Bệnh viêm amidan mãn tính: Nguyên nhân, cách điều trị

Viêm amidan mãn tính là một trong những bệnh hầu họng gây khó chịu nhất cho người bệnh khi gây đau rát cổ họng, mất giọng hay thậm chí sưng tấy phải nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ. Sau đây Docosan sẽ giúp bạn hiểu rõ về căn bệnh vô cùng khó chịu này.

Viêm amidan mãn tính là gì?

Viêm amidan xảy ra khi amidan (hai mô đệm hình bầu dục ở phía sau cổ họng) bị nhiễm trùng, gây viêm, sưng và đau. Tùy thuộc vào việc nhiễm trùng là do vi rút hay vi khuẩn gây ra, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị hoặc đề xuất các biện pháp làm dịu cho đến khi nhiễm trùng và các triệu chứng biến mất.

Thông thường, viêm amidan tự khỏi dù có hoặc không có kháng sinh trong vòng chưa đầy một tuần. Những trường hợp này được coi là viêm amidan cấp tính. Viêm amidan được coi là mãn tính khi các triệu chứng kéo dài hơn hai tuần. Viêm amidan tái phát (hoặc “thường xuyên”) được định nghĩa theo cách sau:

  • Tái phát hơn 7 lần/năm
  • Tái phát hơn 5 lần/2 năm
  • Tái phát hơn 3 lần/năm kéo dài trong 3 năm
viem amidan man tinh 1

Đối tượng nào dễ mắc viêm amidan mãn tính nhất 

Với việc có hệ miễn dịch yếu, trẻ em thường bị các loại virus tấn công hơn và dễ nhiễm bệnh hơn. Viêm amidan ở trẻ cũng dễ chuyển thành viêm amidan mãn tính hơn khi mà nó khó khỏi hơn người lớn.

Vậy nên nếu trẻ em trong gia đình có dấu hiệu của bệnh cần được can thiệp y tế sớm, ăn uống điều độ, đủ chất để tránh bệnh chuyển biến nặng hơn.

Ngoài ra những người có tiền sử mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, … cũng có khả năng cao mắc amidan mãn tính do suy giảm hệ miễn dịch

viem amidan man tinh 2

Nguyên nhân khiến bạn bị viêm amidan mãn tính 

Viêm amidan kéo dài mà không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến viêm amidan mãn tính. Tuy nhiên bạn còn có thể mắc bệnh do các nguyên nhân sau đây:

  • Mắc các bệnh sởi, cúm, ho gà…
  • Có hệ miễn dịch yếu
  • Thời tiết thay đổi đột ngột (thường là chuyển lạnh)
  • Sống trong môi trường ô nhiễm
  • Gặp các tình trạng sâu răng, viêm VA, viêm lợi, viêm xoang…
viem amidan man tinh 3

Triệu chứng bệnh viêm amidan mãn tính

Ngoài việc viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần và lâu khỏi thì bạn còn có dấu hiệu mắc bệnh khi gặp các tình trạng sau đây:

  • Người xanh xao, gầy gò
  • Thường xuyên bị sốt vào buổi chiều
  • Nổi hạch ở góc hàm
  • Có cảm giác mắc gì đó ở cổ họng
  • Đột nhiên bị khàn tiếng, ho hay hôi miệng
  • Ngủ ngáy thường xuyên
viem amidan man tinh 4

Nguyên nhân nào khiến bệnh viêm amidan tái phát?

Thông thường, viêm amidan là do virus gây ra chứ không phải vi khuẩn. Hầu hết nguyên nhân của viêm amidan đều liên quan đến tiếp xúc, có nghĩa là bạn có nguy cơ cao hơn nếu tiếp xúc với nhiều virus hơn. Với những người có thể trạng yếu thì việc tiếp xúc với virus sẽ dễ khiến cơ thể tái phát amidan hơn bình thường.

Tránh vi trùng bằng cách rửa tay thường xuyên và không dùng chung cốc hoặc thức ăn với người có bệnh răng miệng cũng có thể giúp tránh viêm amidan.

Khi nào thì nên cắt viêm amidan mãn tính?

Cắt amidan hoặc phẫu thuật cắt bỏ amidan được chỉ định khi trẻ bị viêm amidan mãn tính từ 7 lần trở lên trong một năm, 5 lần mỗi năm trong hai năm qua, hoặc ba mỗi năm trong ba năm qua.

Nếu tình trạng viêm amidan thường xuyên không đạt đến ngưỡng đó thì nên thận trọng chờ đợi, đồng thời thực hiện các bước để ngăn ngừa viêm amidan tái phát (bao gồm cả việc thực hành vệ sinh tốt) và điều trị viêm amidan như bình thường khi nhiễm trùng.

Mặc dù việc cắt amidan ở trẻ em thường gặp hơn, nhưng người lớn cũng có thể thực hiện cắt amidan nếu bệnh tái phát thường xuyên. Nếu người lớn bị bốn lần nhiễm trùng trở lên trong một năm, bạn nên cân nhắc việc cắt amidan cũng có thể được xem xét nếu các trường hợp viêm amidan thường xuyên gây ra tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ hoặc khó thở.

viem amidan man tinh 5

Viêm amidan mãn tính gây ra rất nhiều sự khó chịu cho người bệnh, bởi vậy mà nếu có dấu hiệu bạn cần đến cơ sở y tế sớm nhất có thể. Với sự chăm sóc của các y bác sĩ không chỉ bệnh tình diễn biến tốt hơn mà việc thường xuyên tái bệnh cũng ít hơn đáng kể.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.Nguồn tham khảo: everydayhealth.com

Contact Me on Zalo