Biếng ăn tâm lý là tình trạng rối loạn dinh dưỡng thường gặp ở nhiều người, gây nhiều hệ luỵ đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Đặc biệt biến ăn tâm lý xảy ra ở trẻ em có thể làm chậm phát triển về thể chất và trí não của trẻ. Vì thế, mọi người không nên chủ quan, hãy đọc bài viết sau đây từ Doctor có sẵn để hiểu rõ thêm về tình trạng này.
Tóm tắt nội dung
Biếng ăn tâm lý là gì?
Biếng ăn là một rối loạn ăn uống có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, kể cả người lớn và trẻ em. Biểu hiện đặc trưng là thường xuyên bỏ bữa, ăn rất ít do ăn uống không ngon miệng khiến trọng lượng cơ thể thấp bất thường. Biếng ăn có rất nhiều loại như: Biếng ăn tâm lý, biếng ăn bệnh lý và biếng ăn sinh lý. Tùy vào từng loại biếng ăn và nguyên nhân gây ra sẽ có cách điều trị khác nhau.
Trong đó, biếng ăn tâm lý là một dạng rối loạn về ăn uống và không thực sự liên quan đến thức ăn. Những người mắc chứng biếng ăn tâm lý rất sợ ăn uống, có nỗi sợ hãi tăng cân, thường coi trọng việc kiểm soát cân nặng và hình dáng của mình. Theo đó, họ thường tự giới hạn lượng thức ăn hằng ngày và khi nỗi ám ảnh về cân nặng quá lớn thường dẫn đến bỏ bữa ăn.
Ngoài ra, họ có thể kiểm soát lượng calo nạp vào bằng cách nôn sau khi ăn hoặc lạm dụng thuốc nhuận tràng, thuốc hỗ trợ ăn kiêng, thuốc lợi tiểu hoặc thuốc xổ. Họ cũng có thể cố gắng giảm cân bằng cách tập thể dục quá mức. Tuy nhiên, dù giảm bao nhiêu cân thì người bệnh vẫn tiếp tục lo sợ tăng cân.
Khoảng 9% người dân ở Mỹ sẽ mắc chứng rối loạn ăn uống vào một thời điểm nào đó trong đời. Nhưng không phải ai mắc chứng biếng ăn cũng bị thiếu cân. Một nghiên cứu cho thấy chưa đến 6% số người mắc chứng rối loạn ăn uống bị thiếu cân. Trong những năm gần đây, các chuyên gia y tế nhận ra rằng những người có thân hình to lớn hơn cũng có thể mắc chứng biếng ăn.
Biếng ăn tâm lý không chỉ dẫn đến các vấn đề sức khỏe nguy hiểm, rất khó khắc phục. mà thậm chí còn có thể dẫn đến tử vong. Nhưng với việc điều trị, bạn có thể hiểu rõ hơn về tình trạng sức khoẻ, quay lại thói quen ăn uống lành mạnh hơn và đảo ngược một số biến chứng nghiêm trọng của chứng biếng ăn tâm lý.
Nguyên nhân gây biến ăn tâm lý
Nguyên nhân chính xác của chứng biến ăn tâm lý vẫn chưa được biết. Cũng như nhiều bệnh lý khác, biếng ăn tâm lý có thể là sự kết hợp của các yếu tố sinh học, tâm lý và môi trường.
- Sinh học: Mặc dù vẫn chưa rõ gen nào có liên quan nhưng có thể những thay đổi về gen khiến một số người có nguy cơ mắc chứng biếng ăn cao hơn.
- Tâm lý: Một số người mắc chứng biếng ăn có thể là do những đặc điểm tính cách ám ảnh cưỡng chế khiến họ phải tuân thủ chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt và bỏ ăn dù đang đói. Họ có thể có xu hướng cầu toàn cực độ, nghĩ rằng mình không bao giờ đủ gầy, mức độ lo lắng cao và ăn uống hạn chế để giảm bớt điều đó.
- Môi trường: Văn hóa phương Tây hiện đại thường ưa chuộng kiểu thân hình gầy gò. Áp lực từ bạn bè và cuộc sống có thể thúc đẩy mong muốn được gầy đi, đặc biệt là ở các cô gái trẻ.
Khám biếng ăn tâm lý ở đâu?
Phòng khám Nhi Đồng 315
Trường hợp bé biếng ăn tâm lý phải làm sao? Ba mẹ có thể tham khảo chuỗi Phòng khám Nhi Đồng 315. Đây là phòng khám chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc toàn diện cho trẻ em, bao gồm khám tổng quát và chuyên khoa, xét nghiệm, tiêm ngừa, tư vấn dinh dưỡng và theo dõi sự phát triển từ sơ sinh đến tuổi thiếu niên (dưới 14 tuổi). Điều này sẽ giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về tình trạng biếng ăn tâm lý của con, từ đó có lựa chọn chăm sóc phù hợp để giúp trẻ hồi phục nhanh chóng.
Viện tâm lý Sunnycare
Viện tâm lý Sunnycare là đơn vị duy nhất tại Việt Nam tham gia tổ chức Nhà tham vấn toàn cầu WPO với các ngôn ngữ Tiếng Việt, Tiếng Anh và Tiếng Ukraina. Sunnycare chuyên về thực hiện các dịch vụ tham vấn và tâm lý trị liệu chuyên sâu với chi phí hợp lý nhất.
Đội ngũ chuyên gia của Sunnycare cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp về tình yêu, hôn nhân gia đình, xử lý mâu thuẫn quan hệ, giảm stress, trầm cảm, và các rối loạn tâm lý. Vì thế, nếu bạn gặp tình trạng biếng ăn tâm lý, có thể đến khám và nhận tư vấn tại Sunnycare.
Viện dinh dưỡng quốc gia
Viện dinh dưỡng quốc gia được thành lập theo Quyết định số 181/CP ngày 13/06/1980 của Hội đồng Chính phủ. Trở thành một trong 6 viện toàn quốc của ngành y tế với nhiệm vụ chính của viện là nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng và cơ cấu bữa ăn của người Việt Nam, đề xuất biện pháp tăng cường sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và điều kiện phát triển kinh tế xã hội từng giai đoạn.
Ngoài ra, viện còn tiến hành phân tích giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, nghiên cứu về vệ sinh ăn uống và kiểm nghiệm thực phẩm. Viện dinh dưỡng là lựa chọn tốt đối với các bạn đang gặp tình trạng biếng ăn tâm lý và cần được tư vấn một chế độ dinh dưỡng thích hợp.
Triệu chứng
Các dấu hiệu và triệu chứng thực thể của chứng biếng ăn tâm lý có thể khó nhận thấy bởi trọng lượng cơ thể ở mỗi người là khác nhau và một số người có thể trông không quá gầy. Ngoài ra, những người mắc chứng biếng ăn tâm lý thường che giấu tình trạng gầy gò, thói quen ăn uống hay các vấn đề về thể chất.
Triệu chứng thực thể
Các dấu hiệu và triệu chứng thực thể của chứng biếng ăn tâm lý có thể bao gồm:
- Giảm cân quá mức hoặc không tăng cân trong quá trình như mong đợi
- Ngoại hình gầy gò
- Mệt mỏi
- Mất ngủ
- Chóng mặt, ngất xỉu
- Các ngón tay đổi màu xanh
- Tóc mỏng, gãy và rụng
- Lông tơ mềm phủ khắp cơ thể
- Mất kinh nguyệt
- Táo bón, đau bụng
- Da khô hoặc vàng
- Không chịu được lạnh
- Nhịp tim không đều
- Huyết áp thấp
- Mất nước
- Sưng cánh tay, chân
- Răng bị mòn và vết chai trên đốt ngón tay do thúc đẩy nôn mửa
Một số người mắc chứng biếng ăn và nôn ói, tương tự như những người mắc chứng cuồng ăn. Nhưng những người mắc chứng biếng ăn thường phải vật lộn với trọng lượng cơ thể thấp bất thường, trong khi những người mắc chứng cuồng ăn thường có cân nặng bình thường đến trên mức bình thường.
Triệu chứng cảm xúc và hành vi
Các triệu chứng về mặt cảm xúc và hành vi ở người mắc phải chứng biếng ăn tâm lý thường bao gồm:
- Hạn chế nghiêm ngặt lượng thức ăn thông qua chế độ ăn kiêng
- Tập thể dục quá mức
- Chán ăn và tự gây nôn để loại bỏ thức ăn, thậm chí có thể sử dụng thuốc nhuận tràng, thuốc xổ, hỗ trợ ăn kiêng hoặc các sản phẩm thảo dược
- Thường xuyên bỏ bữa ăn
- Không muốn ăn ở nơi công cộng
- Nói dối về lượng thức ăn đã ăn
- Nỗi sợ tăng cân
- Thường xuyên soi gương để phát hiện những khuyết điểm
- Phàn nàn về việc béo hoặc có các bộ phận trên cơ thể béo
- Xa lánh xã hội
- Cáu gắt
- Mất ngủ
- Giảm hứng thú trong quan hệ tình dục
Biến chứng
Biếng ăn tâm lý có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Ở mức độ nghiêm trọng nhất, có thể gây tử vong ngay cả khi một người không bị thiếu cân trầm trọng. Điều này có thể là do loạn nhịp tim hoặc mất cân bằng chất điện giải như natri, kali và canxi, bởi đây là những khoáng chất giúp duy trì sự cân bằng lượng nước trong cơ thể.
Các biến chứng khác của chứng biếng ăn tâm lý bao gồm:
- Thiếu máu
- Các vấn đề về tim mạch, chẳng hạn hở van tim, nhịp tim bất thường hoặc suy tim
- Loãng xương, tăng nguy cơ gãy xương
- Giảm khối lượng cơ bắp
- Không có kinh nguyệt ở nữ giới
- Giảm testosterone ở nam giới
- Các vấn đề về đường tiêu hóa như táo bón, đầy hơi,buồn nôn
- Bất thường về điện giải như nồng độ kali, natri và clorua trong máu thấp
- Vấn đề về thận
Nếu một người mắc chứng biếng ăn bị suy dinh dưỡng nặng, mọi cơ quan trong cơ thể đều có thể bị tổn thương, bao gồm não, tim và thận. Thiệt hại này có thể không thể hồi phục hoàn toàn, ngay cả khi chứng chán ăn được kiểm soát.
Ngoài nhiều biến chứng về thể chất, những người mắc chứng biếng ăn tâm lý còn thường mắc các chứng rối loạn sức khỏe tâm thần khác như:
- Trầm cảm, lo âu
- Rối loạn nhân cách
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
- Lạm dụng rượu và chất kích thích
- Tự gây thương tích, có ý định tự tử hoặc cố gắng tự tử
Chứng biếng ăn tâm lý được chẩn đoán như thế nào?
Chẩn đoán bệnh biếng ăn tâm lý thường gặp khó khăn bởi người bệnh thường có xu hướng xấu hổ và từ chối khi tiến hành kiểm tra. Kết quả là, căn bệnh không được phát hiện trong thời gian dài.
Nếu có triệu chứng, bác sĩ sẽ bắt đầu đánh giá bằng cách hỏi bệnh sử và khám thực thể. Mặc dù không có những xét nghiệm cụ thể để chẩn đoán cụ thể chứng biếng ăn tâm lý, nhưng bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm máu hoặc nước tiểu, xét nghiệm hình ảnh kiểm tra mật độ xương, siêu âm tim để loại trừ bệnh lý thực thể là nguyên nhân dẫn đến sụt cân.
Nếu không tìm thấy bệnh lý thực thể nào, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến gặp bác sĩ tâm lý, nhà tâm lý học hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe được đào tạo đặc biệt để chẩn đoán và điều trị bệnh tâm thần. Các bác sĩ tâm lý và chuyên gia tâm lý học có thể sử dụng các công cụ phỏng vấn và đánh giá được thiết kế đặc biệt để đánh giá một người mắc chứng rối loạn ăn uống do tâm lý.
Cách điều trị biếng ăn tâm lý
Chứng biếng ăn tâm lý có thể xảy ra ở tất cả mọi người, tuy nhiên thường gặp nhất ở các đối tượng như trẻ nhỏ, trẻ ở độ tuổi mới lớn và chị em phụ nữ. Biếng ăn tâm lý ở trẻ em nếu phát hiện và điều trị sớm sẽ mang lại hiệu quả cao, kích thích trẻ nhỏ ăn uống ngon miệng nhờ đó đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ. Ngược lại chứng bệnh này nếu kéo dài, có thể kéo theo nhiều hệ lụy sức khỏe.
Điều trị biếng ăn tâm lý thường kết hợp những phương pháp sau đây:
- Tâm lý trị liệu: Đây là một loại hình tư vấn cá nhân tập trung vào việc thay đổi suy nghĩ của bạn (liệu pháp nhận thức) và hành vi (liệu pháp hành vi).
- Thuốc: Bác sĩ có thể kê toa thuốc chống trầm cảm như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) để giúp kiểm soát lo âu và trầm cảm liên quan đến chứng rối loạn ăn uống. Một số thuốc chống trầm cảm cũng có thể giúp bạn dễ ngủ và kích thích sự thèm ăn.
- Tư vấn dinh dưỡng: Bạn có thể gặp các chuyên gia dinh dưỡng để tìm hiểu về dinh dưỡng và cách ăn uống lành mạnh.
- Hỗ trợ từ người thân: Điều quan trọng là các thành viên trong gia đình phải hiểu được căn bệnh biếng ăn tâm lý và nhận ra các triệu chứng của nó để hỗ trợ người bệnh cởi mở với với các mối quan hệ xung quanh.
- Chăm sóc y tế: Bạn có thể cần được chăm sóc y tế liên tục để theo dõi chế độ dinh dưỡng của mình. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể cần được cho ăn qua ống truyền dinh dưỡng. Một số người mắc chứng biếng ăn tâm lý cần phải nhập viện để điều trị tình trạng sụt cân trầm trọng gây suy dinh dưỡng, rối loạn nhịp tim, trầm cảm nghiêm trọng và nguy cơ tự tử,…
Việc nhận biết sớm các triệu chứng và hành vi của biếng ăn tâm lý là cực kỳ quan trọng để can thiệp và điều trị kịp thời. Ngoài việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia dinh dưỡng và tâm lý, bổ sung vitamin B bằng NATB hàng ngày có thể giúp cải thiện tình trạng da, tóc và sức khỏe tổng thể, giúp cơ thể phục hồi sau những tổn thương do thiếu hụt dinh dưỡng kéo dài.
Câu hỏi thường gặp
Làm sao để trẻ hết biếng ăn tâm lý?
Biếng ăn tâm lý ở trẻ có thể gây lo lắng cho bậc phụ huynh. Để giúp trẻ vượt qua tình trạng này, cần tập trung vào môi trường ăn uống tích cực. Tạo ra bữa ăn đa dạng, hấp dẫn và thoải mái, cùng với việc tạo ra không gian ăn ấm cúng và yên tĩnh. Giao tiếp tích cực và đồng cảm cũng quan trọng để tạo niềm tin và an toàn cho trẻ. Ngoài ra, cần tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và hỗ trợ tâm lý từ các chuyên gia.
Biếng ăn tâm lý có chữa khỏi không?
Biếng ăn tâm lý có thể điều trị được bằng các phương pháp bao gồm tư vấn tâm lý, hỗ trợ dinh dưỡng, thuốc kê đơn,… Tùy thuộc vào nguyên nhân và cấp độ nghiêm trọng, biếng ăn tâm lý có thể được cải thiện và điều trị nhưng đòi hỏi sự kiên nhẫn và sự hỗ trợ đa chiều.
Biếng ăn tâm lý không được chữa trị, lâu ngày khiến cơ thể mất đi nguồn năng lượng cần thiết để phát triển và duy trì sức khỏe. Đặc biệt nên chú ý đến trẻ em bởi đây là đối tượng dễ mắc chứng biếng ăn tâm lý. Vì vậy, nếu trẻ đang gặp các dấu hiệu biếng ăn tâm lý, hãy đặt lịch khám trên Docosan.com đặt lịch với các bác sĩ với chuyên khoa Nhi phù hợp.
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/anorexia-nervosa/symptoms-causes/syc-20353591
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK459148/
- https://www.webmd.com/mental-health/eating-disorders/anorexia-nervosa/mental-health-anorexia-nervosa
- https://www.nhs.uk/mental-health/talking-therapies-medicine-treatments/medicines-and-psychiatry/ssri-antidepressants/overview/
- https://anad.org/eating-disorders-statistics/