Bệnh mất ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị


Mất ngủ là loại bệnh phổ biến nhất trong số tất cả các chứng rối loạn giấc ngủ, với triệu chứng điển hình là khó đi vào giấc ngủ cũng như không thấy sảng khoái khi thức dậy, dẫn đến mệt mỏi và một số triệu chứng khác. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về nguyên nhân, triệu chứng và điều trị mất ngủ.

1. Nguyên nhân mất ngủ

Nguyên nhân gây mất ngủ phụ thuộc vào loại mất ngủ mà bạn gặp phải. Mất ngủ ngắn hạn hoặc cấp tính có thể do một số nguyên nhân dưới đây:

  • Áp lực, căng thẳng.
  • Trải qua những chuyện đau buồn.
  • Thay đổi thói quen ngủ, chẳng hạn như ngủ trong khách sạn hoặc nhà mới.
  • Hiện tượng jet lag (hội chứng của cơ thể do thay đổi múi giờ mà không có sự đồng bộ).
  • Sử dụng một số loại thuốc.

Mất ngủ mãn tính kéo dài ít nhất 3 tháng và có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Mất ngủ nguyên phát thường không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên mất ngủ thứ phát xảy ra có thể vì những nguyên nhân sau:

  • Các tình trạng bệnh lý, chẳng hạn như viêm khớp hoặc đau lưng.
  • Các vấn đề tâm lý, chẳng hạn như lo lắng hoặc trầm cảm.
  • Sử dụng chất gây nghiện.
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ.
  • Bệnh tiểu đường.
benh mat ngu
Khó ngủ do nhiều nguyên nhân gây ra

Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và có nhiều khả năng ảnh hưởng đến phụ nữ hơn nam giới. Theo các chuyên gia, những người có các yếu tố sau có nhiều nguy cơ bị chứng mất ngủ:

  • Mức độ căng thẳng cao.
  • Rối loạn cảm xúc, chẳng hạn như trầm cảm hoặc buồn bã về những tình huống đã xảy ra.
  • Thu nhập thấp.
  • Du lịch đến những địa điểm có các múi giờ khác nhau.
  • Ít vận động.
  • Thay đổi giờ làm việc hoặc ca làm việc ban đêm.

Một số bệnh lý chẳng hạn như béo phì và bệnh tim mạch, thời kỳ mãn kinh cũng có thể dẫn đến tình trạng này.

2. Các triệu chứng mất ngủ

Những người bị mất ngủ có ít nhất một trong các triệu chứng sau:

  • Thức dậy quá sớm vào buổi sáng.
  • Ngủ không ngon giấc.
  • Khó đi vào giấc ngủ.

Những triệu chứng mất ngủ này có thể dẫn đến các biểu hiện khác, bao gồm:

  • Mệt mỏi.
  • Thay đổi tâm trạng.
  • Cáu gắt.
  • Khó tập trung vào các công việc trong ngày.

3. Điều trị mất ngủ

Điều trị mất ngủ bao gồm cả phương pháp sử dụng thuốc và không sử dụng thuốc.

Thuốc trị mất ngủ

Những loại thuốc chữa mất ngủ phổ biến bao gồm thuốc kháng histamine, chẳng hạn như diphenhydramine (Benadryl). Tuy nhiên những loại thuốc này có thể có tác dụng phụ, đặc biệt là về lâu dài, vì vậy bạn cần liên hệ với bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng thuốc không kê đơn.

Bác sĩ có thể kê những loại thuốc sau để điều trị chứng mất ngủ:

  • Eszopiclone (Lunesta).
  • Zolpidem (Ambien).

Lưu ý không phải mọi “thuốc hỗ trợ giấc ngủ” đều thích hợp cho tất cả mọi người.

Cách chữa mất ngủ tại nhà không dùng thuốc

Thay đổi lối sống hoặc thực hành các biện pháp điều trị tại nhà có thể giúp kiểm soát hiệu quả nhiều trường hợp không ngủ được.

Thiền

Thiền là một phương pháp tự nhiên, đơn giản và không dùng thuốc để điều trị chứng mất ngủ. Theo một nghiên cứu năm 2015, thiền có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn. Bên cạnh đó, thiền cũng có thể giúp điều trị các triệu chứng góp phần gây mất ngủ, bao gồm:

  • Áp lực, căng thẳng, phiền muộn.
  • Vấn đề về tiêu hóa.
  • Đau đớn thể xác.
kho ngu
Thiền định có thể giúp bạn bình thản tâm hồn và dễ chìm vào giấc ngủ

Melatonin

Hormone melatonin được cơ thể sản xuất một cách tự nhiên trong chu kỳ ngủ. Một số bằng chứng cho thấy các chất bổ sung melatonin có thể giúp dễ đi vào giấc ngủ hơn. Melatonin thường được dùng trong thời gian ngắn, tính an toàn lâu dài vẫn chưa được kết luận.

Tinh dầu

Tinh dầu là loại chất lỏng có mùi thơm được chế biến từ các loại cây và hoa. Việc điều trị mất ngủ bằng cách ngửi dầu hoặc xoa bóp vào da được gọi là liệu pháp hương thơm. Tinh dầu thường không gây ra tác dụng phụ khi sử dụng theo đúng chỉ dẫn.

Các loại tinh dầu giúp bạn ngủ ngon mà bạn có thể tham khảo bao gồm:

  • Hoa cúc la mã.
  • Cây tuyết tùng.
  • Hoa oải hương.
  • Gỗ đàn hương.
  • Neroli hoặc cam đắng.

Vitamin B đóng vai trò quan trọng trong ngăn ngừa và đẩy lùi mất ngủ. Bổ sung đủ vitamin B với NATB để tăng cường sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh điều hòa giấc ngủ và tâm trạng, tăng cường lưu thông máu lên não cũng như bảo vệ hệ thần kinh.

4. Các biến chứng của mất ngủ

Không ngủ được, ngủ không đủ giấc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, tăng nguy cơ mắc một số bệnh bao gồm:

  • Lo lắng, phiền muộn.
  • Hen suyễn.
  • Co giật.
  • Hệ thống miễn dịch yếu.
  • Béo phì.
  • Đái tháo đường.
  • Huyết áp cao.
  • Bệnh tim.

Mất ngủ cũng có thể:

  • Tăng nguy cơ gặp tai nạn.
  • Ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc ở trường hoặc nơi làm việc.
  • Giảm ham muốn tình dục.
  • Ảnh hưởng đến trí nhớ.

5. Chuyên gia tâm lý và Trung tâm tư vấn uy tín

Mất ngủ là một tình trạng khá phổ biến và gây nhiều khó khăn trong cuộc sống thường ngày đối với người mắc phải. Bạn có thể cần phải thử nhiều biện pháp khác nhau trước khi tìm ra cách điều trị hiệu quả nhất.


Bài viết được tham khảo từ Chuyên gia tâm lý Trần Anh Vũ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.

Nguồn tham khảo: Healthline

Contact Me on Zalo