Hậu chấn tâm lý – PTSD: Những điều bạn cần biết

1. Hậu chấn tâm lý – PTSD là gì?

Hậu chấn tâm lý hay rối loạn căng thẳng sau sang chấn/chấn thương (tiếng Anh: Post traumatic Stress Disorder- PTSD) là một rối loạn tâm thần có thể xảy ra ở những người đã trải qua hoặc chứng kiến ​​một sự kiện đau buồn như thiên tai, tai nạn nghiêm trọng, hành động khủng bố, chiến tranh, hiếp dâm v.v.

Những người bị PTSD có những suy nghĩ và cảm xúc dữ dội, rối loạn kéo dài rất lâu sau khi sự kiện đau buồn kết thúc. Họ có thể hồi tưởng lại sự kiện thông qua hồi tưởng hoặc gặp ác mộng; họ có thể cảm thấy buồn bã, sợ hãi hoặc tức giận; cảm thấy tách biệt hoặc xa lánh những người khác. Những người bị PTSD có thể tránh những tình huống gợi nhắc về sự kiện đau buồn và họ có thể có những phản ứng tiêu cực mạnh đối với những hiện tượng bình thường, ví dụ như một tiếng động lớn.

ptsd la gi
Hậu chấn tâm lý hay rối loạn căng thẳng sau sang chấn/chấn thương (tiếng Anh: Post traumatic Stress Disorder- PTSD) là một rối loạn tâm thần

2. Triệu chứng hậu chấn tâm lý – PTSD

Các triệu chứng của PTSD được chia thành bốn loại. Những triệu chứng cụ thể có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng.

  • Xâm nhập: Những ý nghĩ xâm nhập (Intrusive thoughts) chẳng hạn như ký ức lặp đi lặp lại và không tự chủ; những giấc mơ đau buồn; hoặc hồi tưởng về sự kiện đau buồn. Hồi tưởng có thể khiến mọi người cảm thấy họ đang sống lại trải nghiệm đau thương hoặc nhìn thấy nó trước mắt họ.
  • Tránh: Tránh nhắc nhở về sự kiện đau buồn, có thể bao gồm tránh những người, địa điểm, hoạt động, đồ vật và tình huống có thể gợi nên ký ức đau buồn. Họ có thể tránh nói về những gì đã xảy ra hoặc họ cảm thấy thế nào về điều đó.
  • Những thay đổi trong nhận thức và tâm trạng: Không có khả năng nhớ những khía cạnh quan trọng của sự kiện diễn ra nỗi đau, những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực dẫn đến niềm tin về bản thân hoặc người khác bị bóp méo (ví dụ: “Tôi tồi tệ”, “Không ai có thể tin tưởng được”); suy nghĩ lệch lạc dẫn đến đổ lỗi sai cho bản thân hoặc người khác; liên tục sợ hãi, kinh hoàng, tức giận, tội lỗi hoặc xấu hổ; ít quan tâm hơn đến các hoạt động từng cảm thấy thích thú; cảm thấy bị tách biệt hoặc xa lánh với những người khác; hoặc không thể tận hưởng những cảm xúc tích cực.
  • Các thay đổi về kích thích và phản ứng: Các triệu chứng kích thích và phản ứng có thể bao gồm cáu kỉnh và bộc phát tức giận; hành xử một cách thiếu thận trọng hoặc theo cách tự hủy hoại bản thân; quan sát quá mức xung quanh một cách đáng ngờ; dễ bị giật mình; có vấn đề về tập trung hoặc giấc ngủ.

Đối với một người được chẩn đoán mắc PTSD, các triệu chứng cần phải kéo dài hơn một tháng và gây ra tình trạng đau khổ hoặc vấn đề nghiêm trọng đối với hoạt động hàng ngày của cá nhân. Nhiều người phát triển các triệu chứng trong vòng ba tháng sau sang chấn, các triệu chứng cũng có thể xuất hiện muộn hơn và thường kéo dài trong nhiều tháng và đôi khi nhiều năm. PTSD thường xảy ra với các tình trạng chẳng hạn như trầm cảm, sử dụng chất kích thích, các vấn đề về trí nhớ, các vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần khác.

3. Điều trị hậu chấn tâm lý – PTSD

Không phải tất cả mọi người trải qua sang chấn đều phát triển thành PTSD và không phải ai phát triển PTSD đều cần điều trị tâm thần. Đối với một số người, các triệu chứng của PTSD giảm dần hoặc biến mất theo thời gian. Tuy nhiên nhiều người bị PTSD cần được điều trị chuyên nghiệp để hồi phục. Điều trị càng sớm thì cơ hội hồi phục càng cao.

Các bác sĩ tâm thần và các chuyên gia sức khỏe tâm thần sử dụng các phương pháp khác nhau để giúp một người phục hồi sau PTSD, chẳng hạn liệu pháp trò chuyện (liệu pháp tâm lý) và thuốc. Liệu pháp tâm lý có thể kể đến liệu pháp hành vi nhận thức (CBT), liệu pháp xử lý nhận thức, liệu pháp tiếp xúc kéo dài và liệu pháp tiêm căng thẳng v.v.

  • Liệu pháp Xử lý Nhận thức (Cognitive processing therapy) tập trung vào việc điều chỉnh những cảm xúc tiêu cực đau đớn (chẳng hạn như xấu hổ, tội lỗi, v.v.) và niềm tin (chẳng hạn như “Tôi đã thất bại”; “thế giới thật nguy hiểm”) do sang chấn. Các nhà trị liệu giúp người đó đối mặt với những ký ức và cảm xúc đau buồn như vậy.
  • Liệu pháp tiếp xúc (Prolonged Exposure Therapy) là phương pháp tưởng tượng lặp đi lặp lại chi tiết về sang chấn hoặc tiếp xúc dần dần với “tác nhân kích hoạt” triệu chứng bằng những cách an toàn, có kiểm soát để giúp một người đối mặt và kiểm soát nỗi sợ hãi, đau khổ và học cách đối phó. 
  • Liệu pháp tiêm căng thẳng (Stress Inoculation Therapy) nhằm mục đích trang bị cho cá nhân các kỹ năng cần thiết để bảo vệ và chống lại các tác nhân gây căng thẳng thông qua việc dùng “stess”, giống như một loại vắc-xin được tiêm để ngăn ngừa nhiễm trùng sau khi tiếp xúc với bệnh.
  • Liệu pháp nhóm khuyến khích những người trải qua những sự kiện đau buồn tương tự chia sẻ kinh nghiệm và phản ứng của họ trong một không gian thoải mái và không phán xét.
  • Thuốc có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của PTSD. Một số thuốc chống trầm cảm như SSRIs và SNRIs (chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc và chất ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine), thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng cốt lõi của PTSD. Chúng có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với liệu pháp tâm lý hoặc các phương pháp điều trị khác. 
  • Các phương pháp điều trị khác bao gồm các liệu pháp bổ sung và thay thế cũng đang ngày càng được sử dụng để giúp những người bị PTSD, bao gồm châm cứu và trị liệu bằng thú cưng.

4. Chuyên gia tâm lý và Trung tâm tư vấn uy tín

  • SHARE được thành lập từ năm 2008 – là một trong những trung tâm điều trị tâm lý đầu tiên tại Hà Nội.
  • Chuyên gia Trần Anh Vũ đã có 9 năm kinh nghiệm trong việc tham vấn và điều trị tâm lý.
  • Chuyên gia tâm lý Đoàn Thị Hương là một trong những Thạc sỹ tâm lý lâm sàng đầu tiên trong chương trình hợp tác đào tạo thạc sỹ lâm sàng giữa Trường Đại học giáo dục Hà Nội và Trường Đại học Vanderbilt Hoa Kỳ.

Việc điều trị hậu chấn tâm lý – PTSD cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Các triệu chứng có thể trở nên tồi tệ hơn khi thời gian kéo dài, gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống người bệnh.


Bài viết được tham khảo từ Chuyên gia tâm lý Trần Anh Vũ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com

Nguồn tham khảo: mayoclinic