Hội chứng rối loạn lo âu: Nguyên nhân và cách điều trị

Hội chứng rối loạn lo âu khá phổ biến hiện nay, bởi do áp lực từ công việc, xã hội dẫn đến stress ngày càng tăng. Hội chứng rối loạn lo âu sẽ gây tác động xấu đến sức khỏe của bạn tùy mức độ và tình trạng bệnh. Bài viết dưới đây của Docosan sẽ đứa đến bạn thông tin về hội chứng rối loạn lo âu.

Tổng quan về hội chứng rối loạn lo âu

Hội chứng rối loạn lo âu là rối loạn đặc trưng bởi sự lo lắng thái quá và căng thẳng thường xuyên mà không có lý do rõ ràng.

Trong mỗi chúng ta chắc hẳn ai cũng từng trải qua nỗi sợ hãi và những lo lắng khác nhau. Lo âu là một trạng thái cảm xúc căng thẳng, khó chịu của sự lo sợ và không thoải mái. Người mắc hội chứng rối loạn lo âu thường sợ hãi thường có một nỗi ám ảnh lâu dài, gây ra tâm lý lo âu, căng thẳng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hoạt động bình thường của người bệnh.

Hội chứng rối loạn lo âu này kéo dài, đến mức không thể kiểm soát được, đôi khi sẽ gây rắc rối ở môi trường làm việc hay ngoài xã hội và nếu không được sớm thăm khám cũng như điều trị kịp thời có thể gây trầm cảm, thậm chí khiến người bệnh có ý định tự sát.

Hội chứng rối loạn lo âu
Hội chứng rối loạn lo âu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Nguyên nhân gây ra hội chứng rối loạn lo âu

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa nghiên cứu được chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng rối loạn lo âu. Tuy nhiên, có các yếu tố liên quan đến tình trạng này như:

Do sang chấn tâm lý

Rối loạn ám ảnh lo âu xảy ra sau khi người bệnh trải qua những sự kiện tâm lý chấn động trong quá khứ. Tổn thương tâm lý nặng nề kéo dài đến thời điểm hiện tại, đặc biệt là mỗi khi xuất hiện tình huống sự việc hay đối tượng có liên quan đến sự kiện ấy.

Do yếu tố di truyền

Những đứa trẻ được sinh ra trong gia đình có ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột mắc hội chứng rối loạn lo âu hay các bệnh tâm thần sẽ có nguy cơ gặp phải hội chứng rối loạn lo âu cao hơn so với những đứa trẻ khác. Trẻ sẽ có vấn đề về tâm lý, dễ sợ hãi, dễ khóc và luôn cố gắng lẫn trốn mọi thứ xung quanh.

Do rối loạn cơ chế sinh học trong cơ thể

Khi phản ứng hoảng sợ xuất hiện gây ra sự sụt giảm hormone serotonin và norepinephrine trong não bộ, dẫn đến sự kích thích sinh lý ở mức độ cao. Vì vậy, nếu thiếu hụt các loại hormone này sẽ gây ra rối loạn tâm lý, các phản ứng như bất an, lo lắng, bồn chồn, lo sợ,…

Do yếu tố tâm lý xã hội

Sau khi trải qua những biến cố xã hội, tâm lý con người thường rất dễ bị rối loạn. Một số biến cố có thể kể đến như mất đi người thân yêu trong gia đình, chia tay người yêu, thất nghiệp, mất tài sản, bị lạm dụng tình dục, bị khủng bố, tấn công,…sẽ khiến cho con người trở nên lo lắng, hoảng sợ và bất an.

Hội chứng rối loạn lo âu có những triệu chứng gì?

Các triệu chứng của hội chứng rối loạn lo âu thường gặp như:

Biểu hiện đặc trưng nhất của chứng hội chứng rối loạn lo âu chính là sự lo lắng, hoảng sợ đối với các sự việc từng gây ám ảnh.

Cơn lo âu sợ hãi thường gây ra: tăng nhịp tim, cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực, đau thắt ở ngực, thở nhanh, ra nhiều mồ hôi tay, tay chân run rẩy. Sau một cơn lo âu, người bệnh sẽ xuất hiện hàng loạt các triệu chứng về hành vi và tâm lý như căng thẳng, lo lắng, hoảng sợ, bồn chồn, run sợ,…

Những người mắc chứng ám ảnh sợ hãi hay có xu hướng cô lập bản thân, đôi khi có thể nổi giận, khóc lóc để tránh thoát khỏi tác nhân này.

Trong trường hợp bắt buộc phải gặp phải, người bệnh thường phải đấu tranh tâm lý rất mạnh mẽ, hay mất ngủ, chóng mặt, ra nhiều mồ hôi, cơ thể run rẩy, đau tức cổ họng. Khi nỗi sợ tăng cao và vượt quá mức giới hạn, người bệnh có thể trở nên hoảng loạn, kích động thái quá và có thể gây ra nhiều hành vi làm tổn thương bản thân hoặc những người xung quanh.

Một số dạng hội chứng lo âu thường gặp

Người mắc hội chứng rối loạn lo âu có thể gặp các tình trạng rối loạn tinh thần sau đây:

Rối loạn trong lo âu lan tỏa:  một rối loạn, đặc trưng bởi lo âu kéo dài, lo lắng thái quá và căng thẳng, ngay cả khi có rất ít hoặc không có yếu tố kích động. Những lo lắng quá mức này ảnh hưởng công việc, gia đình và sức khỏe người bệnh.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế: gây ra những suy nghĩ ám ảnh ví dụ như sợ bị nhiễm vi trùng. Khiến người bệnh bị ép buộc thực hiện các hành vi lặp đi lặp lại nhằm giải tỏa phần nào sự lo lắng đó như rửa tay quá nhiều lần trong ngày.

Rối loạn hoảng loạn: đặc trưng bởi các cơn sợ hãi dữ dội và lặp đi lặp lại kèm theo các triệu chứng như là đau ngực, tim đập nhanh, khó thở, chóng mặt hoặc đau bụng.

Tinh thần bất ổn lo âu xã hội: là một sự xáo trộn trong lo âu đặc trưng bởi sự lo lắng quá mức trong các tình huống xã hội hàng ngày. Tình trạng này thường giới hạn trong một số tình huống, như lo lắng căng thẳng khi phát biểu trước đám đông, ăn uống trước mặt người khác,….

Tinh thần bất ổn lo âu chia ly: là nỗi sợ hãi phải chia ly, rời xa những người đã gắn bó, có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Tình trạng này là một phần bình thường trong giai đoạn phát triển của trẻ, thường từ 8-12 tháng tuổi và thường biến mất khi trẻ lớn hơn 2 tuổi.

Những ảnh hưởng của hội chứng rối loạn lo âu tới cuộc sống

Ảnh hưởng đời sống của người bệnh. Lo âu, căng thẳng và stress là những biểu hiện nhẹ và thường thấy khi tích tụ lâu ngày hình thành nên sự xáo trộn trong tinh thần. Đau đầu kéo dài khi thường xuyên trong tư thế lo lắng và sợ sệt xung quanh, áp lực cuộc sống đè nặng khiến trong đầu luôn luôn không ngừng suy nghĩ về mọi việc xảy ra xung quanh.

Gây ra các tệ nạn xã hội. Những người lo lắng và mất cân bằng về tâm lý có nguy cơ cao mắc các chứng nghiện bia rượu và các chất kích thích. Bệnh nhân thường lạm dụng những chất này để quên đi vấn đề lo lắng, stress quá mức của bản thân.

Rối loạn về giấc ngủ. Tâm lý và tinh thần không ổn định khiến họ khó có thể đi vào giấc ngủ ngon và sâu. Họ có thể mơ màng khiến cho tình trạng giấc ngủ không đạt tiêu chuẩn dẫn đến những biểu hiện khó chịu bên ngoài.Tình trạng này kéo dài, dẫn đến mất ngủ, ngủ không ngủ đủ và ngon giấc..

Hội chứng rối loạn lo âu
Hội chứng rối loạn lo âu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Những biện pháp hỗ trợ điều trị hội chứng rối loạn lo âu

Bên cạnh việc áp dụng phương pháp trị liệu tâm lý thì người bệnh rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi cũng cần xây dựng một lối sống lành mạnh và tích cực. Việc có được một thói quen sinh hoạt tốt sẽ giúp cơ thể gia tăng sức đề kháng, tinh thần được ổn định và cải thiện tình trạng rối loạn ám ảnh lo âu.

Xây dựng chế độ ăn uống với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Tích cực bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B như thịt nạc, cá, trứng, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, sẽ giúp hỗ trợ chức năng não bộ, giảm căng thẳng và lo âu và điều hòa thần kinh. Bạn cũng có thể bổ sung vitamin B từ sản phẩm Nat B được thiết kế đặc biệt để đáp ứng nhu cầu vitamin B hằng ngày giúp hỗ trợ sức khỏe tinh thần toàn diện hơn.

Thường xuyên vận động và tập thể dục để nâng cao sức đề kháng. Bên cạnh đó, việc tập luyện thể thao mỗi ngày còn giúp gia tăng lượng hormone tạo ra cảm giác hạnh phúc, vui vẻ.

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Vì vậy, hãy ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và nên tập thói quen ngủ trước 23 giờ.

Có thể kết hợp các biện pháp nghe nhạc, thiền, yoga để giữ tinh thần luôn được thư giãn và thoải mái

Không được sử dụng rượu bia, hút thuốc hoặc các chất gây nghiện trong suốt quá quá trình điều trị bệnh.

Hội chứng rối loạn lo âu
Hội chứng rối loạn lo âu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Khi có các triệu chứng của hội chứng rối loạn âu, bạn nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ, trao đổi với bác sĩ về các vấn đề mình gặp phải để khắc phục tình trạng của mình bạn. Học cách đối diện với nỗi sợ hãi một cách đối diện từ từ, đừng tránh né. Học cách thư giãn để giải tỏa căng thẳng mệt mỏi. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống khoa học, tránh sử dụng rượu bia, chất kích thích trong quá trình điều trị.

Contact Me on Zalo