Ngứa lỗ tai phải là một triệu chứng không hiếm gặp. Tuy nhiên, người bệnh thường không đi khám cho tới khi thực sự cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Có rất nhiều nguyên nhân gây ngứa tai phải, nắm rõ nguyên nhân sẽ giúp bệnh nhân tìm được biện pháp xử trí phù hợp. Để hiểu rõ hơn bệnh lý này, mời bạn đọc tham khảo ngay bài viết được Doctor có sẵn chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
- 1 1. Ngứa tai phải là bệnh gì?
- 2 2. Các nguyên nhân gây nên tình trạng ngứa tai phải
- 3 3. Các biện pháp phòng ngừa ngứa tai phải
- 4 4. Cách xử trí khi bị ngứa tai phải
- 5 5. Câu hỏi thường gặp
- 5.0.0.1 u003cstrongu003eLỗ tai bị ngứa phải làm sao?u003c/strongu003e
- 5.0.0.2 u003cstrongu003eCách trị ngứa tai tại nhà?u003c/strongu003e
- 5.0.0.3 u003cstrongu003eTrẻ bị ngứa tai phải làm sao?u003c/strongu003e
- 5.0.0.4 u003cstrongu003eNgứa tai phải báo hiệu điều gì?u003c/strongu003e
- 5.0.0.5 u003cstrongu003eCảm giác ngứa taiu003c/strongu003e phải là như thế nào?
1. Ngứa tai phải là bệnh gì?
Ngứa lỗ tai phải có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, không nhất thiết là một trình trạng bệnh lý. Ví dụ do dị ứng, do tích tụ ráy tai, nước ứ đọng, ngoáy tai bằng vật sắc nhọn,… Nhưng nếu tình trạng ngứa tai kéo dài kèm theo các triệu chứng khác như sốt, chảy dịch, sưng, đau,… thì có thể đến từ các bệnh như viêm tai, nấm tai. Người bệnh không nên xem thường tình trạng ngứa tai kéo dài vì nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn đến tiến triển nặng như hoại tử ống tai hay mất thính lực.
2. Các nguyên nhân gây nên tình trạng ngứa tai phải
Điểm qua các nguyên nhân gây ngứa tai phải phổ biến hiện nay:
2.1. Viêm tai ngoài
Tai ngoài bao gồm vành tai và ống tai ngoài, ống tai ngoài là bộ phận dẫn từ màng nhĩ đến tai. Pseudomonas aeruginosa và Staphylococcus aureus là 2 vi khuẩn phổ biến nhất gây viêm tai ngoài, ngoài ra còn có các loại nấm và một số nguyên nhân khác. Viêm tai ngoài thường bắt đầu bằng tình trạng ngứa tai, sau đó là đau tai, nghiêm trọng hơn là phù nề, ban đỏ ống tai. Bệnh nhân bị viêm tai ngoài có thể bị đau và chảy dịch. Đôi khi, chảy nước tai hôi và nghe kém xảy ra nếu ống tai trở nên sưng lên.
Yếu tố nguy cơ gây viêm tai ngoài bao gồm:
- Chấn thương ống tai do ngoáy bông ngoáy tai nhiều hoặc các chấn thương khác
- Dị ứng
- Bệnh vẩy nến
- Chàm
- Viêm da tiết bã
- Độ axit giảm ở ống tai (có thể là do nước vào ống tai thường xuyên)
- Chất gây kích ứng (ví dụ, thuốc xịt tóc, thuốc nhuộm tóc) chảy dịch tai và có thể dẫn đến mất thính lực.
2.2. Nấm ống tai, nấm tai ngoài
Nấm ống tai, nấm tai cũng là một nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng ngứa lỗ tai phải. Aspergillus và Candida spp là những loại nấm thường được gặp nhất ở những bệnh nhân bị nấm tai. Ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch như ghép tủy xương, ung thư, AIDS, lọc máu, đái tháo đường,… nấm có thể phát triển thành nấm tai trong và giữa, điều này có thể dẫn đến viêm màng não hoặc nhiễm nấm niêm mạc xâm lấn phá hủy xương chũm. Vì vậy, cần đến gặp bác sĩ để điều trị bệnh nấm ống tai, nấm tai ngoài.
Nấm ống tai biểu hiện ngứa nhiều hơn đau và thường có cảm giác đầy tai. Nấm ống tai do A.niger thường có biểu hiện với cảng mảng nấm màu xám đen hoặc chấm vàng được bao quanh bởi một tổ chức nấm hình sợi bông (sợi nấm). Nhiễm trùng do C.albicans không xuất hiện mảng nấm nào có thể nhìn thấy nhưng thường có chất dịch trắng, có thể đi kèm với các bào tử có bề mặt mềm mại.
2.3. Dị ứng – Nguyên nhân gây ngứa tai phải
Tình trạng dị ứng như dị ứng thức ăn, phấn hoa, dị ứng thuốc,… có thể dẫn đến nổi mẩn đỏ hoặc ngứa ngáy ở nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể. Trong trường hợp này, vùng da ở tai bị ngứa.
Người bị dị ứng cũng có thể bị ngứa ở các phần còn lại của khuôn mặt như môi mắt, nổi mề đay khắp người hoặc sưng phù mắt môi. Bị khó thở sau khi ăn hoặc tiếp xúc với chất gây dị ứng, có thể bị sốc phản vệ. Đây là một trường hợp cấp cứu y tế và cần được chăm sóc ngay lập tức. Nếu chỉ ngứa đơn thuần, tình trạng này sẽ tự hết nhưng nếu gặp các triệu chứng khác như sốt, tiêu chảy, khó thở,… cần đến ngay bệnh viên để được cấp cứu kịp thời.
Xem thêm: Viêm da dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chữa trị
2.4. Viêm da ống tai ngoài
Viêm da ống tai ngoài được đặc trưng bởi ngứa, nhiều mảng vảy dễ bong và viêm đỏ của da ống tai ngoài. Viêm da ống tai có thể do tiếp xúc với dị nguyên (viêm da tiếp xúc) hoặc có thể tự phát (viêm ống tai ngoài mạn tính, eczema ống tai).
Các chất gây dị ứng do tiếp xúc thường gồm các loại bông tai có chứa niken và nhiều sản phẩm làm đẹp khác như keo xịt tóc, kem dưỡng da, thuốc nhuộm tóc… Eczema ống tai phổ biến hơn ở những người có tình trạng viêm da cơ địa và các bệnh viêm da khác (ví dụ như hội chứng tiết bã, bệnh vẩy nến).
2.5. Mắc các bệnh về da
Khi mắc các bệnh về da như vảy nến, viêm da hoặc bị chàm da,… người bệnh có thể bị ngứa tai phải do mầm bệnh xuất hiện trong tai. Các bệnh này làm cho phần da trong và xung quanh tai khô, bong tróc, nổi mẩn đỏ và dẫn đến ngứa ít hay nhiều tùy tình trạng bệnh. Khi mắc bệnh, cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, chăm sóc và vệ sinh vùng tai cẩn thận để điều trị dứt điểm bệnh, từ đó giảm bớt triệu chứng ngứa tai.
2.6. Ráy tai
Ráy tai được tạo thành từ bụi bẩn, chất nhờn, tế bào chết, mồ hôi ở ống tai ngoài. Tai có thể đẩy ráy tai ra ngoài khi cử động hàm bằng các lông mao ở ống tai. Đây là cơ chế tự làm sạch của tai, giúp bảo vệ lỗ tai khỏi bụi bẩn, vi khuẩn và nước cũng như giữ được độ ẩm nhất định cho tai. Nếu ráy tai quá nhiều sẽ không tự đẩy ra ngoài được và trở nên khô cứng, ngứa lỗ tai. Ráy tai tích tụ lâu dài có thể gây ngứa tai và ảnh hưởng đến thính giác.
Tuy nhiên, nếu làm sạch ráy tai quá kĩ, mất hàng rào bảo vệ tai này sẽ khiến bụi bẩn, vi khuẩn dễ xâm nhập đồng thời không giữ được độ ẩm nhất định cũng khiến tai bị khô, ngứa.
2.7. Nước ứ đọng
Theo báo cáo, nguy cơ gây viêm tai ngoài ở người biết bơi gấp 5 lần người không biết bơi. Độ ẩm gây trương nở lớp sừng, dẫn đến phá hủy hang rào bảo vệ là ráy tai và tạo điều kiện thích hợp cho vi khuẩn tích tụ sau đó là sự phát triển của nấm Aspergillus, Candida spp. Từ đó dẫn đến cảm giác ngứa tai phải hoặc trái, khó chịu ở lỗ tai.
2.8. Thói quen vệ sinh tai
Người có thói quen lấy ráy tai bằng vật sắc nhọn có thể dẫn đến tổn thương da tai và màng nhĩ, phá vỡ hàng rào cơ học bảo vệ của ống tai, dẫn đến dễ bị kích ứng và nhiễm vi khuẩn, nấm gây viêm tai. Thường xuyên để tai tụ nước cũng dẫn đến nhiễm vi khuẩn, nấm tai.
2.9. Do máy trợ thính
Máy trợ thính cũng là nguyên nhân gây ngứa lỗ tai phải. Trong trường hợp bệnh nhân bị dị ứng với chất liệu của máy hay kích thước máy không phù hợp, cọ xát gây kích ứng hoặc do máy trợ thính không được vệ sinh kĩ dẫn đến tụ nước, bụi bẩn tạo môi trường cho vi khuẩn, nấm phát triển gây viêm tai, ngứa tai. Ngoài ra, người dùng máy trợ thính lần đầu bị ngứa có thể do áp lực tì đè của thiết bị.
3. Các biện pháp phòng ngừa ngứa tai phải
Ngứa thai phải không phải là bệnh lý nguy hiểm. Căn bệnh này hoàn toàn phòng ngừa được bằng các biện pháp sau:
3.1. Tránh các tác nhân gây dị ứng
Nếu đã có tiền sử dị ứng thức ăn, thuốc hay bất kì tác nhân gây dị ứng nào khác, nên cẩn trọng khi tiếp xúc với chúng. Hạn chế sử dụng thức ăn dễ gây dị ứng trên cơ địa dị ứng, hạn chế tiếp xúc phấn hoa, bụi, giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ,… là những cách phòng ngừa dị ứng dẫn đến tình trạng ngứa tai.
3.2. Lấy ráy tai đúng cách
Nếu bạn có thói quen dùng những vật sắc nhọn như cây láy ráy tai, nên dừng ngay và thay vào đó là sử dụng những vật mềm như tăm bông để tránh làm tổn thương da, màng nhĩ. Không ngoáy sâu vào tai vì có thể gây tổn thương tai và đẩy ráy tai vào sâu hơn. Ráy tai có tác dụng bảo vệ tai vì vậy không nên thường xuyên lấy ráy tai, cũng như không nên để ráy tai quá lâu vì sẽ khô cứng gây ngứa.
3.3. Phòng ngừa viêm tai ngoài
Viêm tai ngoài có thể được ngăn ngừa bằng cách sử dụng một vài giọt hỗn hợp cồn và dấm trắng tỷ lệ 1:1 (nếu màng nhĩ còn nguyên vẹn) ngay sau khi bơi. Cồn giúp loại bỏ nước (bốc hơi), và dấm thay đổi độ pH của ống tai. Hạn chế sử dụng bông ngoáy tai hoặc các dụng cụ lấy ráy tai.
3.4. Tránh để nước đọng trong tai
Để ngăn ngừa viêm tai ngoài, ngứa tai trái, phải, nấm tai, điều quan trọng là bạn cần tránh để đọng nước ở tai vì độ ẩm là môi trường phù hợp cho vi khuẩn và nấm phát triển. Sử dụng các thiết bị bảo vệ khi bơi như nút cao su hoặc silicon bịt tai chống nước, lau tai và làm khô tai bằng máy sấy tóc sau khi bơi rất được khuyến khích.
3.5. Vệ sinh tai sạch sẽ
Môi trường ô nhiễm cũng là điều kiện thích hợp cho vi khuẩn và nấm phát triển gây viêm tai. Nên lấy ráy tai định kì, rửa tai bằng tăm bông và nước muối sinh lý hoặc nước rửa tai, thuốc rửa tai theo chỉ định. Tai có cơ chế tự làm sạch tự nhiên bằng cách đẩy ráy tai ra ngoài khi cử động hàm, vì vậy không nên vệ sinh tai quá thường xuyên.
3.6. Sử dụng máy trợ thính phù hợp
Nên sử dụng máy trợ thính có chất liệu phù hợp với cơ địa để tránh dẫn đến kích ứng. Sử dụng máy có kích thước phù hợp tránh cọ xát cũng như thường xuyên vệ sinh kĩ máy tránh tụ nước, bụi bẩn gây ngứa tai.
4. Cách xử trí khi bị ngứa tai phải
Chẳng may xuất hiện triệu chứng ngứa tai phải, bạn cần xử lý theo các cách sau:
4.1. Tìm ra nguyên nhân gây ngứa tai phải
Các nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến ngứa lỗ tai phải, vì vậy cần nắm rõ nguyên nhân để khắc phục cũng như hạn chế tình trạng này. Tùy nguyên nhân sẽ có hướng xử trí khác nhau như vệ sinh tai sạch sẽ, làm khô tai, ngưng tác nhân gây dị ứng, điều chỉnh máy trợ thính, sử dụng thuốc trị nấm tai, viêm tai theo chỉ định của bác sĩ…
4.2. Theo dõi tìm triệu chứng khác
Nếu ngứa tai lâu ngày dần dẫn đến các triệu chứng nặng hơn như đau, chảy dịch, nổi mẩn đỏ,… cần đến gặp bác sĩ. Vì đó có thể là biểu hiện của nấm tai, viêm tai ngoài. Trong trường hợp này, cần đến gặp bác sĩ để được theo dõi và điều trị tránh diễn tiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
5. Câu hỏi thường gặp
u003cstrongu003eLỗ tai bị ngứa phải làm sao?u003c/strongu003e
Bạn không nên quá lo lắng mà hãy vệ sinh tai sạch sẽ, ngưng tác nhân gây dị ứng, theo dõi triệu chứng khác,… nếu không cải thiện hoặc có các triệu chứng bất thường khác, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.
u003cstrongu003eCách trị ngứa tai tại nhà?u003c/strongu003e
Dùng nước muối sinh lý để rửa tai là một cách giảm ngứa tai hiệu quả nhưng cần có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý rửa tai mà chỉ nên làm sạch nhẹ nhàng bằng tăm bông mềm.
u003cstrongu003eTrẻ bị ngứa tai phải làm sao?u003c/strongu003e
Nên kiểm tra tai của bé, hãy đảm bảo rằng tai bé không được quá khô hay ẩm ướt, lấy ráy tai, vệ sinh tai cho bé đúng cách. Không tự ý dùng nước muối hay bất kỳ loại thuốc nhỏ tai nào để nhỏ vào tai bé tại nhà. Nếu tình trạng ngứa tai kéo dài hay có các triệu chứng bất thường khác, cần đưa bé đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và thăm khám.
u003cstrongu003eNgứa tai phải báo hiệu điều gì?u003c/strongu003e
Hầu hết tình trạng ngứa tai là không nghiêm trọng, nhưng cũng có thể báo hiệu cho tình trạng bệnh lý khác như nấm tai, viêm tai ngoài mà chúng ta không nên chủ quan.
u003cstrongu003eCảm giác ngứa taiu003c/strongu003e phải là như thế nào?
Cảm giác ngứa tai là cảm giác ngứa ở lỗ tai hoặc vành tai, thường là ở lỗ tai. Ngứa tai có nhiều nguyên nhân: Do ráy tai tích tụ, do dị ứng, do kích thích của máy trợ thính, do nấm tai, viêm tai. Nếu ngứa tai liên tục thì nên nghĩ đến nguyên nhân bệnh lý như viêm tai ngoài hoặc nấm trong tai. Thói quen ngoáy tai thường xuyên có thể gây viêm ống tai ngoài.
Bài viết được tham khảo từ các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Hi vọng qua bài viết này bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về tình trạng ngứa tai phải. Docosan Team khuyến khích bạn hãy tìm và đặt lịch khám bệnh với bác sĩ có chuyên môn để điều trị nếu có những triệu chứng bất thường được nêu trên.