Viêm xoang sàng: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Viêm xoang sàng là bệnh thường gặp ở nước ta hiện nay, bệnh ngày càng tăng do tình trạng ô nhiễm môi trường, vệ sinh thấp, xác suất nhiễm khuẩn cao và cũng do sự hiểu biết về bệnh còn chưa đầy đủ. Hãy cùng Docosan tìm hiểu về bệnh này qua bài viết này nhé.

Viêm xoang sàng là gì?

Xoang sàng là xoang có sớm nhất ngay từ bào thai trong bụng mẹ, chính từ xoang sàng phát triển lên thành xoang trán và xuống thành xoang hàm nên xoang sàng trong bệnh học thường được coi là xoang chủ, tạo nên viêm nhiều xoang phụ.

Về cơ bản, qua thăm khám thì các thầy thuốc sẽ xác định rõ cụ thể loại viêm xoang thông qua diễn tiến của bệnh

  • Viêm xoang sàng cấp: thời gian bị viêm mới xảy ra 2 đến 3 tuần, thường sẽ có các triệu chứng rõ rệt như sốt, đau nhức vùng xoang, ngạt, chảy mũi … 
  • Viêm xoang sàng mạn: đã bị từ lâu quá 3 tuần đến hàng chục năm, thường chỉ còn 3 triệu chứng chính là ngạt tắc nghẹt mũi + chảy nước mũi + đau nhức đầu. Tuy nhiên các triệu chứng cũng đa dạng hơn tùy theo thể loại hay nguyên nhân.
viêm xoang sàng
Viêm xoang sàng là gì?

Nguyên nhân gây viêm xoang sàng

Việc tìm được nguyên nhân giúp cho việc điều trị có hiệu quả hơn. Những nguyên nhân chính thường gặp:

  • Viêm xoang sàng nhiễm khuẩn: do nhiễm vi khuẩn hay vi rút thường có sốt, chảy mủ, …
  • Viêm xoang sàng dị ứng: gặp ở người có cơ địa bệnh dị ứng như hen suyễn, … hoặc xuất hiện bệnh từng đợt, từng cơn khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng nh phấn hoa, bụi nhà, … với tình trạng hắt hơi nhiều, ngứa mũi,, chảy nước mũi trong.
  • Viêm xoang sàng do răng: gặp chủ yếu ở xoang hàm, một bên có mủ đặc hôi, cần kết hợp với điều trị nguyên nhân ở răng hàm trên của bệnh nhân.
  • Viêm xoang sàng do nấm: cũng hay gặp ở nước ta, nấm thường khu trú ở xoang hàm, xoang sàng trước, một bên hoặc cả hai bên.
viêm xoang sàng
Nguyên nhân gây viêm xoang sàng

Dấu hiệu của viêm xoang sàng

Viêm xoang sàng cấp mủ 

Tình trạng bệnh sẽ xảy ra sau vài ngày bị viêm nhiễm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ, (nhất là sau viêm mũi do cúm) với các triệu chứng thường gặp ở mũi như:

  • Nghẹt tắc mũi thường cả hai bên, rõ rệt gây khó thở, quấy khóc nhiều, mất ngủ, ăn uống kém, …
  • Chảy mũi thường là dịch mũi nhầy, hoặc dịch mủ đặc, bẩn, hôi.
  • Có thể kèm theo ho, dễ nôn, hay trớ.
viêm xoang sàng
Dấu hiệu của viêm xoang sàng

Đầu tiên thấy góc trong trên hốc mắt trẻ bị nề, sưng, ấn đau, sau lan ra gây đỏ mi mắt trên rồi đến mi mắt dưới gây sụp mí nhẹ, làm trẻ mở mắt bên bị viêm không được bình thường. Ngoài ra ở mắt sẽ bị viêm đỏ, chảy nước mắt nhiều. 

Trong những ngày này trẻ sốt cao, thể trạng nhiễm trùng, quấy khóc nhiều, bỏ bú. Cần được đưa đi khám bác sĩ tai mũi họng và theo dõi, điều trị tích cực tránh bị viêm xoang xuất tiết mủ.

Viêm xoang sàng mạn

Nhức phía sau hoặc giữa hộp sọ hoặc cảm giác đè nặng vùng hốc mắt, mệt mỏi, sổ mũi kéo dài. Dịch tiết nhầy hoặc mủ chảy qua lỗ mũi sau xuống họng. Ngách mũi giữa bị phù nề, có các polyp nhỏ. Khả năng ngửi bị kém và lâu ngày có thể mất khứu giác vĩnh viễn.

Các cách trị viêm xoang sàng

Khi có viêm mũi cấp nhất là do nhiễm khuẩn và thấy chảy mũi kèm theo có mủ ở một bên với lượng nhiều, dịch đặc; góc trong mắt có rỉ mủ và một bên sưng nề, ấn đau cần được khám tai mũi họng để phát hiện viêm xoang sàng cấp mủ.

Khi bị viêm xoang sàng cấp mủ cần được theo dõi điều trị đúng để ngăn chặn và phát hiện sớm viêm xoang sàng xuất ngoại, từ đó tránh đưa tới viêm xoang xuất ngoại có đường rò và các biến chứng nguy hiểm khác. 

Điều trị viêm xoang sàng cấp mủ ở trẻ nhỏ cần thực hiện tốt các nguyên tắc:

  • Dùng kháng sinh mạnh: phổ rộng, liều cao, tùy theo tình trạng trẻ sẽ nạp thuốc qua đường uống hay tiêm truyền hoặc phối hợp xen kẽ trong những ngày liên tục. 
  • Luôn đảm bảo mũi được thông thoáng, dẫn lưu tốt, hút sạch mủ ứ đọng trong mũi hàng ngày 
  • Khi đã có dấu hiệu viêm xoang sàng gây xuất tiết mủ ngoài cần chọc hút hoặc kích thích dẫn lưu ổ mủ xuất ngoại ngay tránh để vỡ ổ mủ thành lỗ rò ra ngoài da vùng mắt hay rõ vào ổ mắt
  • Luôn cảnh giác, phát hiện sớm và điều trị tích cực trước các biến chứng đặc biệt là viêm phế quản – phổi và viêm màng não.
viêm xoang sàng
Điều trị viên xoang sàng bằng thuốc kháng sinh

Các bác sĩ giỏi trị viêm xoang sàng

  • BSCKI Đặng Thị Mỹ Liên – Quận 7
  • Bác sĩ Lê Thị Mỹ Thanh – Khám online
  • Bác sĩ Nguyễn Thanh Vũ – Quận 8

Kết luận

Viêm xoang sàng do cấu trúc, nguyên nhân, diễn biến rất khác nhau nên sẽ có ảnh hưởng cơ bản đến tiên lượng và điều trị. Vì vậy cần hiểu biết đầy đủ về các thể viêm xoang để tự xác định được tình trạng và hướng điều trị, phòng tránh bệnh kịp thời.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.