Ám ảnh sợ xã hội là một trong chứng rối loạn lo âu phổ biến. Lo lắng, sợ hãi trong chứng ám ảnh xã hội gây cản trở đến cuộc sống hằng ngày, đi làm, đi học của người bệnh. Do đó, để bạn đọc có thể tìm hiểu được rối loạn lo âu xã hội là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hội chứng này. Mời bạn cùng Doctor có sẵn tìm hiểu qua bài viết này.
Tóm tắt nội dung
- 1 Ám ảnh xã hội là gì?
- 2 Nguyên nhân gây ra rối loạn ám ảnh xã hội
- 3 Triệu chứng dễ nhận biết về chứng ám ảnh xã hội
- 4 Ảnh hưởng của chứng ám ảnh sợ xã hội đến cuộc sống hàng ngày
- 5 Cách chữa bệnh ám ảnh sợ xã hội
- 6 Phòng khám tâm lý ở TPHCM giúp điều trị chứng ám ảnh sợ xã hội
- 7 Các biện pháp đơn giản giúp khắc phục rối loạn ám ảnh sợ xã hội
- 8 Câu hỏi thường gặp
Ám ảnh xã hội là gì?
Ám ảnh sợ xã hội (rối loạn lo âu xã hội) là một trong chứng rối loạn lo âu phổ biến. Trong chứng ám ảnh sợ xã hội này, người bệnh luôn cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi bị xem xét, đánh giá và phê bình. Lo lắng, sợ hãi trong chứng ám ảnh xã hội gây cản trở đến cuộc sống hằng ngày, đi làm, đi học của người bệnh.
Rối loạn ám ảnh sợ xã hội thường xảy ra ở giai đoạn thiếu niên, có thể bị nhầm lẫn với các triệu chứng nhút nhát và né tránh tình huống hoặc tương tác trong xã hội. Ám ảnh xã hội thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới và tỷ lệ chênh lệch này rõ rệt hơn ở độ tuổi thanh thiếu niên.
Nếu không điều trị kịp thời, chứng ám ảnh sợ xã hội sẽ kéo dài trong nhiều năm, thậm chí được coi là tình trạng sức khỏe tâm thần mãn tính. Hãy tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ:
Nguyên nhân gây ra rối loạn ám ảnh xã hội
Nguyên nhân gây ra rối loạn ám ảnh xã hội có thể phát sinh từ sự tương tác phức tạp giữa yếu tố sinh học và môi trường. Ba nguyên nhân cơ bản thường có thể gây ra chứng ám ảnh sợ xã hội là:
Di truyền
Rối loạn ám ảnh xã hội có khả năng di truyền trong gia đình. Tuy nhiên, vẫn chưa giải thích được lý do một số thành viên khác không bị di truyền chứng bệnh này. Vì vậy, vẫn chưa rõ ràng hoàn toàn bao nhiêu trường hợp trong số này có thể là do di truyền, bao nhiêu trường hợp do hành vi học được.
Cấu trúc não
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, một cấu trúc trong não là hạch hạnh nhân (amygdala) có liên quan đến vai trò kiểm soát sợ hãi và lo lắng. Ở những người có amygdala này hoạt động quá mức, phản ứng sợ hãi tăng cao, gây gia tăng lo lắng trong các tình huống xã hội.
Yếu tố môi trường
Ám ảnh sợ xã hội là một hành vi có thể “học” được. Trong một số trường hợp, sự lo lắng và căng thẳng tăng lên đáng kể sau khi trải qua tình huống gây khó chịu, xấu hổ.
Triệu chứng dễ nhận biết về chứng ám ảnh xã hội
Triệu chứng ám ảnh sợ xã hội có thể khác nhau đối với từng trường hợp cụ thể. Song, các triệu chứng thường được chia thành hai nhóm: triệu chứng cảm xúc – hành vi và triệu chứng thể chất.
Các triệu chứng cảm xúc – hành vi
- Luôn cảm thấy tự ti và lo sợ mọi người sẽ đánh giá tiêu cực về mình.
- Sợ hãi khi tương tác hoặc nói chuyện với người lạ.
- Sợ bị người khác nhận ra khi đang lo lắng.
- Gặp khó khăn khi giao tiếp bằng mắt.
- Tránh làm việc hoặc nói chuyện với mọi người vì sợ xấu hổ.
- Tránh những tình huống mà bạn có thể trở thành trung tâm của sự chú ý.
- Tránh những nơi đông người.
Các triệu chứng thể chất
- Đỏ mặt, đổ mồ hôi hoặc run rẩy.
- Nhịp tim nhanh.
- Tâm trí trống rỗng hoặc đôi khi đau bụng.
- Tư thế cơ thể cứng nhắc hoặc giọng nói quá nhẹ nhàng.
Nếu mong muốn bản thân thoát khỏi các triệu chứng trên, hãy tìm gặp đến chuyên gia tham vấn tâm lý để được hỗ trợ:
Ảnh hưởng của chứng ám ảnh sợ xã hội đến cuộc sống hàng ngày
Nếu không được điều trị kịp thời, ám ảnh sợ xã hội sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ, việc làm và chất lượng cuộc sống. Rối loạn ám ảnh sợ xã hội có thể gây ra:
- Luôn sống trong cảm giác tiêu cực, lòng tự trọng thấp.
- Không quyết đoán, ảnh hưởng đến thành tích công việc.
- Quá mẫn cảm với lời chỉ trích từ những người xung quanh.
- Luôn tự cô lập bản thân, dẫn đến hạn chế trong các mối quan hệ xã hội.
- Tìm đến rượu và chất gây nghiện.
- Nghiêm trọng có thể dẫn đến tự sát hoặc cố gắng tự tử (nếu không được điều trị đúng cách).
Cách chữa bệnh ám ảnh sợ xã hội
Việc lựa chọn phương pháp điều trị trong chứng ám ảnh sợ xã hội, tuỳ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của bệnh đến khả năng hoạt động trong cuộc sống hằng ngày.
Điều trị tâm lý
Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) là phương pháp điều trị phổ biến nhất trong ám ảnh sợ xã hội. Phương pháp này cải thiện triệu chứng ở hầu hết những người rối loạn lo âu xã hội. Trong liệu pháp tâm lý này, người bệnh học và thực hành cách thay đổi suy nghĩ tiêu cực, đồng thời phát triển các kỹ năng để có được sự tin giao tiếp trong xã hội.
Điều trị bằng liệu pháp CBT dựa trên sự tiếp xúc, người bệnh dần đối diện với những tình huống mà bản thân sợ hãi nhất. Điều này giúp họ củng cố được kỹ năng xử lý tình huống, tự tin đối mặt với các tình huống gây lo lắng khác.
Điều trị bằng thuốc
Các nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh ám ảnh sợ xã hội là:
- Thuốc ức chế hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI): Thường là thuốc đầu tiên được sử dụng trong điều trị rối loạn ám ảnh xã hội. Một số hoạt chất trong nhóm này như: paroxetine (Paxil), sertraline (Zoloft),…
- Thuốc ức chế và tái hấp thu serotonin – norepinephrine (SNRI): Một số hoạt chất trong nhóm này được dùng để điều trị chứng ám ảnh xã hội là: venlafaxine (Effexor XR), duloxetine,…
- Thuốc benzodiazepin: Các thuốc trong nhóm này thường có tác dụng nhanh nhưng gây nghiện, gây buồn ngủ. Vì vậy, thường chỉ được bác sĩ kê đơn trong thời gian ngắn. Một số hoạt chất trong nhóm để điều trị chứng ám ảnh xã hội là: lorazepam, alprazolam,…
- Thuốc chẹn beta: Những loại thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn tác dụng kích thích của epinephrine. Vì vậy chúng có thể kiểm soát một số triệu chứng thực thể của rối loạn lo âu xã hội như: nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi và run. Một số hoạt chất trong nhóm để điều trị rối loạn lo âu xã hội là: propranolol, atenolol,…
Các nhóm hỗ trợ cho người mắc chứng ám ảnh sợ xã hội
Hiện nay, có nhiều nhóm hỗ trợ trực tiếp và trực tuyến cho người mắc chứng ám ảnh sợ xã hội. Khi tham gia những nhóm này, bạn có thể nhận được phản hồi trung thực, khách quan về cách người khác trong nhóm nhìn nhận bạn. Bằng cách này, bạn có thể biết rằng suy nghĩ của mình về việc phán xét và từ chối là không đúng sự thật.
Ngoài ra, tham gia nhóm hỗ trợ còn giúp bạn tìm hiểu cách những người mắc chứng rối loạn lo âu xã hội tiếp cận và vượt qua nỗi sợ hãi trong các tình huống xã hội. Từ đó, bạn có thể tìm ra được phương pháp phù hợp cho bản thân.
Phòng khám tâm lý ở TPHCM giúp điều trị chứng ám ảnh sợ xã hội
Công Ty Cổ Phần Softenmind
SoftenMind là nền tảng tiên phong về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần. Công ty mang đến sứ mệnh giúp người Việt tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm lý chuyên nghiệp, dễ dàng, an toàn và tiết kiệm chi phí.
Nền tảng SoftenMind nổi bật với những ưu điểm sau đâu:
- Dễ dàng tiếp cận: Giao diện phần mềm dễ sử dụng, giúp người dùng dễ dàng tiếp cận với các chuyên gia tâm lý.
- Độ tin cậy cao: Đội ngũ nhân sự gồm các chuyên gia tâm lý đầu ngành, giúp khách hàng nhận được sự tư vấn uy tín, chất lượng.
- Tối ưu chi phí: Nền tảng tập trung vào sự tối ưu hoá chi phí. Giúp cho khách hàng có trải nghiệm tốt với chi phí rẻ nhất.
Hiện nay, nền tảng SoftenMind đang tập trung tham vấn tâm lý cho đối tượng trên 16 tuổi. Các chuyên gia nền tảng có chuyên môn tư vấn về:
- Tư vấn trầm cảm, stress, căng thẳng kéo dài.
- Rối loạn lo âu.
- Rối nhiễu ở trẻ em và người trưởng thành.
- Những vấn đề về học đường.
- Tư vấn tình cảm hôn nhân và gia đình.
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Victoria Healthcare – Phú Nhuận
Victoria Healthcare được thành lập từ năm 2005 đến nay, với nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị tâm lý. Trang thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản được nhập khẩu trực tiếp. Cùng với, đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao nhiều năm kinh nghiệm, nhiệt huyết được liên tục đào tạo tại Mỹ, Úc, Nhật,… Phòng khám nhận được nhiều phản hồi tốt về điều trị từ bệnh nhân.
Công Ty TNHH Tham vấn Tâm lý Giang Vũ
NCS.TS Trần Anh Vũ và NCS.TS Đặng Thị Kiều Giang là những nhà tâm lý được huấn luyện và đào tạo bài bản về tâm lý trị liệu chuyên sâu. Phòng khám hướng tới việc điều trị hiệu quả và sự chăm sóc tốt về mặt sức khỏe tâm lý cho khách hàng.
Chuyên môn của Công ty TNHH Tham vấn tâm lý Giang Vũ là:
- Điều trị trầm cảm, rối loạn lo âu và stress sau sang chấn tâm lý.
- Điều trị và chữa lành những tổn thương và sang chấn tâm lý trong thời thơ ấu và trong những giai đoạn biến cố trong cuộc sống.
- Tham vấn những vấn đề về tình yêu, hôn nhân và gia đình.
- Tham vấn những vấn đề liên quan đến hướng nghiệp, nghề nghiệp.
Phòng khám Đa khoa FV Sài Gòn
Phòng khám Đa khoa FV Sài Gòn do bệnh viện FV thành lập. Phòng khám chăm sóc sức khoẻ ngoại trú theo tiêu chuẩn quốc tế cho bệnh nhân ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em, người lớn đến người cao tuổi.
Với đội ngũ bác sĩ đến từ Bệnh viện FV, chuyên khoa điều trị tâm lý của phòng khám tin tưởng sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Các biện pháp đơn giản giúp khắc phục rối loạn ám ảnh sợ xã hội
Mặc dù chứng ám ảnh sợ xã hội cần có sự can thiệp của bác sĩ trong điều trị. Tuy nhiên, có một số biện pháp đơn giản, người bệnh có thể thử để khắc phục bệnh như sau:
- Xây dựng lối sống lành mạnh như
- Tập thể dục, vận động thường xuyên.
- Ngủ đủ giấc.
- Ăn uống lành mạnh, cân bằng.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Hạn chế, nếu được tránh luôn caffeine.
- Hạn chế uống rượu, bia.
- Tham gia các khóa học kỹ năng giảm căng thẳng.
- Tham gia vào các tình huống xã hội, bằng cách giao tiếp với người mà bạn cảm thấy thoải mái.
Bắt đầu thực hành những bước nhỏ
Bắt đầu từ những bước nhỏ nhất bằng cách đặt mục tiêu hàng ngày, hàng tuần trong những tình huống không quá áp lực. Càng luyện tập nhiều, bạn sẽ càng ít cảm thấy lo lắng hơn. Hãy cân nhắc thực hành những tình huống nhỏ sau:
- Ăn cùng người thân, bạn bè, người quen.
- Tập khen ngợi người khác.
- Tập giao tiếp bằng mắt và đáp lại lời chào từ người khác.
- Chỉ đường cho người lạ.
- Trong giao tiếp thể hiện sự quan tâm người khác như hỏi về nhà cửa, con cái, nghề nghiệp và sở thích của họ.
Bước tiếp theo là chuẩn bị cho một tình huống xã hội
Thường xuyên đối mặt với những tình huống lo lắng, bạn sẽ tiếp tục xây dựng và củng cố các kỹ năng xử lý của mình. Những biện pháp chuẩn bị sau đây sẽ giúp bạn tự tin đối mặt với tình huống mà bạn lo lắng:
- Đầu tiên nên thực hiện các động tác thư giãn.
- Tìm hiểu kỹ thuật quản lý căng thẳng.
- Tập trung vào những phẩm chất mà bạn tự tin ở bản thân.
- Khi chuẩn bị cho cuộc trò chuyện, nên đọc các sự kiện hiện tại để xác định những câu truyện có thể kể.
- Hãy chú ý đến những tình huống xấu hổ mà bạn lo sợ xảy ra. Bạn có thể nhận thấy rằng những tình huống xấu hổ đó thường không xảy ra.
- Khi gặp các tình huống xấu hổ, nhắc nhở bản thân rằng cảm xúc sẽ qua đi. Hầu hết, mọi người sẽ không ai để ý đến hoặc không quan tâm nhiều như bạn nghĩ.
Câu hỏi thường gặp
Biểu hiện của ám ảnh sợ xã hội?
Biểu hiện của người mắc chứng ám ảnh sợ xã hội có thể là:
– Đỏ mặt, đổ mồ hôi hoặc run rẩy.
– Nhịp tim nhanh.
– Cảm thấy “tâm trí trống rỗng” hoặc cảm thấy đau bụng.
– Tư thế cơ thể cứng nhắc hoặc giọng nói quá nhẹ nhàng.
– Khó khăn khi giao tiếp bằng mắt..
– Luôn cảm thấy tự ti hoặc lo sợ rằng mọi người sẽ đánh giá họ một cách tiêu cực.
– Tránh những nơi đông người.
Làm gì khi bị ám ảnh sợ xã hội?
Khi bị chứng ám ảnh sợ xã hội, bạn nên đến gặp bác sĩ để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời. Việc điều trị kịp thời, sẽ giúp bạn cải thiện được các mối quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng công việc.
Ám ảnh sợ xã hội có nguy hiểm không?
Ám ảnh sợ xã hội không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, để lâu không điều trị cuộc sống của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng.
Rối loạn ám ảnh sợ xã hội có thể ảnh hưởng đến cuộc sống như: người bệnh luôn sống trong cảm giác tiêu cực, không quyết đoán trong công việc, tự cô lập bản thân dẫn đến hạn chế trong các mối quan hệ xã hội,…
Hi vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã có rõ thông tin về rối loạn ám ảnh sợ xã hội là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hội chứng này. Nếu bạn hoặc người thân của bạn có các dấu hiệu trên, xin vui lòng đặt lịch khám với chuyên gia hoặc bác sĩ trên docosan.com.
- https://www.nimh.nih.gov/health/publications/social-anxiety-disorder-more-than-just-shyness
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/social-anxiety-disorder/symptoms-causes/syc-20353561
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/social-anxiety-disorder/diagnosis-treatment/drc-20353567
- https://www.healthline.com/health/beta-blockers-for-anxiety#how-they-work