Hội chứng sợ xã hội: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Hội chứng sợ xã hội (hay rối loạn lo âu xã hội hoặc ám ảnh xã hội) là một loại rối loạn lo âu gây ra sự sợ hãi tột độ khi một người ở trong môi trường xã hội. Những người mắc chứng rối loạn này gặp khó khăn khi nói chuyện, gặp gỡ những người mới và tham gia các hoạt động cần phải tiếp xúc với xã hội. Họ sợ bị người khác đánh giá hoặc soi mói dù có thể biết rằng nỗi sợ hãi của họ là vô lý nhưng lại không thể vượt qua cảm xúc này.

1. Triệu chứng hội chứng sợ xã hội

Tương tác và tiếp xúc với xã hội có thể khiến người mắc hội chứng sợ xã hội có các triệu chứng thể chất sau:

  • Đỏ mặt.
  • Buồn nôn.
  • Đổ quá nhiều mồ hôi.
  • Run rẩy.
  • Khó nói nên lời.
  • Chóng mặt hoặc choáng váng.
  • Nhịp tim nhanh.

Các triệu chứng tâm lý có thể bao gồm:

  • Lo lắng dữ dội.
  • Lo lắng trong nhiều ngày hoặc vài tuần trước một sự kiện nào đó.
  • Tránh việc tiếp xúc với xã hội.
  • Lo lắng về việc làm bản thân xấu mặt.
  • Lo lắng rằng người khác sẽ nhận thấy bạn đang căng thẳng hoặc lo lắng.
  • Cần uống rượu để giảm bớt lo lắng.
  • Nghỉ học hoặc nghỉ làm vì lo lắng.
 am anh so xa hoi
Người mắc hội chứng sợ xã hội thường xuyên lo sợ bị người khác đánh giá hoặc bị sỉ nhục

Bất cứ ai cũng có thể có đôi lúc cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, người mắc hội chứng sợ xã hội thường xuyên lo sợ bị người khác đánh giá hoặc sỉ nhục, khiến cho người này tránh tất cả các tình huống xã hội bao gồm: Đưa ra ý kiến, phỏng vấn xin việc, mua sắm, sử dụng nhà vệ sinh công cộng, ăn ở nơi công cộng v.v.

Các triệu chứng có thể chỉ xuất hiện trong một số tình huống nhất định, chẳng hạn như nói chuyện với người lạ. Nếu các triệu chứng xảy ra trong tất cả các môi trường xã hội thì đây là một trường hợp không hề nhẹ.

2. Nguyên nhân gây ra hội chứng sợ xã hội

Nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng sợ xã hội vẫn chưa được kết luận. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng những yếu tố sau góp phần gây chứng rối loạn này:

  • Bị bắt nạt.
  • Xung đột gia đình.
  • Lạm dụng tình dục.
  • Mất cân bằng serotonin (một chất hóa học trong não giúp điều chỉnh tâm trạng).
  • Yếu tố di truyền.

3. Chẩn đoán hội chứng sợ xã hội

Một người được chẩn đoán mắc hội chứng sợ xã hội khi:

  • Thường xuyên có nỗi sợ hãi bị sỉ nhục hoặc xấu hổ trước mặt người khác.
  • Cảm thấy lo lắng hoặc hoảng sợ khi phải tương tác hoặc tiếp xúc với xã hội.
  • Nhận ra rằng nỗi sợ hãi là vô lý.
  • Sự lo lắng làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày.

4. Điều trị hội chứng sợ xã hội

Các phương pháp điều trị cho chứng rối loạn lo âu xã hội bao gồm:

Liệu pháp nhận thức hành vi

Liệu pháp nhận thức hành vi giúp bạn học cách kiểm soát sự lo lắng thông qua biện pháp thư giãn và hít thở, cũng như cách thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng những suy nghĩ tích cực.

Liệu pháp tiếp xúc

Loại liệu pháp này giúp một người dần dần đối mặt và tiếp xúc với xã hội thay vì trốn tránh chúng.

Trị liệu nhóm

Liệu pháp này giúp bạn học các kỹ năng và kỹ thuật để tương tác với mọi người trong môi trường xã hội. Tham gia trị liệu nhóm với những người có cùng nỗi sợ hãi có thể giúp bạn cảm thấy bạn không một mình.

Các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà

  • Tránh caffein: Thực phẩm kích thích như cà phê, sô cô la và soda có thể làm tăng sự lo lắng.
  • Ngủ nhiều: Bạn nên ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm. Thiếu ngủ có thể làm tăng lo lắng và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của hội chứng sợ xã hội.

Chuyên gia tâm lý và Trung tâm tư vấn uy tín

  • SHARE được thành lập từ năm 2008 – là một trong những trung tâm điều trị tâm lý đầu tiên tại Hà Nội.
  • Chuyên gia Trần Anh Vũ đã có 9 năm kinh nghiệm trong việc tham vấn và điều trị tâm lý.
  • Chuyên gia tâm lý Đoàn Thị Hương là một trong những Thạc sỹ tâm lý lâm sàng đầu tiên trong chương trình hợp tác đào tạo thạc sỹ lâm sàng giữa Trường Đại học giáo dục Hà Nội và Trường Đại học Vanderbilt Hoa Kỳ.

Nếu không được điều trị, hội chứng sợ xã hội có thể dẫn đến lạm dụng rượu và ma túy, cô đơn trong tâm hồn và ý nghĩ tự tử. Thực hiện với phương pháp điều trị với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý có thể giúp bạn thư giãn, giảm bớt lo lắng và học cách đối mặt với vấn đề bạn đang gặp phải.


Bài viết được tham khảo từ các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước cùng tham vấn y khoa từ Bác sĩ Trần Bảo Ngọc. Bài viết mang tính chất tham khảo và Docosan khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.