Viêm amidan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm amidan là tình trạng viêm sung huyết và xuất tiết amidan khẩu cái. Căn bệnh này xuất hiện phổ biến ở trẻ em nhưng không có nghĩa người lớn không có khả năng mắc phải. Việc phát hiện và điều trị từ sớm giúp hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy phương pháp điều trị đó là gì và cần làm gì để phòng ngừa? Tất cả thắc mắc này sẽ được Docosan giải đáp trong bài chia sẻ dưới đây.

Bài viết được tham khảo ý kiến chuyên môn từ BS.CKI Nguyễn Thành Đông – Chuyên khoa Tai Mũi Họng

Viêm amidan là bệnh gì?

Amidan là tập hợp các tế bào lympho nằm tập trung phía dưới niêm mạc hầu, tạo thành một vòng bạch huyết Waldayer bao gồm amidan vòm họng (còn gọi là VA), amidan vòi, amidan khẩu cái và amidan đáy lưỡi. Trong đó, amidan khẩu cái lớn nhất, nằm ở hai bên thành họng và cũng là amidan hay bị viêm nhất. 

Viêm amidan là tình trạng viêm sung huyết và xuất tiết amidan khẩu cái. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh này bao gồm sưng amidan, đau họng, khó nuốt và nổi hạch mềm ở hai bên cổ. Nguyên nhân gây bệnh thường gặp là virus hoặc vi khuẩn tấn công tổ chức amidan và gây viêm nhiễm.

viêm amidan
Viêm amidan là một trong những bệnh tai mũi họng thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ

Phương pháp điều trị bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, do đó việc chẩn đoán chính xác và kịp thời là rất quan trọng. Phẫu thuật cắt bỏ amidan, một thủ thuật thông thường để điều trị viêm amidan mãn tính, thường chỉ được thực hiện khi tình trạng không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác hoặc gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây viêm amidan

Amidan là tuyến bảo vệ đầu tiên của hệ thống miễn dịch chống lại vi khuẩn và virus xâm nhập vào đường hô hấp hay tiêu hoá qua miệng. Chức năng này có thể làm cho amidan đặc biệt dễ bị tổn thương và viêm nhiễm. Tuy nhiên, chức năng hệ thống miễn dịch của amidan suy giảm sau tuổi dậy thì, vì vậy tình trạng viêm amidan hiếm gặp ở người trưởng thành.

viêm amidan
Liên cầu khuẩn nhóm A là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm amidan

Viêm amidan thường do virus thông thường gây ra, nhưng nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể xảy ra. Loại vi khuẩn phổ biến nhất gây ra là Streptococcus pyogenes (liên cầu khuẩn nhóm A), loại vi khuẩn gây viêm họng hạt. Các chủng vi khuẩn liên cầu và vi khuẩn khác cũng có thể gây ra bệnh này.

Triệu chứng viêm amidan thường gặp

Viêm amidan thường ảnh hưởng nhiều đến trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo và thanh thiếu niên. Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm:

  • Amidan sưng đỏ
  • Amidan có những chấm mủ trắng ở miệng các hốc, dần biến thành một lớp mủ phủ trên bề mặt amidan
  • Đau họng, cảm giác khô, rát vùng họng
  • Khó nuốt hoặc nuốt đau
  • Sốt
  • Hạch bạch huyết ở cổ sưng to, mềm
  • Giọng khàn nhẹ
  • Hôi miệng
  • Đau bụng
  • Đau cổ hoặc cứng cổ
  • Đau đầu
viêm amidan
Bệnh nhân bị viêm amidan thường có triệu chứng khó nuốt, nuốt đau hay thậm chí xuất hiện hạch

Ở trẻ nhỏ không thể tự mô tả cảm giác của chúng, các dấu hiệu của bệnh mà cha mẹ có thể nhận biết tình trạng viêm amidan ở trẻ là:

  • Chảy nước dãi do nuốt khó hoặc đau
  • Từ chối ăn
  • Quấy khóc bất thường
  • Nổi hạch ở cổ

Yếu tố gia tăng nguy cơ bị viêm amidan

  • Trẻ em: Viêm amidan thường xuất hiện phổ biến ở trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 5 đến 15 tuổi.
  • Người thường xuyên tiếp xúc với vi trùng, vi khuẩn: Trẻ trong độ tuổi đi học tiếp xúc gần gũi với các bạn và thường xuyên tiếp xúc với virus hoặc vi khuẩn khi nghịch ngợm vui chơi; hoặc người sống và làm việc trong môi trường thiếu vệ sinh.
viêm amidan
Trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 5 – 15 là đối tượng dễ bị viêm amidan

Khi nào bệnh nhân cần gặp bác sĩ chuyên khoa?

Viêm amidan cần được thăm khám và chẩn đoán bởi bác sĩ để được điều trị phù hợp. Những bệnh nhân có các biểu hiện sau cần đi khám sớm:

  • Đau họng kèm theo sốt
  • Đau họng không biến mất trong vòng 24 đến 48 giờ
  • Đau khi nuốt hoặc nuốt vướng
  • Cực kỳ mệt mỏi hoặc quấy khóc dữ dội
viêm amidan
Phụ huynh cần đưa trẻ gặp bác sĩ nếu triệu chứng bệnh viêm amidan chuyển biến sang giai đoạn nghiêm trọng

Đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức nếu bé có những biểu hiện sau:

  • Khó thở
  • Khó nuốt
  • Chảy nhiều nước dãi

Biến chứng do viêm amidan gây ra

Viêm hoặc sưng amidan do viêm amidan mãn tính có thể gây ra các biến chứng như:

  • Ngưng thở khi ngủ do tắc đường thở
  • Nhiễm trùng lan sâu vào mô xung quanh (viêm mô tế bào amidan)
  • Nhiễm trùng dẫn đến tụ mủ sau amidan (viêm amiđan hốc mủ)
viêm amidan
Bệnh viêm amidan không được điều trị đúng phương pháp có thể dẫn đến biến chứng là ngưng thở khi ngủ do tắc đường thở

Ngoài ra, nếu viêm amidan do liên cầu khuẩn nhóm A không điều trị hoặc điều trị không đúng, trẻ sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh lý sau:

  • Sốt, một tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tim, khớp, da và hệ thần kinh
  • Bệnh tinh hồng nhiệt
  • Viêm cầu thận hậu nhiễm
  • Viêm khớp phản ứng hậu nhiễm

Đây đều là những biến chứng nguy hiểm, tác động mạnh mẽ đến sức khỏe tổng thể. Nếu không mong muốn con trẻ hay bản thân gặp biến chứng trên, bạn cần chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị bệnh viêm amidan.

Viêm amidan được chẩn đoán như thế nào?

Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng sẽ tiến hành khám và chẩn đoán xác định bệnh nhân có bị viêm amidan hay không qua một số quy trình cơ bản sau:

  • Soi đèn vào họng để quan sát tình trạng của họng cũng như mức độ nhiễm trùng và vùng tổn thương trong khoang miệng.
  • Nhẹ nhàng sờ vùng cổ để kiểm tra các tuyến (hạch bạch huyết) có bị sưng hay không.
  • Nghe nhịp thở bằng ống nghe.
  • Kiểm tra kích thước lá lách (lách to trong bệnh lý bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng, bệnh lý này cũng làm viêm amidan).
  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu.
  • Phết họng để làm xét nghiệm tìm vi khuẩn nhóm Streptococcus.
Tại phòng khám Tai Mũi Họng Thành Đông hiện tại có đầy đủ các trang thiết bị máy móc để hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh viêm amidan cho người lớn và trẻ nhỏ, giúp bác sĩ đưa ra biện pháp điều trị phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.  
viêm amidan
Bác sĩ Nguyễn Thành Đông đang kiểm tra vùng hầu họng cho bệnh nhân bằng phương pháp nội soi

Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận bạn có đang bị viêm amidan hay không. Nếu có, dựa vào nguyên nhân, biểu hiện mà bác sĩ cân nhắc đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Phương pháp điều trị viêm amidan hiệu quả

Tùy vào triệu chứng, mức độ nặng nhẹ mà người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị theo các phương pháp sau:

Dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định

Nếu viêm amidan do nhiễm vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh cho bệnh nhân sử dụng. Thông thường, thuốc Penicillin là loại kháng sinh phổ biến nhất được kê đơn cho bệnh viêm amidan do liên cầu nhóm A đường uống, sử dụng trong 10 ngày. Nếu bệnh nhân bị dị ứng với Penicillin, bác sĩ sẽ kê một loại kháng sinh thay thế.

viêm amidan
Dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm amidan theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Người bệnh cần uống đủ liều thuốc kháng sinh theo chỉ định kể cả khi các triệu chứng bệnh hết hoàn toàn. Việc không dùng hết thuốc theo chỉ dẫn có thể khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên trầm trọng hơn hoặc lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Đặc biệt, việc không hoàn thành liệu trình kháng sinh đầy đủ có thể làm tăng nguy cơ bị sốt thấp khớp và viêm thận nghiêm trọng.

Phẫu thuật cắt amidan

Phẫu thuật cắt amidan có thể được sử dụng để điều trị viêm amidan tái phát thường xuyên, viêm amidan do vi khuẩn không đáp ứng với điều trị kháng sinh. Viêm amidan tái phát thường xuyên với tần số sau:

  • Ít nhất bảy lần trong năm vừa qua
  • Ít nhất năm lần một năm trong hai năm qua
  • Ít nhất ba lần một năm trong ba năm qua
viêm amidan
Viêm amidan thường xuyên tái phát sẽ được bác sĩ cân nhắc điều trị bằng phương pháp phẫu thuật

Cắt amidan cũng có thể được thực hiện nếu viêm amidan dẫn đến các biến chứng khó kiểm soát, chẳng hạn như:

  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn
  • Thở khó khăn
  • Khó nuốt, đặc biệt là thịt và các loại thực phẩm dai khác
  • Áp xe không cải thiện khi điều trị bằng thuốc kháng sinh

Phẫu thuật cắt amidan yêu cầu 10 ngày đến 2 tuần để bệnh nhân hồi phục sau phẫu thuật. Vì vậy, nếu được chỉ định hay khuyến cáo cắt amidan, bạn nên sắp xếp công việc để nghỉ ngơi hoàn toàn, ăn uống thanh đạm.

Biện pháp phòng ngừa viêm amidan

Cách phòng bệnh viêm amidan tốt nhất là giữ gìn vệ sinh thân thể và môi trường sống, bằng cách:

  • Rửa tay kỹ lưỡng và thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
  • Tránh dùng chung thức ăn, ly uống nước, chai nước hoặc đồ dùng cá nhân với bệnh nhân bị viêm amidan.
  • Thay bàn chải đánh răng sau khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm amidan.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lối sống thường ngày lành mạnh.
viêm amidan
Tập trẻ thói quen thường xuyên súc miệng bằng nước muối để phòng ngừa bệnh viêm amidan

Người được chẩn đoán mắc bệnh viêm amidan cần làm những điều này để không lây bệnh cho người khác:

  • Hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh trong thời gian điều trị bệnh.
  • Hỏi ý kiến ​​bác sĩ về thời gian quay trở lại nơi làm việc, học tập.
  • Ho hoặc hắt hơi vào khăn giấy hoặc vào khuỷu tay của mình khi cần thiết.
  • Rửa tay sau khi hắt hơi hoặc ho.

Viêm amidan không chỉ tác động đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến công việc, học tập. Do đó, bạn cần thăm khám khi nghi ngờ, điều trị đúng phương pháp từ sớm và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Đồng thời, chủ động hơn trong việc kiểm tra sức khỏe định kỳ để tầm soát cũng như kịp thời phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn.

Nếu bạn vẫn chưa tìm kiếm được địa chỉ khám và điều trị bệnh viêm amidan uy tín, chất lượng cao thì Phòng khám Tai Mũi Họng Thành Đông là gợi ý dành cho bạn. Phòng khám được thành lập và quản lý bởi BS.CKI Nguyễn Thành Đông. Bác sĩ đã có hơn 28 năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý liên quan đến tai mũi họng cho mọi đối tượng. Ngoài ra, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại, được nhập khẩu từ các nước lớn trên thế giới với mục đích đem lại sự chính xác trong khâu chẩn đoán và điều trị dứt điểm bệnh.

viêm amidan
Phòng khám Tai Mũi Họng Thành Đông chuyên tiếp nhận các trường hợp khám và điều trị viêm amidan

Từ những ngày đầu thành lập cho đến thời điểm hiện tại, đã có hàng ngàn bệnh nhân tìm đến Phòng khám Tai Mũi Họng Thành Đông. Và đã có đến 99% bệnh nhân điều trị thành công và có những phản hồi tích cực về hiệu quả điều trị bệnh. Phương châm hoạt động của phòng khám là luôn tận tụy và hết lòng với bệnh nhân.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Contact Me on Zalo