Triệu chứng của bệnh trầm cảm theo từng mức độ: nhẹ, trung bình và trầm trọng

Chán nản, buồn chán là những trạng thái cảm xúc mà bất kì con người nào cũng đã từng trải qua, tuy nhiên trầm cảm là một bệnh lý tâm thần cần có thời gian và phương pháp điều trị phù hợp.

1. Cách phân loại trầm cảm

Có nhiều cách phân loại trầm cảm khác nhau và mỗi loại có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn theo những cách khác nhau.

Trầm cảm có thể được phân loại thành: Nhẹ, vừa phải, nghiêm trọng. Đây chỉ là cách phân loại chung, việc phân loại chính xác dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm các loại triệu chứng bạn gặp phải, mức độ nghiêm trọng của chúng và tần suất chúng xảy ra.

Xem thêm: Hội chứng trầm cảm cười

2. Triệu chứng trầm cảm nhẹ

Các triệu chứng trầm cảm nhẹ thường diễn ra trong nhiều ngày và có thể cản trở các hoạt động thường ngày của bạn, gây ra:

  • Cáu kỉnh hoặc tức giận.
  • Vô vọng.
  • Cảm giác tội lỗi và tuyệt vọng.
  • Tự ghê tởm bản thân.
  • Mất hứng thú với các hoạt động bạn từng yêu thích.
  • Khó tập trung trong công việc.
  • Thiếu động lực.
  • Đột nhiên không quan tâm đến việc giao tiếp xã hội.
  • Đau nhức cơ thể nhưng không có nguyên nhân cụ thể.
  • Buồn ngủ ban ngày và mệt mỏi.
  • Mất ngủ.
  • Thay đổi cảm giác thèm ăn.
  • Thay đổi cân nặng.
  • Hành vi bốc đồng, chẳng hạn như lạm dụng rượu và ma túy, cờ bạc.

Nếu các triệu chứng của bạn kéo dài hầu như cả ngày, trung bình bốn ngày một tuần trong hai năm, rất có thể bạn sẽ được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm nhẹ hay trầm cảm mãn tính. Tình trạng này còn được gọi là chứng loạn tính khí (dysthymic disorder).

Trầm cảm nhẹ có thể khó để chẩn đoán tuy nhiên là loại dễ điều trị nhất. Một số thay đổi lối sống có thể giúp tăng cường mức serotonin trong não, giúp chống lại các triệu chứng.

tram cam nhe
Trầm cảm là bệnh tâm lý, không phải một trạng thái cảm xúc

Những thay đổi hữu ích trong lối sống bao gồm:

  • Tập thể dục hàng ngày.
  • Lịch ngủ phù hợp.
  • Có một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều trái cây và rau quả.
  • Tập yoga hoặc thiền.
  • Thực hiện các hoạt động giúp giảm căng thẳng, chẳng hạn như viết nhật ký, đọc sách hoặc nghe nhạc.

Các phương pháp điều trị trầm cảm nhẹ khác bao gồm các biện pháp thay thế, chẳng hạn như St. John’s wort (cây Ban Âu – cây thuốc đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều trị trầm cảm và các tình trạng khác của cơ thể), các chất bổ sung melatonin. Tuy nhiên, chất bổ sung có thể gây trở ngại cho một số loại thuốc điều trị trầm cảm, chính vì vậy bạn cần thảo luận với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung nào.

Một nhóm thuốc chống trầm cảm được gọi là chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) có thể được sử dụng trong một số trường hợp. Tuy nhiên, những cách này có xu hướng hiệu quả hơn ở những người mắc các dạng trầm cảm nặng hơn. Rối loạn trầm cảm tái phát (recurrent depressive disorder) có xu hướng thuyên giảm với việc thay đổi lối sống và các hình thức trị liệu trò chuyện, chẳng hạn như liệu pháp tâm lý hơn là dùng thuốc.

Mặc dù có thể không cần điều trị y tế, tình trạng này có thể không tự khỏi và tiến triển thành các dạng nặng hơn.

3. Triệu chứng trầm cảm vừa phải

Bên cạnh các triệu chứng tương tự như trên, trầm cảm vừa phải có thể gây ra:

  • Lòng tự tôn thấp.
  • Giảm năng suất làm việc.
  • Cảm giác vô giá trị.
  • Tăng độ nhạy cảm.
  • Lo lắng thái quá.

Sự khác biệt lớn nhất của trầm cảm vừa phải là có thể ảnh hưởng lớn đến các vấn đề trong cuộc sống như nơi làm việc, các mối quan hệ. Tình trạng này dễ chẩn đoán so với các trường hợp nhẹ vì những triệu chứng ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Tuy nhiên điểm mấu chốt của việc chẩn đoán bệnh là việc thảo luận với bác sĩ về các triệu chứng bạn đang gặp phải.

Bác sĩ có thể kê đơn SSRIs, chẳng hạn như sertraline (Zoloft) hoặc paroxetine (Paxil). Những loại thuốc này có thể mất đến sáu tuần để phát huy tác dụng đầy đủ. Nếu bạn liên hệ với chuyên gia tâm lý, liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) có thể được áp dụng trong một số trường hợp trầm cảm vừa phải.

4. Triệu chứng trầm cảm nặng

Trầm cảm nặng có các triệu chứng của trầm cảm nhẹ đến vừa phải, nhưng các triệu chứng rất nghiêm trọng và khiến cho những người xung quanh có thể dễ dàng nhận ra.

Các đợt trầm cảm nặng kéo dài trung bình sáu tháng hoặc lâu hơn, có thể hết sau một thời gian hoặc tái phát tùy vào trường hợp mỗi người. 

Trầm cảm nặng cũng có thể gây ra:

  • Ảo tưởng.
  • Cảm giác sững sờ, choáng váng.
  • Ảo giác.
  • Ý nghĩ hoặc hành vi tự sát.

5. Những biện pháp giúp hỗ trợ giảm trầm cảm 

  • Tập thể dục đều đặn: Đi bộ, chạy bộ, yoga, bơi lội… Nên chọn hình thức tập phù hợp với thể trạng và sở thích cá nhân.
  • Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi năng lượng và cân bằng tâm trạng.
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội: Nói chuyện với bạn bè, người thân hoặc tham gia các nhóm hỗ trợ. xây dựng các mối quan hệ tích cực giúp bạn cảm thấy được yêu thương và hỗ trợ.
  • Thư giãn và giảm stress: Thiền, yoga, nghe nhạc, đọc sách, dành thời gian cho sở thích.
  • Học cách quản lý căng thẳng: Các kỹ thuật như hít thở sâu, thư giãn cơ bắp có thể giúp bạn giảm căng thẳng hiệu quả.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: ăn uống đủ chất, thường xuyên uống đủ nước và hạn chế sử dụng các chất kich thích thần kinh như thuốc lá, rượu bia,…

Công dụng: 

– Hỗ trợ chức năng duy trì sức khỏe khi nhu cầu sử dụng vitamin B tăng.

6. Chuyên gia tâm lý và Trung tâm tư vấn uy tín

  • SHARE được thành lập từ năm 2008 – là một trong những trung tâm điều trị tâm lý đầu tiên tại Hà Nội.
  • Chuyên gia Trần Anh Vũ đã có 9 năm kinh nghiệm trong việc tham vấn và điều trị tâm lý.
  • Chuyên gia tâm lý Đoàn Thị Hương là một trong những Thạc sỹ tâm lý lâm sàng đầu tiên trong chương trình hợp tác đào tạo thạc sỹ lâm sàng giữa Trường Đại học giáo dục Hà Nội và Trường Đại học Vanderbilt Hoa Kỳ.

Để điều trị trầm cảm hiệu quả, điều quan trọng là bạn phải liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán và xác định các biện pháp điều trị phù hợp.


Bài viết được tham khảo từ các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước cùng tham vấn y khoa từ Bác sĩ Trần Bảo Ngọc..

Signs and Symptoms of Mild, Moderate, and Severe Depression – Healthline

Contact Me on Zalo