7 cách chữa mất ngủ bằng đông y an toàn và hiệu quả và các lưu ý

Từ xưa đến nay, có rất nhiều phương pháp chữa mất ngủ bằng đông y đã được ghi chép hay truyền miệng lại qua nhiều thế hệ. Hầu hết các phương pháp đều dựa trên việc phối hợp các loại thảo dược tự nhiên. Trong bài viết này, Docosan xin được gợi ý bạn 7 bài thuốc chữa mất ngủ an toàn và hiệu quả mà bạn có thể thử.

Bệnh mất ngủ là gì?

Mất ngủ là một tình trạng rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh gặp khó khăn khi ngủ. Cụ thể, họ sẽ cảm thấy khó đi vào giấc ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ đủ lâu như mong muốn. Điều này thường xuyên khiến người bệnh ngủ không đủ giấc, đi kèm theo đó là cảm giác buồn ngủ vào ban ngày, năng lượng thấp, tâm trạng cáu kỉnh và chán nản. Mất ngủ có thể không ảnh hưởng đối với một số người. Tuy nhiên, với phần lớn bệnh nhân, mất ngủ đem lại rất nhiều phiền toái, làm suy giảm chất lượng cuộc sống, năng suất công việc cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe chung của cơ thể. Tuy nhiên, việc điều trị mất ngủ bằng thuốc hóa dược vẫn còn gây ra nhiều tác dụng phụ khiến người bệnh lo ngại. Do đó, chữa mất ngủ bằng đông y là một phương pháp an toàn và được nhiều người bệnh cân nhắc lựa chọn hơn.

Mất ngủ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống
Mất ngủ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống

Nguyên nhân gây mất ngủ

Nguyên nhân đầy đủ của chứng mất ngủ đến nay vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, chúng ta đã biết được rằng có nhiều yếu tố có thể dẫn tới mất ngủ, và cách thức những yếu tố này góp phần vào việc mất ngủ sẽ khác nhau đối với từng người. Dưới đây là một số nguyên nhân mất ngủ mà chúng ta có thể kể đến như:

  • Tiền sử gia đình (di truyền): Một số gen liên quan đến điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể đã được tìm thấy có liên quan đến tình trạng mất ngủ ở một số người.
  • Sự khác biệt về hoạt động của não: Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng những thay đổi trong hoạt động của não bộ có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân.
  • Tình trạng sức khỏe: Sức khỏe thể chất cũng có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ. Chẳng hạn như nếu bạn bị chấn thương, nhiễm trùng, trào ngược acid dạ dày, viêm đau khớp mạn tính, hen suyễn, cường giáp,… Nguyên nhân là do các bệnh lý này sẽ gây ra khó thở, đau đớn, hoặc thay đổi tốc độ trao đổi chất và làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
  • Rối loạn tâm lý: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chứng mất ngủ có liên quan cao tới các rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu và rối loạn căng thẳng sau chấn thương,…
  • Môi trường ngủ không phù hợp: Môi trường ồn ào, ánh sáng mạnh, nhiệt độ không thoải mái hoặc giường ngủ không phù hợp đều có thể cản trở việc ngủ của bạn.
  • Thay đổi môi trường sống: Những thay đổi ngắn hạn xảy ra trong cuộc sống của bạn có thể  dẫn đến những rối loạn giấc ngủ ngắn hạn. Chẳng hạn như lệch múi giờ, ngủ ở nơi xa lạ, thay đổi ca làm việc, chuyển đến nhà mới,…
  • Thói quen thường ngày: Việc uống quá nhiều caffein, rượu, hoặc hút thuốc lá có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, thói quen ngủ không điều độ như thức quá khuya hoặc ngủ trưa quá lâu cũng sẽ góp phần gây mất ngủ cho bạn vào bạn đêm.
Rối loạn tâm lý và stress có thể là nguyên nhân gây ra mất ngủ
Rối loạn tâm lý và stress có thể là nguyên nhân gây ra mất ngủ

Chữa mất ngủ bằng đông y có hiệu quả không?

Theo đông y, mất ngủ thường được phân thành 5 loại dựa trên nguyên nhân gây ra như sau: tâm tỳ lưỡng hư, âm suy hỏa vượng, khí của tâm và đởm (túi mật) hư, tỳ vị không điều hòa và suy nhược cơ thể. Dựa theo đó, những phương pháp chữa mất ngủ bằng đông y thường tập trung vào nguyên nhân gây ra bệnh để có thể điều trị tận gốc. Đến nay, các bài thuốc chữa mất ngủ bằng đông y vẫn được cho là có hiệu quả cao, vừa kích thích lưu thông khí huyết, vừa giúp ổn định tâm thần và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Không chỉ thế, những phương pháp bổ trợ như xoa bóp, châm cứu, ngâm chân hay bấm huyệt cũng được cho là có thể giúp tăng cường sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và melatonin, giúp điều hòa giấc ngủ và giảm căng thẳng.

Chữa mất ngủ bằng đông y như thế nào?

Bài thuốc chữa mất ngủ từ tâm sen và lá vông

Trong dân gian, tâm sen là một loại dược liệu chữa mất ngủ khá phổ biến. Tâm sen có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt và an thần. Tâm sen thường được sử dụng để điều trị các tình trạng mất ngủ do rối loạn lo âu, căng thẳng hay nóng trong người. Lá vông cũng có vị đắng, tính bình, chứa nhiều thành phần có tác dụng làm giảm kích thích thần kinh, tạo điều kiện cho giấc ngủ sâu và đều đặn. Bài thuốc sẽ được thực hiện như sau:

  • Nguyên liệu: 8 – 10 lá vông non, 8g tâm sen sao vàng (không dùng tâm sen còn xanh hoặc bị sao cháy).
  • Cách chế biến: Trước hết tâm sen tâm sen và lá vông rửa sạch. Đem cả hai nấu thành canh.
  • Cách dùng: Chia thành 2 bữa, ăn trong ngày.
Tâm sen là một dược liệu giúp an thần, dễ ngủ
Tâm sen là một dược liệu giúp an thần, dễ ngủ

Bài thuốc từ tâm sen, thảo quyết minh, hòe hoa

Thảo quyết minh là một loại thảo dược thanh nhiệt và giải độc khác, có vị ngọt, tính mát, thích hợp cho người khó ngủ vì nóng trong. Hòe hoa có vị đắng, tính hàn, có công dụng hạ huyết áp, an thần và hỗ trợ tuần hoàn não, giúp cải thiện lưu lượng máu não cho các trường hợp thiếu máu não dẫn đến đau đầu và mất ngủ. Dưới đây là cách thực hiện bài thuốc chữa mất ngủ bằng đông y này:

  • Nguyên liệu: 20g tâm sen, 20g thảo quyết minh sao đen, 12g hoè hoa.
  • Cách chế biến: Rửa sạch nguyên liệu, sắc với khoảng 500ml nước sôi, đậy kín trong vòng 15 – 20p. Lọc và lấy nước uống khi còn ấm.
  • Cách dùng: Có thể uống hết một lần hoặc chia làm 3 lần/ngày. Uống trong 3 – 5 ngày.

Bài thuốc từ quế và hạt sen

Quế và hạt sen đều là những dược liệu nhiều chất dinh dưỡng, được biết đến với khả năng tăng cường sức khỏe tổng thể và đặc biệt là hỗ trợ giấc ngủ. Bài thuốc từ quế và hạt sen là một phương pháp chữa mất ngủ bằng đông y thường được sử dụng, có công dụng an thần, bổ sung dưỡng chất và làm dịu cơ thể bạn sau một ngày căng thẳng.

  • Nguyên liệu: 10g quế khô, 100g hạt sen tươi, 300ml nước
  • Cách chế biến: Rửa sạch và cho tất nguyên liệu vào nấu kĩ thành canh. Có thể cho thêm một chút đường phèn để dễ dùng hơn.
Canh quế và hạt sen giúp chữa mất ngủ hiệu quả
Canh quế và hạt sen giúp chữa mất ngủ hiệu quả

Bài thuốc chữa mất ngủ từ táo đỏ tươi

Táo đỏ cũng là một phương pháp chữa mất ngủ bằng đông y khá hiệu quả, giúp ngủ ngon và sâu giấc, đặc biệt với những người mất ngủ do thiếu khí huyết hoặc suy nhược cơ thể. Táo đỏ có vị ngọt, tính ôn, chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp bổ khí, dưỡng huyết, giảm stress, an thần và kiện tỳ (tăng cường chức năng tiêu hóa).

  • Nguyên liệu: 200g táo đỏ tươi, 500ml nước.
  • Cách chế biến: Rửa sạch táo đỏ và sắc lấy nước uống.
  • Cách dùng: Bạn có thể uống nước táo đỏ thay cho đồ uống hằng ngày.

Bài thuốc chữa mất ngủ từ nhãn

Bài thuốc này có tác dụng hỗ trợ việc lưu thông máu lên não dễ dàng, tránh suy nhược thần kinh, giảm căng thẳng và đau đầu. Đây là một bài thuốc chữa mất ngủ bằng đông y rất tốt và dễ thực hiện.

  • Nguyên liệu: 100g cùi nhãn tươi, 200ml nước.
  • Cách chế biến: Nấu thành canh, có thể cho thêm một chút đường cho dễ uống.
  • Cách dùng: Ngày một lần, tốt nhất là dùng vào buổi tối 30 phút trước khi đi ngủ .

Bài thuốc chữa mất ngủ từ lạc tiên

Lạc tiên là một thảo dược nổi tiếng với công dụng an thần, giảm lo âu và cải thiện tình trạng mất ngủ. Trong Đông y, lạc tiên được sử dụng để điều trị các triệu chứng mất ngủ do căng thẳng, lo âu hoặc rối loạn giấc ngủ. Bạn có thể sử dụng lá lạc tiên phơi khô để nấu canh hoặc hãm trà uống hàng ngày với lượng 10g/ngày.

Điều trị mất ngủ bằng lạc tiên là một phương pháp an toàn và hiệu quả
Điều trị mất ngủ bằng lạc tiên là một phương pháp an toàn và hiệu quả

Bài thuốc từ cây xấu hổ (cây trinh nữ)

Xấu hổ (hay còn gọi là cây trinh nữ), là một dược liệu có vị ngọt, tính hơi hàn. Bài thuốc từ cây xấu hổ có tác dụng làm dịu thần kinh, chống ho, tiêu viêm và lợi tiểu. Dân gian thường dùng nước sắc của cây xấu hổ kết hợp chung với một số vị thuốc khác như táo đỏ, cúc bạc đầu, chua me đất,… để chữa suy nhược thần kinh hay mất ngủ.

  • Nguyên liệu: 15g cành lá xấu hổ khô, 15g cúc bạc đầu, 30g chua me đất.
  • Cách chế biến và cách dùng: Sắc uống giống như trà, dùng hằng ngày vào buổi tối.

Một số lưu ý để cải thiện giấc ngủ

Ngoài việc tìm kiếm các phương pháp chữa mất ngủ bằng đông y hay tây y, trên thực tế, những thay đổi nhỏ trong thói quen hằng ngày cũng có thể giúp cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ của bạn. Dưới đây là một số mẹo nhỏ mà bạn có thể thử:

  • Duy trì lịch thức – ngủ đều đặn hằng ngày: Hãy cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày để thiết lập đồng hồ sinh học bên trong cơ thể bạn. Ngoài ra, nên bắt đầu ngày mới bằng bữa sáng để giúp cơ thể củng cố chu kỳ sinh học, đồng thời hãy giới hạn thời gian ngủ trưa chỉ ở mức 15 – 20 phút mỗi ngày.
  • Kiểm soát mức độ tiếp xúc với ánh sáng:Vào buổi tối, nên hạn chế tiếp xúc với màn hình sáng trước khi đi ngủ từ 1 – 2 tiếng, đồng thời tắt đèn và đảm bảo không gian ngủ của bạn đủ tối để kích thích não tiết melanin giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.
  • Tập thể dục trong ngày: Nghiên cứu chỉ ra rằng tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện các triệu chứng mất ngủ và ngưng thở khi ngủ, tăng thời gian của giai đoạn ngủ sâu. Tuy nhiên, chỉ nên tập thể dục trong ngày và tránh vận động từ vừa đến mạnh ít nhất 3 giờ trước khi ngủ để tránh lượng hormon cortisol được tiết ra khi vận động làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
  • Chú ý đến thực phẩm: Cắt giảm lượng đường và carbohydrate tinh chế vào ban ngày vì những loại thực phẩm này sẽ kéo bạn ra khỏi giai đoạn phục hồi sâu khi bạn ngủ. Bên cạnh đó, tránh ăn những bữa lớn giàu đường và chất béo hay uống quá nhiều nước vào buổi tối.
  • Hạn chế dùng chất kích thích: Nên hạn chế cà phê, thuốc lá và rượu bia để tránh gây ra rối loạn giấc ngủ và mệt mỏi sau khi tỉnh dậy.
  • Cải thiện môi trường ngủ: Hãy tạo một môi trường ngủ không có tiếng ồn, ánh sáng, mát mẻ và một chiếc giường thoải mái. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến khích rằng không làm bất cứ việc nào khác như: xem TV, sử dụng điện thoại, máy tính trên giường,… để não của bạn sẽ chỉ liên kết phòng ngủ với giấc ngủ, giúp bạn dễ dàng thư giãn hơn vào ban đêm.
  • Thư giãn và làm sạch tâm trí trước khi ngủ: Tránh để những căng thẳng, lo lắng và tức giận của cả ngày khiến bạn rất khó ngủ ngon bằng việc luyện tập thói quen quản lý căng thẳng hoặc thư giãn bằng cách tắm nước ấm, làm mờ đèn, nghe nhạc nhẹ, đọc sách, hít thở sâu,…
  • Học cách ngủ lại nếu bạn thức dậy: Nếu thức dậy vào giữa đêm và không thể ngủ lại, hãy đứng dậy khỏi giường. Lúc này, hãy ghi chú ngắn gọn lại những điều bạn còn lo lắng trong tâm trí và hoãn lo lắng đo cho đến ngày hôm sau.

Ngoài ra, việc bổ sung vitamin B có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng mất ngủ liên quan đến thiếu hụt vitamin B, như rối loạn tâm trạng, căng thẳng, mệt mỏi, khó tập trung. Sản phẩm bổ sung Vitamin B cung cấp vitamin nhóm B giúp hỗ trợ chức năng thần kinh, cải thiện giấc ngủ, giảm căng thẳng và mệt mỏi cho người bị mất ngủ.

Nên hạn chế tiếp xúc với ánh sáng màn hình trước khi đi ngủ
Nên hạn chế tiếp xúc với ánh sáng màn hình trước khi đi ngủ

Xem thêm:

Trên đây là tất cả những thông tin về cách chữa bệnh bằng đông y hiệu quả mà Docosan tổng hợp được. Hy vọng những bài thuốc này hữu ích với bạn và giúp bạn mỗi ngày đều có một giấc ngủ ngon. Hãy chia sẻ cho bạn bè và gia đình nếu thấy bài viết này hữu ích nhé! Nguồn tham khảo: 1. Các bài thuốc đông y trị mất ngủ, cải thiện chất lượng giấc ngủ – MHRC 

  • Link tham khảo: https://thanhtra.thaibinh.gov.vn/upload/80614/20221026/thuoc-dong-y-tri-mat-ngu_281cf.pdf
  • Ngày tham khảo: 19/09/2024

2. Insomnia

  • Link tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/12119-insomnia
  • Ngày tham khảo: 19/09/2024

3. How to Sleep Better – Tips to Improve Sleep Quality

  • Link tham khảo: https://www.helpguide.org/wellness/sleep/getting-better-sleep
  • Ngày tham khảo: 19/09/2024

 

Contact Me on Zalo