Việc con bướng bỉnh không nghe lời có thể đem lại nhiều khó khăn, nhưng hãy nhớ rằng những đứa trẻ như vậy thường mang trong mình những tài năng độc đáo và khả năng tự lập. Nắm giữ cách dạy con bướng bỉnh có thể giúp bố mẹ nuôi dưỡng tinh thần độc lập cho con mình, đồng thời giải quyết những khuyết điểm trong tâm hồn trẻ. Dưới sự hướng dẫn của bố mẹ, con yêu sẽ thể hiện sự hợp tác và thông minh, thể hiện chính kiến cá nhân một cách tinh tế.
Vậy, lúc bạn nghiêm túc và áp dụng kỷ luật với con bạn, bạn có tự tin rằng mình đang thực hiện kỷ luật đúng cách không? Bạn đã xem xét và chắc chắn rằng quyết định bạn đưa ra là đúng đắn chưa? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu những điều nên và không nên làm khi con bướng bỉnh và làm thế nào để một đứa trẻ thật sự lắng nghe nhé!
Tóm tắt nội dung
Những đặc điểm của một người con bướng bỉnh
Bố mẹ cần phải hiểu rằng không phải mọi đứa trẻ thích làm theo ý kiến của mình và không nghe lời người lớn thì đều là đứa con bướng bỉnh không nghe lời. Đôi khi, con không hề bướng bỉnh mà chỉ là do con có chính kiến và cá tính mạnh. Bố mẹ cần tìm hiểu thật kỹ xem những hành động của con là biểu hiện của tính quả quyết hay do con bướng bỉnh không nghe lời thật sự.
Những đứa trẻ có cá tính mạnh và có chính kiến thường sẽ rất thông minh và sáng tạo. Ngược lại, con bướng bỉnh thường chỉ cố chấp theo ý kiến của mình và không sẵn sàng lắng nghe ý kiến người khác. Một số đặc điểm con bướng bỉnh mà bố mẹ và các bậc phụ huynh có thể quan sát thấy được là:
- Luôn tìm kiếm sự chú ý: Con có nhu cầu được thừa nhận và lắng nghe một cách mạnh mẽ. Con thường xuyên tìm kiếm sự chú ý của bố mẹ
- Tính cách độc lập: Bé có thể độc lập tới mức cực đoan, thích đưa ra ý kiến riêng của bản thân.
- Phản kháng khi mọi thứ không theo ý mình: Muốn làm những gì mình thích bằng mọi cách, không được làm sẽ phản kháng quyết liệt.
- Dễ nổi giận: Dễ nổi giận nhiều hơn so với bạn bè đồng trang lứa.
- Thích áp đặt: Có nhiều tố chất lãnh đạo nhưng đôi khi có thể “áp đặt” người khác.
Nguyên nhân khiến con bướng bỉnh
Bố mẹ nuông chiều quá mức, bố mẹ mâu thuẫn khi dạy con, bố mẹ không gương mẫu,… đều có thể là nguyên nhân khiến con bướng bỉnh không nghe lời.
Người ta vẫn nói “cha mẹ sinh con, trời sinh tính” nhưng rõ ràng cách giáo dục của bố mẹ, môi trường gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến tính cách và hành xử của các bé.
Nuông chiều quá mức
Các bà mẹ thường có xu hướng chiều con hơn các ông bố. Tuy nhiên rất nhiều ông chồng vì sợ vợ nên cũng hùa theo việc chiều con. Việc nuông chiều quá mức của bố mẹ và ông bà có thể lập trình vô thức khiến con không vâng lời và con có phản xạ cứ yêu cầu là được đáp ứng.
Một khi những yêu cầu không được đáp ứng, bé sẽ bị sốc, con bướng bỉnh hơn và không nghe lời. Rất nhiều bé có những hành động phản kháng, ăn vạ làm sao để đạt được mong muốn của mình. Bé cũng khó mà chấp nhận khi bố mẹ đưa ra những yêu cầu trái với mong muốn của bé.
Mâu thuẫn trong cách dạy con
Có thể là mâu thuẫn giữa bố với mẹ hay mâu thuẫn giữa bố mẹ với ông bà. Ở những gia đình ba thế hệ, sự không thống nhất này thường dễ xảy ra. Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều ông bố bà mẹ kể rằng, sau khi ra ở riêng, việc nuôi dạy con dễ hơn hẳn.
Đầu tiên trẻ em hoang mang không biết nghe theo lời ai, sau đó bé sẽ biết lợi dụng những điểm khác biệt trong cách nuôi dạy của người lớn để đòi hỏi những điều có lợi cho mình. Khi nhìn thấy sự mâu thuẫn của người lớn, con sẽ có suy nghĩ không tốt về người lớn, bớt nể sợ người lớn hơn, con sẽ làm nũng hơn, con bướng bỉnh hơn và càng khó bảo hơn.
Bố mẹ gia trưởng, gây áp lực cho con
Khi bố mẹ đòi hỏi những điều vượt quá khả năng của bé, đương nhiên bé không thể thực hiện nổi và bé sẽ trái lời bố mẹ. Lạm dụng các phương pháp giáo dục tạo stress như bạo lực, đay nghiến, ép buộc thái quá sẽ khiến con bất mãn, con bướng bỉnh không nghe lời, con có thể trở nên nhờn đòn và quay lại phản kháng.
Bố mẹ không làm gương
Trẻ nhỏ thường thích bắt chước các hành vi của người lớn, bé dễ dàng mô phỏng lại lời nói cũng như cư xử của người lớn rất nhanh và chưa phân biệt được đúng sai. Bố mẹ sẽ không thể thành công khi đòi hỏi con lễ phép, gọi dạ bảo vâng trong khi bản thân mình lại có những hành động chưa đúng như chửi thề, quát to,…
Bố mẹ không dạy con, không định hướng về thần tượng đúng đắn giúp trẻ
Dưới 8 tuổi, thần tượng của con chủ yếu là bố mẹ. Sau 8 tuổi, bé có chính kiến, tầm hiểu biết được mở rộng hơn, bố mẹ nên hướng bé chuyển dịch thần tượng sang những vĩ nhân trong lịch sử, để bé học tập và phấn đấu theo tấm gương thần tượng của mình. Nếu không được gặp gỡ thầy cô giáo giỏi, không có những thần tượng đúng đắn dẫn đường, trẻ em thường có xu hướng thần tượng chúng bạn, nghe lời bạn nhiều hơn nghe lời bố mẹ. Và khi đó con bướng bỉnh hơn và thường có những hành động không đúng.
Trẻ bước vào giai đoạn nhận thức cái tôi mạnh mẽ
Giai đoạn “ khủng hoảng tuổi lên 3” hay 13 tuổi – bắt đầu bước vào tuổi teen, đột nhiên con bướng bỉnh không nghe lời, ngang ngạnh, ngoan cố, thích nói ngược, làm ngược, tự tiện, vô lễ, nhu cầu chứng tỏ cái tôi rất lớn,… Đây là giai đoạn các nội tiết tố thay đổi rất mạnh, có nhiều ảnh hưởng đến tinh thần, tình cảm của con. Bố mẹ không nên quá cứng nhắc, nhất nhất bắt con phải theo ý mình. Thay vào đó, hãy khéo léo để cho con được thể hiện bản thân một cách có kiểm soát và đúng hướng.
Bị môi trường xung quanh tác động mạnh
Những ảnh hưởng này có thể đến từ các phương tiện thông tin đại chúng, bạn bè, hàng xóm, game,… trong khi nội lực của trẻ yếu. Điều này xảy ra chủ yếu ở các bé tuổi teen. Vì thế, ngay từ ngày bé còn nhỏ tuổi, bố mẹ nên chú ý dạy dỗ để bé có chính kiến và sự tự tin.
Nếu biết cách dạy con bướng bỉnh, bố mẹ có thể nuôi dưỡng tính độc lập cho con mà vẫn uốn nắn được những điểm chưa tốt ở bé. Với sự dẫn dắt của bố mẹ, bé yêu không những sẽ hợp tác hơn mà còn rất thông minh và có chính kiến.
Đôi khi, bạn có thể gặp khá nhiều khó khăn khi nuôi dạy một người con bướng bỉnh không nghe lời. Thế nhưng, đây lại thường là các bé thông minh, độc lập, có chính kiến và cá tính. Chỉ cần hiểu con và có cách dạy con bướng bỉnh phù hợp, bạn có thể giúp bé phát huy những ưu điểm này và giảm bớt sự bướng bỉnh, ngang ngược.
Những cách dạy con bướng bỉnh có thể khó nhưng cũng có rất nhiều điều thú vị. Khi đã xác định được tính cách của con bướng bỉnh, bạn cần tham khảo điều chỉnh cách dạy con phù hợp hơn với bé.
10 cách dạy trẻ bướng bỉnh bố mẹ có thể tham khảo
Trẻ con bướng bỉnh có thể không chịu ăn hay không chịu ngủ đúng giờ và khiến bố mẹ gặp nhiều khó khăn trong việc chăm sóc. Bạn có thể tham khảo một số cách sau để bé chịu hợp tác hơn.
Cố gắng lắng nghe
Giao tiếp luôn mang tính hai chiều. Nếu muốn con lắng nghe mình, trước tiên bạn phải sẵn sàng lắng nghe bé.
Con bướng bỉnh có thể có ý kiến riêng và có thường sẽ tranh luận với người khác. Bé có thể trở nên ngang tàng nếu cảm thấy mình không được lắng nghe. Vậy nên, bố mẹ hãy thật sự lắng nghe ý kiến, băn khoăn của con và trò chuyện một cách cởi mở để bé ngoan ngoãn hơn.
Hãy cố gắng dạy trẻ đúng sai bằng lời nói và hành động một cách bình tĩnh. Làm mẫu những hành vi mà bạn muốn thấy ở con mình. Ví dụ, nếu con bướng bỉnh không muốn ăn bữa trưa, bạn không nên ép con ăn mà hãy thử hỏi vì sao bé không muốn ăn.
Chỉ cần giữ bình tĩnh, bạn có thể tìm ra nguyên nhân khiến con bỏ bữa như sẽ bị đau bụng, muốn đi chơi hay buồn ngủ. Khi biết được nguyên nhân, bạn có thể dễ dàng tìm cách cho bé ăn cơm trong vui vẻ hơn.
Không ép buộc con
Khi bạn ép một đứa con bướng bỉnh không nghe lời làm một điều gì đó, bé thường có tâm lý chống đối và làm ngược lại những gì bạn nói. Đây là tâm lý rất thường thấy ở các trẻ bướng bỉnh và cũng là bản năng của một số người lớn chúng ta.
Để tránh tâm lý chống đối này, bạn cần kết nối được với con. Hãy lắng nghe con và để con tự kết thúc câu chuyện trước khi giúp con giải quyết vấn đề.
Ví dụ như khi con vẫn ngồi xem tivi dù đã quá giờ đi ngủ, thay vì ép buộc bé tắt tivi, bạn hãy xem cùng con và thể hiện sự quan tâm đến những gì con đang xem. Hãy cùng bé bàn luận về chương trình tivi để có được sự chú ý của bé và dần hướng sự chú ý này sang việc đi ngủ.
Cho con lựa chọn
Những đứa con bướng bỉnh thường có suy nghĩ riêng và không thích bố mẹ chỉ bảo mình phải làm gì. Vậy nên, hãy cho con quyền lựa chọn để bé không có cảm giác mình bị ép buộc làm một việc gì đó.
Những hãy đảm bảo rằng luôn có các quy tắc rõ ràng và nhất quán mà con bạn có thể tuân theo. Đảm bảo giải thích các quy tắc này bằng thuật ngữ phù hợp với lứa tuổi mà trẻ có thể hiểu được.
Ví dụ như nếu bạn muốn con đi ngủ trước 9 giờ tối, thay vì ép buộc con ngủ, hãy mang ra hai quyển sách bé thích và hỏi xem bé muốn đọc quyển nào trước giờ ngủ. Nếu bé vẫn không muốn đi ngủ, hãy giữ bình tĩnh và nhắc con rằng hiện giờ con chỉ được chọn một trong hai quyển sách chứ không có quyền chọn không đi ngủ.
Tuy việc cho con được lựa chọn là tốt nhưng bạn không nên cho trẻ quá nhiều lựa chọn vì điều này có thể khiến bé bối rối. Nếu đang cùng con chọn quần áo mặc để đi ra ngoài, bạn có thể cho trẻ 2 – 3 bộ thích hợp để chọn thay vì để trẻ tự tìm đồ trong tủ.
Luôn giữ bình tĩnh
Khi con bướng bỉnh và không nghe lời, bạn có thể thấy tức giận và dễ lớn tiếng với bé. Tuy nhiên, phản ứng này không làm cho con hiểu ý kiến của bạn mà chỉ khiến bé tỏ ra chống đối hơn nữa. Hãy học hỏi từ những sai lầm, kể cả là sai lầm của chính bạn.
Hãy nhớ rằng, với tư cách là bố mẹ, bạn có thể cho mình thời gian nghỉ ngơi nếu cảm thấy mất kiểm soát. Chỉ cần đảm bảo rằng con bạn đang ở một nơi an toàn, sau đó cho bản thân vài phút để hít thở sâu và thư giãn. Khi bạn cảm thấy tốt hơn, hãy quay lại với con bạn, ôm nhau và bắt đầu lại.
Nếu bạn cảm thấy mình đã phạm sai lầm thực sự trong lúc nóng nảy, hãy đợi cho con bình tĩnh lại, xin lỗi con và giải thích cách bạn sẽ xử lý tình huống trong tương lai. Hãy chắc chắn để giữ lời hứa của bạn. Vậy nên, bạn cần thật bình tĩnh để giải thích rõ ràng cho bé tại sao con phải làm theo lời bố mẹ.
Để luôn giữ tâm trạng bình tĩnh và cân bằng với con, bạn có thể cùng bé chơi thể thao, nghe nhạc hay làm những việc cả hai cùng thích. Khi tham gia những hoạt động thư giãn cùng nhau, bé cũng dần xem ba mẹ là “bạn” và sẽ hợp tác hơn đấy.
Tôn trọng con
Con bướng bỉnh có thể không chấp nhận quyền hạn của ba mẹ nếu luôn ép buộc hay ra lệnh cho bé nên việc cho trẻ thấy bạn tôn trọng ý kiến của con là rất quan trọng. Miễn là con không làm điều gì đó nguy hiểm và được chú ý nhiều khi có hành vi tốt, bỏ qua hành vi xấu có thể là một cách hiệu quả để ngăn chặn hành vi đó. Bỏ qua hành vi xấu cũng có thể dạy cho trẻ em những hậu quả từ hành động của chúng.
Công cụ mạnh mẽ nhất để kỷ luật hiệu quả chính là sự chú ý của bố mẹ vì tất cả trẻ em đều muốn sự chú ý của cha mẹ, đặc biệt là những người con bướng bỉnh không nghe lời. Vì vậy, bạn có thể thể hiện sự tôn trọng con để bé hợp tác hơn qua một số cách sau:
- Hợp tác với con chứ không yêu cầu con tuân theo chỉ thị của mình
- Đưa ra những quy tắc nhất quán với tất cả các con và không tùy tiện phá bỏ những quy tắc này
- Lắng nghe những cảm xúc và suy nghĩ của con
- Để con tự làm những gì nằm trong khả năng của bé. Điều này cũng thể hiện cho bé thấy sự tin tưởng của bố mẹ đặt vào bé
- Không nói dối và cố gắng giữ lời hứa với con
- Làm gương cho con. Nếu bạn muốn con làm một việc gì, hãy làm trước để bé có thể quan sát và làm theo.
Hợp tác với con
Con bướng bỉnh hoặc cá tính mạnh rất nhạy cảm với cách bố mẹ đối xử với mình. Vì vậy, bạn hãy chú ý đến giọng điệu, ngôn ngữ cơ thể và từ ngữ mình sử dụng để tránh khiến trẻ cảm thấy con đang bị ép buộc, bố mẹ đang ra lệnh. Hoặc đôi khi con bướng bỉnh không nghe lời chỉ vì chúng buồn chán hoặc không biết cách nào tốt hơn.
Tìm một cái gì đó khác cho con bạn để làm. Vì vậy, bạn chỉ cần thay đổi cách tiếp cận trẻ là có thể thay đổi cách bé phản ứng với mình, từ đó sẽ có những tín hiệu tích cực trong việc hợp tác với con.
Ví dụ như thay vì bảo con phải làm một việc gì đó, bạn hãy cùng con làm. Nếu bạn muốn con dọn đồ chơi, hãy nói “Chúng ta cùng dọn đồ chơi nhé” thay vì ra lệnh “Con dọn đồ chơi đi”. Bạn còn có thể nghĩ ra những hoạt động vui vẻ như cùng thi dọn dẹp đồ chơi với bé xem ai có thể cất đồ chơi vào đúng chỗ nhanh hơn.
Trò chuyện với con
Đôi khi, con bướng bỉnh chỉ vì không có được thứ chúng muốn. Vậy nên, bạn cần trò chuyện với con để xem con có mong muốn, khó chịu, buồn bực gì hay không. Trẻ em cũng cần biết khi nào chúng làm điều gì xấu và khi nào chúng làm điều gì tốt.
Hãy trò chuyện với con nhiều hơn và chú ý đến hành vi tốt và xấu của con. Khi bạn chỉ ra những điều tốt và xấu đó, hãy khen ngợi những thành tích nỗ lực và góp ý khuyên răn những điều chưa đúng.
Bạn có thể hỏi con một số câu như: “Con có đang khó chịu chuyện gì không?” hay “Con có cần bố mẹ hỗ trợ điều gì không?”. Việc này cũng cho bé thấy bạn có tôn trọng và lắng nghe con.
Tuy nhiên, trò chuyện với con không có nghĩa là bạn cần nhượng bộ, chiều theo những mong ước chưa hợp lý của con. Mục đích của cuộc trò chuyện là để ba mẹ hiểu con hơn và để trẻ cảm thấy được quan tâm. Vậy nên, nếu con có mong muốn, ý kiến chưa hợp lý, bạn có thể cùng bé tìm ra một phương án phù hợp hơn.
Ví dụ như nếu bé không muốn đi ngủ vào giờ đã định, bạn hãy hỏi xem bé muốn đi ngủ vào mấy giờ và cùng thảo luận để tìm ra một giờ phù hợp với cả hai nhất.
Tạo không khí vui vẻ ở nhà
Trẻ em học thông qua những quan sát và trải nghiệm. Nếu bé thấy bố mẹ cãi nhau thường xuyên thì cũng sẽ học cách bắt chước và dần trở nên chống đối, bướng bỉnh. Mâu thuẫn giữa bố mẹ có thể tạo không khí căng thẳng, gây ảnh hưởng tới hành vi và tâm trạng của bé. Vậy nên, khi bố mẹ tạo ra một bầu không khí vui vẻ, hòa thuận ở nhà cũng là một cách dạy con bướng bỉnh rất hay.
Hãy tìm hiểu quan điểm của trẻ
Để hiểu rõ hơn về hành vi bướng bỉnh của con, bạn hãy cố gắng nhìn nhận tình huống từ góc độ của bé. Bạn có thể thử đặt mình vào vị trí của con và cố gắng tưởng tượng những gì bé phải trải qua. Bố mẹ càng hiểu rõ con thì càng có thể thay đổi tính bướng bỉnh của con tốt hơn.
Dù không đồng tình với các yêu cầu của con, bạn cũng hãy thông cảm và thấu hiểu cảm xúc của bé. Bạn hãy cho bé biết mình có thể hiểu được sự thất vọng, tức giận hoặc bực bội của con dù không đáp ứng yêu cầu của bé.
Hãy thử “thời gian chờ” khi con bướng bỉnh không nghe lời. Công cụ kỷ luật này hoạt động hiệu quả nhất bằng cách cảnh báo trẻ em rằng chúng sẽ bị phạt nếu không dừng lại, nhắc nhở chúng về những gì chúng đã làm sai bằng một vài từ và với càng ít cảm xúc càng tốt.
Ví dụ như bạn sẽ đặt khoảng thời gian cho hành động của con. Bạn có thể nói với con rằng “Đã hết thời gian chờ và quay lại khi con cảm thấy sẵn sàng và kiểm soát được“. Chiến lược này có thể giúp trẻ học và thực hành các kỹ năng tự quản lý, cũng phù hợp với trẻ lớn hơn và trẻ vị thành niên.
Hướng con tới phản ứng tích cực
Đôi khi, bạn có thể nổi nóng khi con bướng bỉnh, tiêu cực, chống đối với mình thường xuyên. Tuy nhiên, phản ứng tiêu cực từ bạn sẽ chỉ khiến trẻ ngày càng hướng theo sự tiêu cực này. Con bướng bỉnh không nghe lời có thể do bạn cũng đã thường xuyên nóng nảy hay từ chối những mong muốn chính đáng của bé.
Vậy nên để trẻ hợp tác hơn, bạn hãy cố gắng hướng hành vi của trẻ theo chiều hướng tích cực. Một cách để ba mẹ có thể có phản ứng vui vẻ, tích cực từ trẻ là hỏi con những câu tích cực như “Con thích đi đạp xe không?”, “Con thích ăn kem không?” hay “Con thích đi tưới cây không?”. Những câu hỏi này thường sẽ gợi được phản ứng hào hứng, vui vẻ từ bé và giúp bé có cảm giác mình được lắng nghe. Khi đã vui vẻ, tích cực, bé sẽ ngoan ngoãn, hợp tác với bạn hơn.
Bí quyết kỷ luật lành mạnh & hiệu quả theo độ tuổi/giai đoạn
Kỷ luật giống như một phương tiện tích cực tương tác với trẻ em để giúp hình thành nhân cách đạo đức của chúng – một cách để dạy chúng biết phân biệt đúng sai. Và đây là một kỹ năng quan trọng để hoạt động trong xã hội.
Bạn hãy đối xử với con mình như thể chúng là bạn thân của mình, những đứa trẻ cần bạn dẫn dắt và dạy dỗ liên tục trong hành trình lớn lên của chúng. Kỷ luật con bướng bỉnh đúng cách và đặt ra các giới hạn sẽ truyền cho con sự tự tin, giúp chúng học được cách tự định hướng trong cuộc sống. Kỷ luật đúng cách sẽ mang lại lợi ích khi bạn chứng kiến con mình lớn lên, trở nên tự tin hơn và phát triển một la bàn đạo đức tốt.
Trẻ sơ sinh
Kỷ luật trẻ sơ sinh là một khía cạnh quan trọng trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc bé. Dù vẫn còn nhỏ, trẻ sơ sinh đã có khả năng nhận thức và phản ứng với môi trường xung quanh. Dưới đây là những gợi ý về cách kỷ luật trẻ sơ sinh một cách nhẹ nhàng, giúp bé trở nên ngoan ngoãn và ít bướng bỉnh, cáu gắt:
- Tạo môi trường an toàn: Đảm bảo rằng không có vật thể nguy hiểm hoặc sự cố xảy ra trong khoảng thời gian chơi của bé. Trẻ sơ sinh cần cảm giác an toàn và bình yên để phát triển một cách tự nhiên.
- Đáp ứng nhu cầu: Khi trẻ sơ sinh gặp khó khăn, hãy kiểm tra các nhu cầu cơ bản như đói, buồn ngủ, đau nhức hoặc cần chăm sóc và tình thương. Đáp ứng đúng giờ và nhẹ nhàng sẽ giúp bé cảm thấy được quan tâm và an vui.
- Sự nhẹ nhàng và êm dịu: Trẻ sơ sinh cần cảm giác an toàn và yêu thương. Hãy tiếp cận bé với sự nhẹ nhàng. Không sử dụng giọng nói cứng nhắc hoặc đối mặt với quá trình xử lý khắc nghiệt.
- Thể hiện tình thương: Dành thời gian để ôm, nói chuyện và tạo mối gắn kết với bé. Điều này giúp bé cảm nhận được tình thương từ bạn và xây dựng một môi trường tạo ra sự an toàn về tinh thần.
- Chống áp lực quá mức: Trẻ sơ sinh chưa có khả năng hiểu về quy tắc và hành vi. Hãy tránh đặt nhiều áp lực hoặc kỷ luật quá nặng lên bé. Tuy nhiên, bé đang bắt đầu nhận ra điều gì được phép và điều gì không. Hãy chú ý và khen ngợi những hành vi bé thích và bỏ qua những hành vi bạn muốn ngăn cản.
- Dạy bé về hành vi bạo lực: Các bé mới biết đi cần được giải thích rõ ràng về hành vi không được đánh, cắn hoặc thực hiện các hành vi hung hăng khác và hậu quả của những hành vi đó để tránh gây tổn thương cho người khác.
Lứa tuổi mầm non
- Thể hiện tình yêu và sự quan tâm: Trước hết, hãy thiết lập một môi trường có sự an toàn và tràn ngập yêu thương cho bé. Hãy tận dụng cơ hội để thể hiện tình yêu của bạn thông qua lời khen ngợi, ôm ấp, và tạo ra các liên kết với bé.
- Thể hiện sự nhất quán: Quy tắc và hành vi cần được áp dụng một cách quán nhất. Hãy chắc chắn rằng tất cả những người chăm sóc trẻ đều thực hiện cách kỷ luật tương tự để tránh gây rối cho trẻ. Trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo vẫn đang cố gắng hiểu cách thức và lý do mọi thứ hoạt động.
- Sử dụng ngôn ngữ tích cực: Cho phép con đưa ra lựa chọn trong số các lựa chọn thay thế có thể chấp nhận được, chuyển hướng và đặt ra các giới hạn hợp lý. Dạy con đối xử với người khác theo cách mà bé muốn được đối xử.
- Bắt đầu giao việc nhà phù hợp với lứa tuổi: Chẳng hạn như cất đồ chơi của chúng. Đưa ra hướng dẫn đơn giản, từng bước. Thưởng cho bé bằng lời khen ngợi hoặc món đồ chơi hay món ăn mà bé thích.
- Giải thích kỹ càng và thuyết phục: Giải thích với con rằng đôi khi cảm thấy tức giận cũng không sao, nhưng không được làm tổn thương ai đó hoặc phá vỡ đồ đạc. Dạy chúng cách đối phó với cảm giác tức giận theo những cách tích cực, chẳng hạn như nói về nó.
- Giải quyết xung đột: Khi phát sinh xung đột, hãy sử dụng phương pháp “thời gian chờ” hoặc tìm nguyên nhân và giải quyết dứt điểm nguồn xung đột đó.
Trẻ em ở độ tuổi đi học
Kỷ luật trẻ em ở độ tuổi đi học là một phần quan trọng của việc giúp họ hình thành các hành vi và đánh giá tích cực. Dưới đây là một số cách để kỷ luật trẻ con bướng bỉnh ở độ tuổi này một cách có hiệu quả:
- Xác định quy tắc và hành vi chấp nhận: Đầu tiên, hãy thiết lập rõ ràng các quy tắc và hành vi chấp nhận trong gia đình hoặc lớp học. Giải thích cho trẻ con bướng bỉnh về tại sao những quy tắc này quan trọng và làm thế nào chúng sẽ giúp họ và những người khác cảm thấy tốt hơn.
- Sử dụng hệ thống kỷ luật hợp lý: Hãy áp dụng hệ thống kỷ luật mà bạn đã thiết lập một cách có hệ thống và quán ăn tốt nhất. Điều khoản này có thể bao gồm việc thiết lập các kết quả hoặc phần thưởng cho hành vi tốt hoặc không tốt. Tuy nhiên, hãy tránh sử dụng quá nhiều hình phạt vật lý hoặc xúc phạm đến tâm hồn của trẻ.
- Làm việc cùng nhau: Hãy thảo luận và thỏa thuận về quy tắc và hệ thống kỷ luật với con bướng bỉnh. Con đã bắt đầu hiểu được đúng sai. Nói về những lựa chọn trong những tình huống khó khăn, đâu là lựa chọn tốt và xấu, và điều gì có thể xảy ra tiếp theo tùy thuộc vào cách con quyết định hành động.
- Thể hiện tình cảm và lắng nghe: Kỷ luật không chỉ đơn thuần là trừng phạt mà còn là cơ hội để trẻ học từ sai phạm. Hãy dành thời gian để trò chuyện với trẻ về hành vi và hậu quả của họ, đồng thời lắng nghe ý kiến và quan điểm của họ. Cung cấp sự cân bằng giữa các đặc quyền và trách nhiệm, cho trẻ nhiều đặc quyền hơn khi chúng tuân theo các quy tắc về hành vi tốt.
- Kiên nhẫn và nhẫn nại: Kỷ luật đòi hỏi kiên nhẫn và nhẫn nại. Con bướng bỉnh có thể thắc mắc về sai lầm và chúng cần thời gian để hiểu và thích nghi với quy tắc. Hãy luôn giữ bình tĩnh và kiên nhẫn trong quá trình hỗ trợ bé hiểu biết và tuân thủ quy tắc.
- Thể hiện tấm gương tốt: Hãy là một tấm gương tốt về sự kiên nhẫn, quan tâm và tôn trọng người khác.
- Nói không với kỷ luật bằng đòn roi: Đừng để bản thân hoặc người khác sử dụng hình phạt đòn roi lên con bạn. Nếu bạn sống ở khu vực cho phép trừng phạt thân thể trong trường học, bạn có quyền nói rằng con bạn không được đánh đòn.
Lưu ý rằng mỗi đứa trẻ là một cá nhân riêng biệt, do đó cần phải tùy chỉnh cách kỷ luật dựa trên tính cách và nhu cầu của từng đứa trẻ.
Thanh thiếu niên và lứa tuổi dậy thì
Lứa tuổi thanh thiếu niên và trẻ em tuổi dậy thì đang ở độ tuổi phát triển các kỹ năng và ra quyết định một cách độc lập. Vậy nên bạn sẽ cần cân bằng giữa tình yêu và sự hỗ trợ vô điều kiện của mình với những kỳ vọng, quy tắc và ranh giới rõ ràng khi con bướng bỉnh không nghe lời. Dưới đây là một số gợi ý về cách kỷ luật trong giai đoạn này:
- Thảo luận và thỏa thuận: Hãy trò chuyện và thỏa thuận với con nhiều hơn. Hãy lắng nghe ý kiến của con về quy tắc và hậu quả. Thương lượng và thảo luận có thể giúp con cảm thấy được tham gia và có trách nhiệm giải quyết vấn đề của mình. Những người trẻ tuổi có nhiều khả năng đưa ra những lựa chọn lành mạnh hơn nếu họ duy trì kết nối với các thành viên trong gia đình.
- Giải thích lý do: Khi áp dụng kỷ luật, hãy giải thích rõ ràng về lý do tại sao điều đó là cần thiết. Thanh thiếu niên thường muốn hiểu vì sao họ bị kỷ luật và nhận thức về hậu quả của hành vi của mình.
- Hậu quả và phần thưởng: Sử dụng hệ thống hậu quả và phần thưởng một cách hợp lý. Hãy chắc chắn rằng bảo đảm hậu quả và phần thưởng có liên quan đến hành vi của con và tạo cơ hội cho con học hỏi từ kinh nghiệm của bố mẹ.
- Giúp con tự quản lý: Khuyến khích con phát triển khả năng tự quản lý và giải quyết vấn đề. Con cần học cách đối mặt và giải quyết hậu quả của hành vi mình một cách độc lập.
- Thể hiện sự kiên nhẫn và đồng cảm: Hãy hiểu rằng trẻ tuổi này có thể đầy biến đổi và căng thẳng. Can thiệp hiện tại, đồng cảm và sẵn sàng hỗ trợ họ trong quá trình tìm hiểu về quy tắc và trưởng thành. Bạn cũng có thể làm quen với bạn bè của con bạn để có thể nói về trách nhiệm và sự tôn trọng của các mối quan hệ trong cuộc sống.
- Làm tấm gương sáng cho con: Hãy là một tấm gương tích cực về cách xử lý và thái độ. Thanh thiếu niên và các con ở lứa tuổi dậy thì thường học hỏi từ cách bạn hành động hơn là từ những gì bạn nói. Hãy ghi nhận những nỗ lực, thành tích và thành công của con bạn trong những việc chúng làm và không làm. Khen ngợi lựa chọn tránh sử dụng thuốc lá, thuốc lá điện tử, rượu hoặc các loại thuốc khác. Hãy nêu gương tốt thông qua việc sử dụng rượu và các chất kích thích khác một cách có trách nhiệm.
- Tạo không gian độc lập: Cho phép con có một số không gian độc lập để học cách đảm bảo trách nhiệm và tự quyết định.
Lưu ý rằng kỷ luật trong giai đoạn này cần linh hoạt và tùy chỉnh để phản ánh tính cách và nhu cầu riêng của từng bé. Hãy luôn tìm cách tương tác tích cực và đồng cảm với con. Việc cân nhắc, lắng nghe và đồng hành cùng con trên mỗi bước đường sẽ giúp chúng ta không chỉ dạy dỗ con mà còn học hỏi từ con. Hành trình giáo dục con bướng bỉnh là một hành trình tìm hiểu, phát triển và cùng nhau trưởng thành, mang trong mình những giá trị sâu sắc và ý nghĩa đích thực.
Câu hỏi thường gặp
Cách dạy con bướng bỉnh ngồi bô?
Cách để trẻ con bướng bỉnh chịu ăn?
Phạt trẻ con bướng bỉnh như thế nào là đúng cách?
Ba mẹ hãy lưu ý là hình phạt phải đến ngay sau khi trẻ phạm quy tắc để bé có thể kết nối hành vi của mình với hình phạt. Bạn có thể phạt bé bằng cách để bé ngồi một mình, cắt giảm thời gian chơi hoặc xem tivi hoặc giao việc nhà phù hợp với bé. Bạn cũng nên giải thích để con hiểu vì sao bé bị phạt và phải hoàn thành hình phạt nhé.
Các cách nuôi dạy trẻ con bướng bỉnh trên cần rất nhiều sự kiên nhẫn và tình thương từ ba mẹ. Bạn hãy luôn thể hiện sự quan tâm, thấu hiểu và tôn trọng con. Qua thời gian, bé sẽ dần hợp tác, ngoan ngoãn hơn mà vẫn phát huy được cá tính và sự độc lập của mình.
Trong hành trình giáo dục trẻ con bướng bỉnh, không có con đường rút ngắn hay các giải pháp hoàn hảo. Tuy nhiên, thông qua sự kiên nhẫn, khéo léo, tình thương và đặt nhiều tâm sức , chúng ta có thể dẫn dắt con trẻ trên con đường phát triển tích cực.
Hãy nhớ rằng, trẻ con bướng bỉnh thường là những tâm hồn tinh tế, đầy tài năng và ngập tràn khao khát mạnh mẽ. Các bé đang tìm kiếm con đường riêng để thể hiện bản thân và khám phá thế giới. Việc tôn trọng những khía cạnh độc đáo này của con, cùng việc xây dựng môi trường an toàn và đầy yêu thương, sẽ giúp con phát triển thành người trưởng thành tự tin, có trách nhiệm và có khả năng thích nghi với mọi vấn đề.
Bài viết này được tham khảo ý kiến của bác sĩ và các nguồn tin cậy trong và ngoài nước.