IQ là một trong những chỉ số được biết đến rộng rãi, người ta thường biết đến chỉ số IQ như thước đo sự thông minh của con người. Vậy chỉ số IQ là gì? Cách tính chỉ số IQ? Tầm quan trọng của nó như thế nào và có khác gì chỉ số EQ? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
- 1 Chỉ số IQ là gì
- 2 Những yếu tố liên quan đến chỉ số IQ
- 3 Cách tính chỉ số IQ
- 4 Các mốc IQ
- 5 Cách tăng chỉ số IQ
- 6 Chỉ số IQ khác chỉ số EQ như thế nào?
- 7 10 chỉ số thông minh
- 8 Câu hỏi thường gặp
- 8.1 Chỉ số IQ trung bình của người Việt Nam
- 8.2 Người có chỉ số IQ cao nhất thế giới
- 8.3 Chỉ số IQ cao nhất là bao nhiêu?
- 8.4 Chỉ số IQ của người bình thường
- 8.5 Người có chỉ số IQ thấp nhất thế giới
- 8.6 Làm sao để biết chỉ số IQ của mình?
- 8.7 Người có chỉ số IQ cao nhất Việt Nam
- 8.8 Chỉ số IQ và EQ cái nào quan trọng hơn?
Chỉ số IQ là gì
IQ là từ viết tắt tiếng Anh của “Intelligent Quotient”, hay còn gọi là chỉ số thông minh của con người. Từ viết tắt IQ này lần đầu được sử dụng bởi nhà tâm lý học William Stern với thuật ngữ tiếng Đức Intelligenzquotient. Thuật ngữ này sau đó đã được sử dụng cho phương pháp tính điểm ở các bài kiểm tra trí thông minh tại Đại học Breslau được viết trong một cuốn sách có tên Hereditary Genius năm 1912. Người có chỉ số IQ cao có khả năng xử lý và phân tích thông tin nhanh hơn người bình thường.
Những yếu tố liên quan đến chỉ số IQ
Có rất nhiều yếu tố liên quan đến chỉ số IQ.
Di truyền
Mặc dù vẫn có nhiều tranh cãi do các yếu tố môi trường có thể tương quan với các yếu tố di truyền, đã có nhiều nghiên cứu cho thấy chỉ số IQ có ảnh hưởng bởi di truyền. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy khả năng di truyền của IQ có thể lên đến 80%. Như vậy, cha mẹ có IQ cao thì tỉ lệ con có IQ cao sẽ tăng lên. Những gia đình có trình độ học vấn cao, đứa con sinh ra cũng được thừa hưởng điểm IQ đáng kể.
Ở trẻ em, IQ có mối tương quan yếu với yếu tố di truyền, mối tương quan này trở nên chặt chẽ hơn đối với thanh thiếu niên và người trưởng thành. Khả năng di truyền của chỉ số IQ tăng theo độ tuổi và đạt mức ổn định ở độ tuổi 14 – 16, sau đó tiếp tục duy trì ở mức đó cho đến tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, môi trường trước khi sinh kém, suy dinh dưỡng và bệnh tật có thể gây tác động xấu đến việc di truyền sự thông minh.
Môi trường
Yếu tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số thông minh. Một số nghiên cứu cho rằng phụ nữ mang thai nếu thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin, khoáng chất hay tiếp xúc thường xuyên với độc tố, ô nhiễm có thể ảnh hưởng xấu đến IQ của con.
Người ta nghiên cứu sự phụ thuộc giữa gene vào môi trường để xác định sự ảnh hưởng của môi trường đến IQ. Một trong số những nghiên cứu này cho rằng sự biến dị của gene dẫn đến 40% sự khác nhau về IQ trong một gia đình.
Một số nghiên cứu khác cho thấy sự ảnh hưởng từ môi trường lên những trẻ em được nhận nuôi khác hẳn so với những trẻ em được nuôi bởi chính cha mẹ của chúng. Trẻ em thiếu tình thương của cha mẹ, sống trong sự tủi thân, bị bỏ rơi như trẻ mồ côi sẽ có chỉ số IQ thấp hơn. Những ảnh hưởng này lại không còn khi họ đến tuổi trưởng thành.
Độ tuổi
Chỉ số IQ rất ít biến đổi và ít có xu hướng tăng lên trong cuộc đời con người. Tuy vậy, vẫn có các báo cáo cho thấy sự suy giảm IQ theo tuổi. Chỉ số IQ sẽ ổn định nhất ở sau độ tuổi 16 và sau đó tăng chậm,đến 30 tuổi, chỉ số IQ sẽ giảm dần. Vì vậy, một người trưởng thành đã có chỉ số IQ ổn định thì việc luyện tập và rèn luyện não bộ để gia tăng chỉ số IQ sẽ có hiệu quả nhưng không đáng kể. Ở độ tuổi cao, con người thường trở nên kém minh mẫn hơn, dẫn đến việc giảm điểm số ở các bài test IQ.
Sức khỏe
Một người có trí thông minh cao thường có tỉ lệ mắc bệnh nặng ít hơn và từ đó có đời sống lâu hơn người có chỉ số IQ thấp. Điều đó có thể được giải thích rằng họ có khả năng chăm sóc sức khỏe của mình tốt hơn, tránh những chấn thương tốt hơn hoặc có thể do họ thường có đời sống kinh tế cao hơn.
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng hợp lý ở trẻ nhỏ là rất quan trọng vì dinh dưỡng không phù hợp có thể làm suy giảm trí thông minh. Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Southampton cho thấy, trẻ em trong độ tuổi phát triển nếu ăn quá nhiều thịt sẽ khiến trí thông minh bị giảm sút. Một số thực phẩm khác như mì tôm, bột ngọt, đồ chiên rán, đồ ăn nhanh,… khi sử dụng nhiều cũng có thể khiến trí thông minh của trẻ bị giảm sút.
Bữa sáng chứa đầy đủ protein, carbohydrate, vitamin và các nguyên tố vi lượng là thành phần quan trọng cho sự phát triển của não, vì vậy, không ăn sáng cũng ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ. Điều này được cho thấy ở một cuộc khảo sát tại 6 quốc gia châu Á được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Alexandra, Singapore. Kết quả của cuộc nghiên cứu này là những đứa trẻ không ăn sáng có kết quả học tập kém, phản ứng chậm hơn so với trẻ ăn uống đầy đủ.
Cân nặng
Một số nghiên cứu cho thấy, tình trạng béo phì và khả năng nhận thức kém ở tuổi vị thành niên cũng như người trưởng thành có mối liên hệ tương đối rõ ràng. Nghiên cứu cho thấy béo phì trong giai đoạn vị thành niên có thể dẫn đến nhận thức kém hơn cùng với việc tăng nguy cơ mắc chứng suy giảm trí nhớ về sau.
Cách tính chỉ số IQ
Có nhiều cách đo chỉ số IQ khác nhau, sau đây là một số ví dụ.
Bằng công thức
Ban đầu, chỉ số IQ được tính theo công thức lấy tuổi tâm thần chia cho tuổi thực tế rồi nhân cho 100, tuy nhiên, phương pháp có nhiều khuyết điểm nên hiện nay đã không còn được sử dụng.
IQ = (Tuổi tâm thần/Tuổi thực tế) x 100
Bằng bài test
Hiện nay, cách đo chỉ số IQ chính xác và khoa học nhất chính là thực hiện bài test đặc thù. Đây là bài test giúp kiểm tra khả năng tư duy não bộ của bạn nhanh chóng nhất. Bài test này đã được nghiên cứu áp dụng trên toàn cầu chính vì khả năng chuẩn xác mà nó mang lại là rất cao.
Hiện tại có rất nhiều dạng câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra IQ khác nhau như các bài test kiểm tra chỉ số IQ bằng hình ảnh hay logic số,… Bài kiểm tra bao gồm những dạng câu hỏi liên quan đến hình ảnh, logic, số học, phép so sánh, kiến thức tổng quát, trí nhớ và tính toán. Bài kiểm tra chuẩn là bộ gồm 26 câu hỏi trắc nghiệm trong vòng 24 phút.
Thang đo WAIS IV
Thang đo WAIS IV có 10 tiểu nghiệm, là bài kiểm tra IQ tiêu chuẩn hóa phổ biến nhất được sử dụng cho người lớn, trong đó có bốn chỉ số chính như sau:
- Chỉ số hiểu bằng lời nói: Phản ánh khả năng hiểu và sử dụng ngôn ngữ bằng lời nói, khả năng lý luận. Nó cũng là chỉ số về kiến thức cá nhân thu nhận được từ môi trường bên ngoài, từ ký ức dài hạn.
- Chỉ số tổ chức tri giác: Phản ánh khả năng xử lý không gian, vận động với thị giác bằng cách sử dụng thông tin trực quan.
- Chỉ số bộ nhớ làm việc: Đánh giá khả năng nắm bắt và lưu giữ thông tin trong thời gian ngắn. Gồm hai bài kiểm tra: số học và ghi nhớ các chữ số.
- Chỉ số tốc độ xử lý: Đo khả năng xử lý thông tin trực quan nhanh chóng và hiệu quả. Gồm hai kiểu test: tìm kiếm các ký hiệu và mã hóa.
Các mốc IQ
IQ thuốc nhóm cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhóm tuổi. Thông thường chúng ta có các mốc chỉ số IQ phổ biến sau:
- Dưới 70: rất thấp.
- Dưới 85: thấp.
- Từ 85 – 115: bình thường.
- Từ 115 – 130: thông minh.
- Từ 130 – 145: rất thông minh.
- Từ 145 trở lên: thiên tài hoặc cận thiên tài.
Cách tăng chỉ số IQ
Chơi nhạc cụ
Tập luyện và làm quen với các nhạc cụ âm nhạc có thể làm tăng khả năng đọc và tiếp thu ngôn ngữ ở cả trẻ em và người lớn. Ngoài ra, chơi nhạc cụ còn gia tăng tăng khả năng sáng tạo, khả năng ghi nhớ,tư duy logic, rèn luyện sự tập trung.
Thiền
Thiền không chỉ giúp giảm căng thẳng và điều hòa tâm trạng, mà còn tốt cho chức năng của não. Theo New England Journal of Medicine, thiền tối thiểu từ 12 đến 15 phút mỗi lần để có được những lợi ích sức khỏe đáng kể.
Đọc sách
Giáo dục là một yếu tố quan trọng tạo nên chỉ số thông minh của bạn. Đọc sách giúp chúng ta suy nghĩ và tưởng tượng, từ đó cải thiện ngôn ngữ, giao tiếp giúp đầu óc trở nên nhạy bén, linh hoạt.
Học ngoại ngữ
Học một ngôn ngữ mới là một biện pháp tăng chỉ số IQ hiệu quả, nó khiến não hoạt động và thích nghi với những kiến thức mới. Vì vậy, học một ngôn ngữ mới giúp não bộ trở nên nhạy bén, linh hoạt hơn. Hầu hết những người có chỉ số IQ cao thường thông thạo từ 3 ngôn ngữ trở lên.
Tập luyện thể thao
Tập luyện thể thao giúp cải thiện tâm trạng do cơ thể tăng tiết endorphin trong quá trình tập luyện. Chất này không chỉ giúp bạn cảm thấy phấn chấn, giảm stress, ngăn ngừa lão hóa mà còn làm tăng hoạt động của não. Bạn có thể chọn các môn thể thao như bơi lội, chạy bộ, aerobic,… với cường độ phù hợp và thường xuyên.
Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng
Ăn uống đầy đủ dưỡng chất là cách tăng chỉ số IQ hiệu quả ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Trẻ em cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như vitamin, sắt, kẽm, acid folic, protein, glucose,… cần thiết cho sự phát triển của não bộ. Không nên bỏ bữa sáng vì đây bữa ăn quan trọng nhất, đồng thời nên chủ ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng như đạm, vitamin, khoáng chất,… trong bữa ăn này.
Ngủ đủ giấc
Thời gian ngủ phù hợp là từ 7 – 8 tiếng mỗi đêm. Khi thiếu ngủ, não không thể hoạt động hết công suất. Ngủ không điều độ cũng ngăn não bộ phát triển.
Chỉ số IQ khác chỉ số EQ như thế nào?
Chỉ số IQ và EQ đều rất quan trọng và cần thiết cho sự thành công của con người. Khác với IQ, chỉ số thông minh của một người, đánh giá trí tuệ của người đó, EQ là viết tắt tiếng anh của Emotional Quotient, là chỉ số đo lường trí tuệ cảm xúc của con người. EQ cao có nghĩa là khả năng thấu hiểu, điều khiển cảm xúc cá nhân tốt. Người sở hữu EQ cao có thể kiềm chế cảm xúc của mình và mọi người xung quanh, từ đó, họ có đời sống lạc quan, gây dựng nên các mối quan hệ tốt đẹp.
10 chỉ số thông minh
Bao gồm IQ và EQ, có 10 chỉ số thông minh thông dụng.
AQ (Adversity Quotient)
AQ – Chỉ số vượt khó, là chỉ số đo lường khả năng vượt qua khó khăn trong cuộc sống của một người. Người có chỉ số AQ cao là người có khả năng vượt qua nghịch cảnh, chịu đựng tốt, kiên trì cao.
CQ (Creative Intelligence)
CQ – Chỉ số sáng tạo, là chỉ số đo lường trí thông minh sáng tạo. Người có chỉ số CQ cao là người có tư duy sáng tạo tốt, luôn tìm ra cái mới, cái thú vị và khác biệt với mọi người.
PQ (Passion Quotient)
PQ – Chỉ số đam mê, là chỉ số biểu hiện sự đam mê của con người đối với một điều gì đó. Chỉ số PQ không thể được xác định như cách xác định chỉ số thông minh IQ rồi biểu đạt thành những con số, vì đam mê là một dạng cảm xúc. Người có chỉ số PQ cao sẽ dành hết khả năng, sức lực, tâm trí mình cho một vấn đề mà họ đam mê, yêu thích.
SQ (Spiritual Quotient)
SQ – Chỉ số thông minh tinh thần, là chỉ số cho thấy niềm tin về tâm hồn, tâm linh, về những điều thiêng liêng. Người có chỉ số SQ cao luôn mong muốn tìm hiểu về thế giới, vũ trụ, luôn có lòng trắc ẩn với thế giới, vạn vật.
Chỉ số CoQ (Communication Intelligence Quotient)
SQ – chỉ số giao tiếp của con người, cho thấy khả năng giao tiếp của một người. Người có chỉ số CoQ cao dễ dàng hòa hợp với tất cả mọi mọi người, có xu hướng tham gia các hoạt động công tác xã hội, thiện nguyện.
Chỉ số FQ (Financial Intelligence Quotient)
FQ – chỉ số trí tuệ tài chính, cho thấy khả năng nhận thức liên quan đến các giá trị tài trên thế giới. Người có FQ cao có khả năng quản lý tài chính hợp lý, nắm rõ các kiến thức tài chính, kinh tế, thị thường.
Chỉ số MuQ (Musical Intelligence Quotient)
MuQ – Trí thông minh âm nhạc, là khả năng của con người liên quan đến âm nhạc, âm thanh. Những người có chỉ số MuQ cao có khả năng chơi các nhạc cụ, sáng tác, khả năng cảm âm và ghi nhớ những giai điệu tốt.
Câu hỏi thường gặp
Chỉ số IQ trung bình của người Việt Nam
Người có chỉ số IQ cao nhất thế giới
Chỉ số IQ cao nhất là bao nhiêu?
Chỉ số IQ của người bình thường
Người có chỉ số IQ thấp nhất thế giới
Làm sao để biết chỉ số IQ của mình?
Người có chỉ số IQ cao nhất Việt Nam
Chỉ số IQ và EQ cái nào quan trọng hơn?
Trên đây là những thông tin tổng quan về chỉ số IQ, cách xác định chỉ số IQ cũng như cách cải thiện chỉ số này cùng thông tin về các chỉ số thông minh khác Hy vọng bạn đọc sẽ tìm thấy những thông tin mà mình mong muốn qua bài viết.
Nếu bạn hoặc người thân của bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về chỉ số IQ, xin vui lòng đặt lịch khám với bác sĩ trên docosan.com.