9 lầm tưởng về bệnh trầm cảm

Trầm cảm được xem là một trong những căn bệnh của thế kỷ. Tuy nhiên, nhiều lầm tưởng và quan niệm sai lầm về bệnh trầm cảm vẫn tồn tại. Những người bị trầm cảm đôi khi phải đối mặt với định kiến ​​do sự kỳ thị gắn liền với các rối loạn sức khỏe tâm thần. Thông qua bài viết này, bạn đọc sẽ có những hiểu biết về 09 sự thật về bệnh trầm cảm.

Một số lầm tưởng và quan niệm sai lầm phổ biến xung quanh bệnh trầm cảm, cũng như thực trạng của căn bệnh này:

1. “Trầm cảm không phải là một căn bệnh thực sự”

Nhiều người lầm tưởng rằng trầm cảm chỉ là nỗi buồn hoặc thậm chí là một điểm yếu của tính cách. Nhưng trên thực tế, trầm cảm là một rối loạn sức khỏe tâm thần phức tạp. Nó có nguồn gốc xã hội, tâm lý và sinh học, bệnh nó có thể được điều trị theo nhiều cách khác nhau.

Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể đang trải qua bệnh trầm cảm, hãy trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý nhằm giúp bạn nhận được sự hỗ trợ cần thiết để kiểm soát tình trạng của mình.

benh tram cam
Nhiều người nhầm lẫn dấu hiệu trầm cảm với những nỗi buồn thông thường

2. “Thuốc chống trầm cảm luôn chữa khỏi bệnh trầm cảm”

Bệnh trầm cảm có thể điều trị được và thuốc là một trong những phương pháp thường được áp dụng. Chúng có thể giúp giải quyết các vấn đề sinh học có nguồn gốc sâu xa góp phần vào tình trạng trầm cảm.

Nhưng đối với nhiều người, chỉ dùng thuốc chống trầm cảm là chưa đủ. Bác sĩ có thể đề nghị liệu pháp trị liệu tâm lý kết hợp sử dụng thuốc – một chiến lược điều trị bệnh trầm cảm phổ biến.

3. “Bạn chỉ cần thoát khỏi nó”

Không ai muốn mình luôn ở trong trạng thái chán nản. Một số người lầm tưởng rằng trầm cảm xảy ra khi bạn cho phép mình chìm đắm trong đau khổ hoặc buồn bã và có thể được chữa khỏi bằng những suy nghĩ tích cực hoặc thay đổi thái độ.

Trên thực tế, bệnh trầm cảm không phải là dấu hiệu của sự than vãn, yếu đuối hay lười biếng. Đó là một tình trạng y tế trong đó cấu trúc, chức năng và chất hóa học trong não bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các yếu tố môi trường hoặc sinh học. Nếu bạn nghi ngờ mình đang gặp phải tình trạng này, hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý.

4. “Trầm cảm xảy ra vì một tình huống đáng buồn”

Ai cũng thời điểm trải qua những suy nghĩ buồn bã. Ví dụ, bạn có thể cảm thấy buồn bã sau cái chết của một người thân yêu hoặc sự kết thúc của một mối quan hệ. Những sự kiện như thế này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Nhưng bệnh trầm cảm không phải lúc nào cũng do một sự cố tiêu cực gây ra.

Trầm cảm có thể gây ra những giai đoạn tuyệt vọng, buồn bã và thờ ơ không rõ nguyên nhân, thậm chí là suy nghĩ tự tử. Những giai này có thể phát sinh đột ngột và không thể giải thích được, kéo dài trong thời gian dài ngay cả khi mọi thứ trong cuộc sống của bạn dường như đang diễn ra tốt đẹp.

5. “Nếu cha mẹ bạn bị trầm cảm, bạn cũng vậy”

Nếu gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh trầm cảm, bạn có nhiều khả năng tự phát triển chứng bệnh này. Nhưng các chuyên gia không chắc chắn về mức độ ảnh hưởng của di truyền trong việc xác định nguy cơ trầm cảm của. Chỉ vì cha mẹ bạn hoặc các thành viên khác trong gia đình đã trải qua trầm cảm không có nghĩa là bạn cũng sẽ như vậy.

Đừng lo lắng quá nhiều về các yếu tố nguy cơ mà bạn không thể kiểm soát. Thay vào đó, hãy tập trung vào các yếu tố mà bạn có thể quản lý. Ví dụ, tránh lạm dụng rượu hoặc ma túy để giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

6. “Thuốc chống trầm cảm sẽ thay đổi tính cách của bạn”

Thuốc chống trầm cảm thay đổi chất hóa học trong não của bạn, khiến bạn có thể lo lắng rằng mình sẽ cảm thấy mình như một người hoàn toàn khác khi dùng chúng.

Tuy nhiên, thuốc chống trầm cảm được tạo nên để chỉ thay đổi một số chất hóa học nhất định trong não của bạn, giúp giảm các triệu chứng trầm cảm mà không làm thay đổi tính cách tiềm ẩn của bạn. Sau khi dùng thuốc, nhiều người bị bệnh trầm cảm bắt đầu cảm thấy yêu đời trở lại. Nếu bạn không thích cảm giác của mình khi dùng thuốc chống trầm cảm, hãy nói chuyện với bác sĩ về các phương pháp điều trị khác.

7. “Bạn sẽ phải dùng thuốc chống trầm cảm mãi mãi”

Thuốc chống trầm cảm là một lựa chọn điều trị lâu dài cho nhiều người bị trầm cảm. Tuy nhiên, khoảng thời gian mà bạn được khuyên dùng có thể thay đổi tùy theo mức độ nghiêm trọng của tình trạng và kế hoạch điều trị của bạn.

Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể áp dụng liệu pháp trị liệu tâm lý cùng với dùng thuốc. Liệu pháp này có thể giúp bạn học những cách mới để đối phó với những thách thức trong cuộc sống và có thể giảm nhu cầu dùng thuốc của bạn theo thời gian. Trong các trường hợp khác, dùng thuốc chống trầm cảm trong thời gian dài hơn có thể là lựa chọn tốt nhất cho bạn.

8. “Trầm cảm chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ”

Do áp lực xã hội, nhiều người đàn ông không thoải mái khi thảo luận về cảm xúc của họ hoặc yêu cầu sự giúp đỡ. Do đó, một số người lầm tưởng rằng bệnh trầm cảm là căn bệnh chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ.

Điều này hoàn toàn không đúng sự thật. Trên thực tế, trầm cảm có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nam giới, đồng thời có nhiều khả năng tự tử hơn phụ nữ. Đó là lý do tại sao việc nhận được trợ giúp và điều trị kịp thời lại vô cùng quan trọng.

9. “Nói về trầm cảm chỉ làm cho mọi thứ tồi tệ hơn”

Một quan niệm sai lầm phổ biến rằng thảo luận về bệnh trầm cảm chỉ củng cố cảm giác suy sụp và khiến bạn tập trung vào những trải nghiệm tiêu cực trong cuộc sống. Nhưng đối với nhiều người, ở một mình với những suy nghĩ đó có thể có hại hơn nhiều.

Việc nói chuyện với một người nghe tỏ thái độ ủng hộ, đáng tin cậy và không phán xét về cảm xúc của bạn có thể vô cùng hữu ích. Bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ của người thân, bạn bè hoặc chuyên gia tâm lý.

Chuyên gia tâm lý và Trung tâm tư vấn uy tín điều trị trầm cảm

  • SHARE được thành lập từ năm 2008 – là một trong những trung tâm điều trị tâm lý đầu tiên tại Hà Nội.
  • Chuyên gia Trần Anh Vũ đã có 9 năm kinh nghiệm trong việc tham vấn và điều trị tâm lý.
  • Chuyên gia tâm lý Đoàn Thị Hương là một trong những Thạc sỹ tâm lý lâm sàng đầu tiên trong chương trình hợp tác đào tạo thạc sỹ lâm sàng giữa Trường Đại học giáo dục Hà Nội và Trường Đại học Vanderbilt Hoa Kỳ.

Trầm cảm có thể gây ra những hệ quả nghiêm trọng nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời. Nếu bạn nghi ngờ mình bản thân hoặc người xung quanh bị bệnh trầm cảm, hãy liên hệ bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để có những chẩn đoán chính xác và phương hướng xử lý phù hợp.


Bài viết được tham khảo từ các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước cùng tham vấn y khoa từ Bác sĩ Trần Bảo Ngọc. Bài viết mang tính chất tham khảo và Docosan khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.