng hay một số bệnh lý khác.
Lưỡi trắng là khi bề mặt của lưỡi bị nhiễm màu trắng. Màu trắng này là lớp phủ của các mảnh vụn thức ăn, vi khuẩn, nấm và tế bào chết trên lưỡi khiến lưỡi trông có màu trắng và đôi khi bị viêm. Thông thường, lưỡi trắng chỉ là một biểu hiện tạm thời và vô hại, tuy nhiên bạn đừng chủ quan vì đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng, từ nhiễm trùng đến tiền ung thư.
Nguyên nhân gây lưỡi trắng
Lưỡi trắng là một biểu hiện rất thường gặp và có nhiều nguyên nhân làm lưỡi nổi hạt trắng. Ở bài viết này, Docosan sẽ đề cập đến những nguyên nhân thường gặp nhất.
Vệ sinh kém
Nguyên nhân phổ biến nhất gây lưỡi trắng là vệ sinh miệng kém. Các nhú lưỡi có thể sưng lên và bị viêm khi không được chăm sóc đúng cách. Nhiều vi khuẩn, mảnh vụn, thức ăn và tế bào chết có thể bị kẹt giữa các nhú này. Điều này sẽ làm cho lưỡi có màu trắng.
Những vấn đề liên quan đến vệ sinh răng miệng có thể dẫn tới tình trạng lưỡi trắng bao gồm:
- Miệng khô do thở bằng miệng hoặc miệng mở khi ngủ
- Không đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa đúng cách
- Không làm sạch lưỡi thường xuyên
- Cơ thể mất nước
- Kích ứng từ các bộ phận sắc nhọn trong miệng như răng, bọc cài hay nha khoa
- Thường xuyên sử dụng rượu, bia
- Hút thuốc hay nhai thuốc lá
Vệ sinh răng, miệng, lưỡi cơ bản là điều cần thiết cho mọi người, tuy nhiên có một số tình trạng gây lưỡi trắng ngay cả khi đã chăm sóc rất tốt.
Nấm miệng
Nấm miệng cùng là một nguyên phổ biến làm lưỡi trắng. Đây là bệnh lý do nấm Candida gây ra. Các triệu chứng bao gồm:
- Mảng trắng hoặc màu trắng xám trong miệng và trên lưỡi
- Lưỡi trắng nhạt miệng gây khó chịu hoặc mất vị giác
- Đau, đặc biệt khi ăn uống
- Sưng đỏ
Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu có thể dễ bị nhiễm nấm miệng hơn người bình thường. Trường hợp suy giảm miễn dịch thường là người đang dùng kháng sinh hoặc trị hóa trị gần đây. Việc điều trị hen suyễn bằng corticoid đường hít cũng có thể gây nhiễm nấm miệng. Một số tình trạng bệnh như tiểu đường và HIV có thể tăng nguy cơ nhiễm nấm. Vệ sinh miệng kém hoặc sử dụng răng giả không vừa cũng là các yếu tố nguy cơ khác.
Lichen phẳng ở miệng
Bệnh lichen phẳng ở miệng là một tình trạng viêm mãn tính có thể ảnh hưởng đến miệng và lưỡi hay môi, bên trong má và nướu. Các nhà nghiên cứu chưa rõ nguyên nhân, nhưng có thể do phản ứng miễn dịch hoặc yếu tố di truyền.
Triệu chứng ảnh hưởng đến khoang miệng bao gồm:
- Xuất hiện những đốm màu trắng
- Vết loét
- Đau nhức
- Cảm giác nóng rát
- Sưng đỏ
Bạch hầu
Biểu hiện bệnh bạch hầu là xuất hiện các đám màu trắng dày ở lưỡi và không thể cạo sạch. Đôi khi, các đám này có thể có màu đỏ hay trắng.
Các chất kích thích như thuốc lá và rượu có thể là nguyên nhân gây ra bệnh bạch hầu. Bệnh cũng có thể xuất hiện do các tình trạng viêm nhiễm hay bị kích ứng từ răng giả. Nó có thể ảnh hưởng đến mọi vùng trong miệng, bao gồm lưỡi, má và nướu.
Các đám màu trắng gây ra bởi bệnh bạch hầu thường không gây hại. Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm gặp, bệnh bạch hầu có thể tiến triển thành ung thư. Vì vậy việc đi khám bác sĩ ngay lập tức là điều cần thiết khi bạn gặp phải những dấu hiệu kể trên.
Bệnh giang mai
Bệnh giang mai là một những bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs). Giang mai có thể gây ra triệu chứng khắp cơ thể, bao gồm cả miệng và lưỡi.
Triệu chứng bao gồm:
- Vùng da màu trắng trên lưỡi
- Vết loét màu đỏ và trắng, gọi là sẩn giang mai nằm trên lưỡi hoặc môi
- Sẩn giang mai cứng và nổi lên trong miệng
Những triệu chứng này thường xuất hiện sau 10 – 90 ngày kể từ khi tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai. Sẩn giang mai có thể tự giảm đi sau vài tuần, tuy nhiên xoắn khuẩn vẫn còn tồn tại và theo máu đi khắp các cơ quan trong cơ thể gây triệu chứng toàn thân nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh lý khác
Một số trường hợp hiếm gặp nhưng đôi khi nghiêm trọng có thể gây ra lưỡi trắng. Đó là bệnh ung thư miệng hoặc lưỡi. Các nguyên nhân phổ biến gây ung thư bao gồm việc sử dụng thuốc lá, rượu bia kéo dài hoặc nhiễm virus human papilloma (HPV).
Các bệnh lý viêm nhiễm mãn tính cơ bản khác cũng có thể làm xuất hiện tình trạng lưỡi trắng.
Cách điều trị lưỡi trắng
Lưỡi trắng thường là một biểu hiện lành tính, tuy nhiên chúng ta cũng không nên chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó, điều trị sớm giúp làm cảm giác khó chịu và ngăn ngừa tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.
Biện pháp khắc phục tại nhà
- Probiotics: Bổ sung các chủng vi sinh vật có lợi là một phương pháp an toàn để làm giảm triệu chứng bệnh lý miệng do vi khuẩn gây ra như lưỡi trắng. Ngoài tác dụng tốt cho tiêu hóa, lợi khuẩn cũng rất hữu ích cho miệng và lưỡi.
- Baking soda: Thêm một ít baking soda vào bàn chải đánh răng rồi cọ rửa lưỡi, răng và nướu có thể giúp giảm vi khuẩn gây ra lưỡi trắng.
- Tỏi sống: Nghiên cứu hoạt chất trong tỏi cho thấy tính chất kháng viêm, kháng khuẩn. Do đó dùng tỏi có thể giúp cơ thể chống lại các nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm gây ra.
- Cạo lưỡi: Nhẹ nhàng cạo lưỡi từ phía sau tới phía trước có thể giúp giảm vi khuẩn và mảnh vụn bám chặt trong miệng.
- Nước muối ấm: Nước muối có tính kháng khuẩn và sát trùng, giúp loại bỏ tế bào chết trên lưỡi. Pha một ít muối vào nước ấm, ngậm trong 5-10 phút, thực hiện 2 lần/ngày giúp lưỡi giảm khó chịu nhanh chóng.
- Nước ép lô hội: Ngậm nước lô hội trong miệng và nhổ ra sau đó, thực hiện 2 lần/ngày. Hoạt chất từ lô hội giúp giảm mùi hôi, chống viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ điều trị bệnh liên quan đến răng miệng.
- Bột nghệ: Chà xát một ít tinh bột nghệ lên bề mặt lưỡi. Tính kháng khuẩn và kháng nấm tốt của nghệ giúp loại bỏ các vùng trắng trên lưỡi.
Điều trị bằng y tế chuyên khoa
Nếu có nghi ngờ về tình trạng lưỡi trắng có nguyên nhân bệnh lý hoặc trường hợp lưỡi trắng kéo dài không khỏi dù đã thử nhiều biện pháp tại nhà, hãy nhanh chóng đi khám chuyên khoa. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời để tránh biến chứng không mong muốn:
- Lichen phẳng ở miệng: Là tình trạng viêm mãn tính và thường không cần điều trị. Khi triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê toa corticoid tại chỗ hoặc đường uống.
- Nấm miệng: Điều trị bằng cách bôi thuốc kháng nấm từ 1 – 2 tuần cho đến khi hết bệnh. Trường hợp nghiêm trọng, có thể kê thuốc kháng nấm đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
- Bệnh giang mai: Bác sĩ có thể kê kháng sinh penicillin để điều trị.Trường hợp giang mai lâu ngày không khỏi, có thể cần kết hợp thêm nhiều loại kháng sinh khác nhau.
- Bệnh bạch sản: Cần theo dõi chặt chẽ diễn tiến bệnh để đảm bảo các triệu chứng không trở nên tồi tệ hơn. Đôi khi, cần thiết có thể loại bỏ các mảng trắng bằng phẫu thuật.
Khi nào cần đi khám bác sĩ
Hầu hết các trường hợp lưỡi trắng sẽ tự lành mà không cần điều trị, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Nếu triệu chứng không thuyên giảm với việc chăm sóc miệng cơ bản và các phương pháp điều trị tại nhà hoặc xuất hiện song song với các triệu chứng khác, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Cách phòng ngừa bệnh lưỡi trắng
Mặc dù không phải lúc nào cũng có thể phòng tránh lưỡi trắng. Tuy nhiên để có thể hạn chế tối đa và giảm nguy cơ tái phát lưỡi trắng, bạn cần tuân thủ các lưu ý sau:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Sử dụng bàn chải mềm, chải đều răng và lưỡi, không chải lưỡi quá 4 lần/ngày, tránh đưa bàn chải quá sâu vào miệng.
- Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn kẹt giữa răng.
- Dùng baking soda để làm sạch răng và hạn chế vi khuẩn gây mùi hôi.
- Khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để duy trì sức khỏe răng miệng.
- Dùng kẹo cao su không đường để kích thích tăng tiết nước bọt và loại bỏ vi khuẩn gây hại.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với thực phẩm giàu chất xơ và vitamin D, hạn chế các thức uống chứa acid và uống trà xanh thường xuyên.
Câu hỏi thường gặp
Tại sao lưỡi bị đóng bợn trắng?
Dưới lưỡi nổi cục thịt màu trắng có nguy hiểm không?
Lưỡi bé bị trắng rơ không sạch phải làm sao?
Miệng khô lưỡi trắng là bệnh gì?
Miệng đắng lưỡi trắng là bệnh gì?
Lưỡi có đốm trắng đau rát là bệnh gì?
Lưỡi trẻ em bị nổi hạt trắng có sao không?
Bé bị lưỡi trắng phải làm sao?
Cách chữa lưỡi trắng hôi miệng
Trẻ bị lưỡi trắng phải làm sao?
Lưỡi trắng là một biểu hiện thông thường và tự khỏi được, tuy nhiên một số trường hợp lưỡi trắng có thể là biểu hiện của một bệnh lý nguy hiểm. Qua bài viết trên đây, Doctor có sẵn mong rằng bạn đã có thể hiểu đúng về bệnh lý này. Nếu bạn hoặc người thân của bạn gặp phải trường hợp lưỡi trắng lâu ngày không khỏi hay kèm nhiều biểu hiện khác, hãy điều trị càng sớm càng tốt. Bạn có thể đặt lịch khám với bác sĩ trên Docosan.com.