Hội chứng trầm cảm cười: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Trầm cảm là một bệnh lý tâm thần, khiến cho người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, buồn chán. Tuy nhiên cách bệnh trầm cảm biểu hiện có thể khác nhau ở mỗi người. Hội chứng trầm cảm cười (smiling depression) là một thuật ngữ để chỉ những người sống trong tình trạng trầm cảm bên trong nhưng lại tỏ ra hoàn toàn hạnh phúc hoặc mãn nguyện ở bên ngoài.

Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu thêm về trầm cảm cười là gì, các đặc điểm của hội chứng trầm cảm cười và cách bạn có thể nhận ra ở người khác.

1. Trầm cảm cười là gì? Triệu chứng trầm cảm cười

Một người mắc chứng trầm cảm cười sẽ tỏ ra vui vẻ hoặc mãn nguyện với người khác. Tuy nhiên, ở bên trong họ cũng đang trải qua các triệu chứng của bệnh trầm cảm.

Trầm cảm ảnh hưởng đến con người theo những cách và triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên các triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Sự thay đổi về thói quen ăn uống và ngủ nghỉ.
  • Mệt mỏi, kiệt quệ.
  • Cảm giác vô vọng, hạ thấp giá trị bản thân.
  • Mất hứng thú hoặc niềm vui khi làm những việc đã từng yêu thích.

Một người mắc chứng trầm cảm cười có thể gặp một số hoặc tất cả những dấu hiệu trên. Tuy nhiên ở bên ngoài, người bị trầm cảm cười có thể tỏ vẻ như:

  • Một người năng động, năng lượng dồi dào.
  • Công việc ổn định, gia đình và cuộc sống xã hội lành mạnh.
  • Tỏ ra vui vẻ, lạc quan và hạnh phúc.
hoi chung tram cam cuoi
Hội chứng trầm cảm cười có thể nguy hiểm hơn trầm cảm thông thường

Nếu bạn đang trải qua các triệu chứng trầm cảm nhưng tỏ ra hạnh phúc và luôn mỉm cười, nguyên nhân có thể vì bạn cảm thấy:

  • Việc biểu hiện dấu hiệu trầm cảm chính là sự yếu đuối.
  • Bạn sẽ tạo gánh nặng cho mọi người khi bày tỏ cảm xúc thật.
  • Bạn cho rằng mình vẫn ổn.
  • Cảm thấy có những người khổ cực hơn mình, phàn nàn là điều không nên.
  • Sẽ tốt hơn nếu mình không tồn tại.

Một triệu chứng trầm cảm điển hình là người bệnh có mức năng lượng cực kỳ thấp. Trong khi người mắc chứng trầm cảm cười vẫn giữ được mức năng lượng bình thường (trừ khi người đó ở một mình). Nguy cơ người mắc trầm cảm cười tự tử có thể cao hơn trầm cảm thông thường. Người bị trầm cảm thường có ý định muốn tự tử nhưng lại không có đủ năng lượng để thực hiện và suy nghĩ về việc này, tuy nhiên đối với trầm cảm cười thì mức năng lượng của họ không bị ảnh hưởng.

Xem thêm:

2. Ai có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cười?

Những yếu tố sau có thể góp phần gây ra hội chứng trầm cảm cười.

  • Trầm cảm cười có thể gây ra bởi những thay đổi trong cuộc sống, chẳng hạn như mất việc hoặc trục trặc trong tình cảm.
  • Nếu suy nghĩ của bạn hướng ra bên ngoài, bạn có thể không tập trung vào trạng thái cảm xúc bên trong của mình, thay vào đó có thể gặp nhiều triệu chứng thể chất hơn.
  • Sự phán xét trong gia đình và xã hội cũng là một yếu tố quan trọng. Ví dụ: Thể hiện cảm xúc bị xem là thích gây sự chú ý hoặc yếu đuối.
  • Mọi người thường nói những câu như “Hãy vượt qua thôi” hoặc “Bạn chưa cố gắng đủ”.
  • Nam giới thường ít tìm kiếm sự giúp đỡ đối với các vấn đề sức khỏe tâm thần hơn phụ nữ vì những suy nghĩ như “đàn ông đích thực” không được khóc.
  • Kỳ vọng rằng bản thân phải tốt hơn hoặc mạnh mẽ hơn. Kỳ vọng cũng có thể đến từ những người xung quanh.

3. Chẩn đoán trầm cảm cười

Người bị trầm cảm cười có thể không biết rằng họ bị trầm cảm và tìm kiếm sự giúp đỡ, ngoài ra người bệnh thường khoác một vẻ ngoài năng động, vui vẻ, chính vì vậy việc chẩn đoán có thể không đơn giản. Để được chẩn đoán chính xác, bạn cần đến gặp bác sĩ tâm thần (thần kinh) hoặc chuyên gia tâm lý. 

Kết quả chẩn đoán cho thấy bạn mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng có nghĩa là bạn đã trải qua một giai đoạn trầm cảm kéo dài hơn hai tuần, hầu hết thời gian mỗi ngày. Những triệu chứng này ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ và thực hiện các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như ăn, ngủ và làm việc.

Xem thêm:

4. Điều trị hội chứng trầm cảm cười

Tương tự các phương pháp điều trị rối loạn trầm cảm nặng, phương pháp điều trị trầm cảm cười bao gồm: Sử dụng thuốc, liệu pháp tâm lý và thay đổi lối sống.

Nếu bạn nghi ngờ bản thân đang mắc hội chứng trầm cảm cười, hãy bắt đầu nói về điều này với người mà bạn tin tưởng, chẳng hạn như bạn bè, người thân hoặc chuyên gia tâm lý.

Chuyên gia tâm lý và Trung tâm tư vấn uy tín điều trị trầm cảm cười

  • SHARE được thành lập từ năm 2008 – là một trong những trung tâm điều trị tâm lý đầu tiên tại Hà Nội.
  • Chuyên gia Trần Anh Vũ đã có 9 năm kinh nghiệm trong việc tham vấn và điều trị tâm lý.
  • Chuyên gia tâm lý Đoàn Thị Hương là một trong những Thạc sỹ tâm lý lâm sàng đầu tiên trong chương trình hợp tác đào tạo thạc sỹ lâm sàng giữa Trường Đại học giáo dục Hà Nội và Trường Đại học Vanderbilt Hoa Kỳ.

Giống như khi gãy tay, bạn không thể nói với cánh tay “hãy lành đi” là chúng sẽ lành lại. Bạn cũng không thể bắt bản thân không có những cảm xúc tiêu cực nữa và buộc chúng qua đi. Trầm cảm là một bệnh lý, không phải là cảm xúc, cũng không phải là sự yếu đuối.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.