Thông thường, tâm sinh lý ở trẻ khi dậy thì thay đổi phức tạp, cảm xúc bất thường bao gồm kể cả rất dễ nóng nảy, cáu giận và cư xử bốc đồng. Trong trường hợp này, nếu cha mẹ không nắm bắt được tâm lý của con thì dễ xảy ra xung đột, con trẻ dễ phản ứng hỗn láo không đúng mực. Vậy, những nguyên nhân nào khiến con cái khi dậy thì ngỗ nghịch với cha mẹ và làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo, các cách dạy con hỗn láo? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu qua bài viết này.
Tóm tắt nội dung
- 1 Tổng quan về hành vi thiếu chuẩn mực ở trẻ dậy thì
- 2 Điều trị tâm lý cho trẻ dậy thì ở đâu?
- 3 Làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo?
- 3.1 Học kỹ năng làm cha mẹ
- 3.2 Tạo thói quen tuân thủ quy định trong gia đình
- 3.3 Lắng nghe để hiểu con trong độ tuổi dậy thì hơn
- 3.4 Tập cho trẻ bình tĩnh tiếp cận tình huống
- 3.5 Ủng hộ những nguyện vọng tích cực của con
- 3.6 Hướng con theo suy nghĩ tích cực
- 3.7 Chia sẻ những thay đổi trên cơ thể của con
- 3.8 Đặt tiêu chuẩn phù hợp cho con phát triển
- 4 Những điều cần tránh khi dạy con ở tuổi dậy thì
- 5 Câu hỏi thường gặp
Tổng quan về hành vi thiếu chuẩn mực ở trẻ dậy thì
Biểu hiện thiếu chuẩn mực ở trẻ dậy thì
Ở độ tuổi thanh thiếu niên, đây là giai đoạn con trẻ bước vào giai đoạn tuổi trưởng thành và chấm dứt những suy nghĩ, hành động trẻ con, ngây ngốc hay còn gọi là dậy thì, thường nằm ở các độ tuổi từ 10 – 18 tuổi. Trong giai đoạn này, con cái không chỉ thay đổi về mặt hình thái cơ thể mà tâm sinh lý của các con cũng đang có những thay đổi khôn lường. Dẫn đến cha mẹ không biết làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo?
Một số các dấu hiệu cho thấy con trẻ đang gặp những bất ổn về mặt tâm lý ở lứa tuổi này bao gồm:
Rối loạn tâm lý
Trẻ trong giai đoạn này nên vui vẻ, vô tư, nhìn mọi thứ bằng đôi mắt tò mò, tinh nghịch và hứng khởi. Nhưng trẻ lại luôn ở tình trạng buồn bã, chán nản thì đó chứng tỏ trẻ đang gặp vấn đề nào đó như bị bạn bè trêu ghẹo về ngoại hình béo phì, chiều cao quá khổ, có ria mép ở trẻ nam, phát triển ngực mông ở các trẻ gái,…
Tức giận vô cớ, không kiểm soát được hành vi
Trẻ khi bước vào tuổi dậy thì rất dễ nổi giận, cáu gắt với mọi người xung quanh thậm chí là cha mẹ một cách vô cớ. Đôi khi, chúng còn có thái độ thù địch, ghen ghét với bạn, anh chị em trong nhà hay hỗn láo, xấc xược với cha mẹ, bỏ nhà đi nhiều ngày. Một số trẻ còn bị manh động, tụ tập gây gổ đánh nhau với bạn bè, thầy cô hay có thể không kiểm soát được hành động dễ gây án mạng.
Sử dụng chất kích thích, gây nghiện
Ở lứa tuổi dậy thì, với tính cách thích khám phá, trải nghiệm những thứ mới lạ mà không biết có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đang phát triển hay không. Việc giấu cha mẹ sử dụng chất kích thích, gây nghiện như thuốc lá, rượu bia hay thậm chí là ma tuý ở độ tuổi này cũng rất nghiêm trọng mà cha mẹ không thể bỏ qua.
Dễ bị lôi kéo, bỏ bê việc học hành
Ở độ tuổi này, trẻ thường tò mò, tìm kiếm những điều mới lạ, vui vẻ bên ngoài xã hội thay vì chỉ cắm đầu học hành mệt mỏi, nhất là khi trẻ đang muốn thể hiện mình là người lớn, bắt chước những hành động của người lớn nhưng chưa hiểu rõ tính chất đúng sai. Nếu cha mẹ không chú ý đến, trẻ rất dễ bị kẻ xấu lôi kéo, bỏ bê việc học hành, chỉ mải ăn chơi.
Nhịp sinh học đảo lộn
Giờ giấc ngủ, nghỉ ngơi của trẻ bị thay đổi, thường thức rất khuya dùng máy tính, điện thoại trong khi khó dậy sớm hoặc trễ giờ đi học. Ngủ thường không ngon giấc, không sâu và hay thức giấc giữa chừng.
Thay đổi thói quen ăn uống
Một số trẻ trong giai đoạn này ăn uống một cách mất kiểm soát, cha mẹ không quan tâm đến thể trạng bình thường của con khiến trẻ dễ dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì.
Mặc khác, một số trẻ lại tự ti về ngoại hình vì sợ bạn bè trêu mà không muốn ăn hoặc rất ít so với bình thường. Tất cả trường hợp đều không tốt cho trẻ đang dậy thì vì thế cha mẹ nên để ý đến chế độ dinh dưỡng cho con cái ở giai đoạn này nhiều hơn.
Nguyên nhân nào gây ra con trẻ dậy thì hỗn láo với cha mẹ?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến con trẻ khi dậy thì dễ hỗn láo với cha mẹ như:
- Các con đang phát triển tính độc lập, thường sẽ muốn tách ra khỏi sự quản lý của cha mẹ để giành sự tự chủ bản thân nên sẽ tỏ vẻ thách thức, cãi lại cha mẹ khiến họ cảm thấy trẻ đang hỗn láo.
- Con cái chịu nhiều áp lực từ sự kỳ vọng, thành tích học tập từ chính cha mẹ mình.
- Cha mẹ xem những hành vi hỗn láo của con cái ở độ tuổi này là bình thường, hiển nhiên ở độ tuổi này mà không có biện pháp uốn nắn, nghiêm khắc ở trường hợp này. Do đó, trẻ sẽ trên đà có hành vi thiếu chuẩn mực.
- Cha mẹ thường xuyên la mắng, đánh phạt con cái khiến trẻ dễ sinh ra ác cảm và tâm lý oán giận cha mẹ.
- Cha mẹ quá bảo bọc con cái từ nhỏ, chưa từng tự quyết định ước mơ của mình,… khiến trẻ lớn lên dễ ỷ lại, thụ động và trông chờ sự sắp xếp từ người khác. Nếu không được đáp ứng sẽ sang oán trách cha mẹ.
Tác hại của hành vi hỗn láo ở trẻ dậy thì
Nếu cha mẹ không có hướng cách giải quyết làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo và chỉ bảo con trẻ đúng đắn, sẽ dẫn đến những điều đáng lo ngại ở tuổi vị thành niên như:
- Tình trạng xấu đi là trẻ từ học sinh giỏi, chăm ngoan trở nên cá biệt, thích làm nổi, không tập trung lo học tốt.
- Thường xuyên nói dối cha mẹ, người lớn trong gia đình, bắt đầu tiêu xài hoang phí.
- Dễ sa ngã, bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, mại dâm, giết người, gây thương tích, cướp giật,…
- Yêu đương quá sớm dẫn đến mù quáng muốn thử cảm giác làm người lớn về tình dục, rủ nhau vào nhà nghỉ hoặc có hành vi sinh hoạt tình dục thiếu an toàn.
- Trẻ mang thai ngoài ý muốn, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe như nạo phá thai, sẩy thai, sinh non, tử vong mẹ,…
- Trẻ dễ rơi vào trầm cảm khiến sa sút tinh thần, suy nghĩ tiêu cực, buồn bã, chán nản với cuộc sống có thể dẫn tới suy nghĩ tiêu cực là có ý định tự sát.
Điều trị tâm lý cho trẻ dậy thì ở đâu?
Công ty cổ phần SoftenMind
Công ty cổ phần SofteMind là trung tâm chuyên cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam, quy tụ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tâm lý giúp cải thiện tâm lý cho nhiều đối tượng nhất là trẻ trong tuổi dậy thì với gói dịch vụ tham vấn tâm lý cho trẻ vị thành niên, tham vấn gia đình,…
Công ty TNHH tham vấn tâm lý Giang vũ
Công ty TNHH tham vấn tâm lý Giang Vũ là văn phòng trị liệu tâm lý bài bản về tâm lý trị liệu chuyên sâu, mong muốn đem tới điều trị hiệu quả về sức khỏe tinh thần. Công ty chuyên về:
- Tham vấn về gia đình, hôn nhân
- Điều trị chữa lành tổn thương, sang chấn tâm lý thời thơ ấu, biến cố cuộc sống
- Điều trị rối loạn lo âu, trầm cảm ở trẻ tuổi dậy thì
- Tư vấn tâm lý thanh thiếu niên,…
Bác sĩ Trần Anh Vũ
Bác sĩ Trần Anh Vũ là bác sĩ tâm lý với hơn 9 năm kinh nghiệm trong tham vấn và điều trị tâm lý, hơn 2000 giờ thực hành lâm sàng được giám sát bởi các nhà trị liệu từ Mỹ, Úc, Bỉ và Việt Nam. Bác sĩ tốt nghiệp cử nhân tâm lý học tại đại học Văn Hiến và thạc sĩ tham vấn tâm lý tại đại học Assumption, Thái Lan. Các chuyên môn tác nghiệp gồm:
- Trị liệu hệ thống gia đình
- Trị liệu nhận thức – hành vi
- Tư vấn tâm lý thanh thiếu niên
- Tư vấn hôn nhân gia đình,…
Viện Tâm lý Sunnycare
Viện Tâm lý Sunnycare là đơn vị duy nhất tại Việt Nam tham gia tổ chức nhà tham vấn toàn cầu WPO bằng các ngôn ngữ Anh, Việt, Ukraina, chuyên thực hiện chức năng tham vấn, trị liệu tâm lý chuyên sâu như:
- Tâm lý trẻ em
- Hôn nhân gia đình
- Stress, trầm cảm, rối loạn tâm lý
- Giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên,…
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Victoria Healthcare
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Victoria Healthcare là một đơn vị y tế hàng đầu tại TPHCM, luôn đảm bảo mỗi bệnh nhân đều nhận được sự chăm sóc chất lượng cao và tận tâm theo các tiêu chuẩn quốc tế. Phòng khám không ngừng mang đến cho bệnh nhân đa dạng các chuyên khoa, nổi bật như là khoa tâm lý, dịch vụ tâm lý nhi qua gói chăm sóc sức khỏe cung cấp hiện nay như khám và điều trị tâm lý cho trẻ em,…
Làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo?
Làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo đang là thắc mắc chung của nhiều phụ huynh. Theo khuyến nghị của chuyên gia y tế, cha mẹ có thể khắc phục tình trạng này bằng cách:
Học kỹ năng làm cha mẹ
Khi con hỗn láo với cha mẹ, thay vì dạy con theo kinh nghiệm, cha mẹ cần học kỹ năng dạy con, tham gia những khóa học về gia đình, tâm lý con trẻ để có những kỹ năng chăm sóc cả thể chất lẫn tinh thần, trí tuệ, cách dạy con hỗn láo nhằm tránh trẻ vị thành niên bị tâm lý khủng hoảng, bạo lực, xâm hại, phát triển không toàn diện.
Tránh những nguyên nhân trẻ dậy thì hỗn láo bắt nguồn từ việc cha mẹ chủ quan, lơ là, thiếu quan tâm, mải mê làm ăn, thiếu kiến thức, kỹ năng chăm sóc và bảo vệ con.
Tạo thói quen tuân thủ quy định trong gia đình
Để trả lời cho thắc mắc “Con hỗn láo phải làm sao?” thì ngay từ ban đầu cha mẹ hay người lớn trong gia đình cần đưa ra những quy tắc riêng trong gia đình về nề nếp sinh hoạt, giao tiếp giữa các thành viên như ăn uống đúng giờ, ăn cùng nhau, đi thưa về chào,… Đặc biệt cũng nên cho trẻ tham gia có những ý kiến về các quy tắc này.
Lắng nghe để hiểu con trong độ tuổi dậy thì hơn
Đôi khi những hành động hỗn láo, xấc xược của con trẻ thường không cố ý. Khi con hỗn láo với cha mẹ,tốt nhất là cha mẹ nên hỏi con lại cẩn thận, nhẹ nhàng. Chẳng hạn như “Câu con nói hồi nãy là không hay, con có ý định nói những điều đó không?”.
Tập cho trẻ bình tĩnh tiếp cận tình huống
Mặc dù cha mẹ đang cảm thấy rất lo lắng, đang nóng giận khi con hỗn láo nhưng không vì thế mà mất bình tĩnh. Nên cách dạy con hỗn láo là các bậc cha mẹ không nên vội vã và phản ứng lại sẽ kiến con bối rối, sợ hãi hơn. Nên động viên và ôm trẻ hỏi han để trẻ thấy an toàn, không còn lo lắng, sợ hãi.
Ủng hộ những nguyện vọng tích cực của con
Ai cũng thích cảm giác được đánh giá cao và con trẻ cũng không phải ngoại lệ. Khi con có những thành tích học tập nổi bật, thể thao, hoạt động xã hội hay những việc phụ giúp trong gia đình, lễ phép với mọi người,… dù ít hay nhiều thì cha mẹ cũng nên khen ngợi, ôm con hay có những phần thưởng nho nhỏ để khích lệ con nhiều hơn.
Hướng con theo suy nghĩ tích cực
Để làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo? thì cha mẹ nên dạy dỗ, chỉ bảo con cái thấy những điều tích cực trong cuộc sống từ những khó khăn thất bại trong cuộc sống thay vì luôn cảnh báo, đe dọa những nhiều không tốt trong cuộc sống. Khi hướng trẻ đến những suy nghĩ tích cực trẻ sẽ có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến học tập, cải thiện thành tích học tập, trẻ sẽ ít lo lắng tiêu cực, mắc bệnh trầm cảm hơn.
Chia sẻ những thay đổi trên cơ thể của con
Tại nhà, cha mẹ nên dành thời gian trò chuyện, tâm sự giữa mẹ với con gái, giữa bố với con trai. Đây là cách giúp con biết cách tự bảo vệ mình, giữ gìn bản thân ở mọi trường hợp khi người khác có cái nhìn khiếm nhã, đụng chạm, người lạ rủ đi chơi, cho quà,… có ý đồ xâm hại tình dục trẻ vị thành niên.
Đặt tiêu chuẩn phù hợp cho con phát triển
Dạy con tuổi dậy thì theo cách áp đặt những mục tiêu quá cao sẽ khiến con phản ứng ngược lại, khiến con bị cảm giác tù túng, mất tự do. Nên đặt những tiêu chuẩn phù hợp với con mình như học hết sức khả năng có thể, tập thể thao phù hợp với thể trạng và sức khỏe của con, phát triển những tài lẻ con thích,…
Những điều cần tránh khi dạy con ở tuổi dậy thì
La mắng trẻ ở tuổi dậy thì
Thay vì động viên con trẻ khi con thất bại, gặp khó khăn, chỉ dạy con thì nhiều cha mẹ vẫn chọn cách la mắng con. Việc cha mẹ thường xuyên la mắng, chỉ trích con chỉ khiến con sợ nhưng không phục. Ngoài ra, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái có thể rạn nứt. Khi trẻ lớn hơn, trẻ có thể học theo thói này để chỉ trích bạn bè, đồng nghiệp,… Tránh la mắng trẻ vị thành niên cũng là đáp án cho câu hỏi “làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo”.
Không lắng nghe con cái trình bày
Làm gì khi con hỗn láo? Đó là khi các bậc phụ huynh không nên xen vào và bày tỏ những ý kiến chủ quan khi con trẻ đang trò chuyện với mình vì như vậy, trẻ sẽ cảm thấy tự ti, dừng lại không muốn chia sẻ với cha mẹ, trẻ sẽ không nói thật và nói hết những khó khăn mà chúng đang gặp phải, dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.
Quá cứng nhắc và nghiêm khắc với con trẻ
Quá cứng nhắc và hà khắc với con trẻ dễ khiến con chán ghét, phản ứng tiêu cực lại vì thế hệ trẻ có xu hướng phát triển khác với thế hệ của cha mẹ, đậy cũng là nguyên nhân khiến phụ huynh suy nghĩ “làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo”. Các bậc phụ huynh nên có cái nhìn thoáng hơn, chắt lọc những nguyện vọng thích hợp và cho phép con trong những mức độ giới hạn.
Dùng hình phạt khi dạy con
Với con trẻ nhất là trẻ vị thành niên, phụ huynh nên thiết lập cho con những kỳ vọng và phần thưởng khi con đạt được. Dùng hình phạt khi dạy con chỉ có thể gây ra những hậu quả trái chiều không mong muốn như trẻ sẽ phản ứng, chống đối hoặc tránh né cha mẹ khi đã phạt mình.
Gây áp lực tâm lý cho con
Các cha mẹ thường xuyên có thói quen hay so sánh con mình với con nhà khác mà không công nhận những sự cố gắng nhỏ, tài năng riêng của con. Luôn áp đặt những thành tích con cái nhà khác lên con của mình mà không hiểu rằng mỗi đứa trẻ có những tính cách, tài năng và sở thích khác nhau.
Điều này không những giúp con tiến bộ, tốt hơn mà ngược lại khiến trẻ luôn cảm thấy tự ti, mặc cảm, thiếu tự tin trong cuộc sống sau này, luôn thấy mình không có giá trị. Đây cũng là giải đáp cho câu hỏi “Con hỗn láo phải làm sao?”.
Câu hỏi thường gặp
Trẻ cáu gắt do áp lực của cha mẹ gây ra
Dưới áp lực của cha mẹ, trẻ không biết cách đối phó với những cảm xúc khó chịu, có thể mất kiểm soát dẫn đến cáu gắt, khó chịu,…
Làm gì khi con hỗn láo?
Cha mẹ nên cần trò chuyện, hỏi thăm, lắng nghe con về những căng thẳng mà con gặp phải. Bên cạnh đó, cũng nên quan sát và theo dõi những thay đổi trong hành vi và sức khoẻ của con.
Có nên đánh chửi con trẻ khi chúng hỗn láo?
Cha mẹ nên kiềm chế, uốn nắn con trẻ bằng bằng cách nói chuyện với con một cách cương quyết, và rõ ràng rằng mình không chấp nhận thái độ xấc xược. Nhưng tránh làm căng thẳng và chú ý không lên án con trẻ.
Hi vọng thông qua bài viết này, Docosan đã chia sẻ những biện pháp cho nỗi băn khoăn làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo của các bậc cha mẹ, qua đó giúp các cha mẹ hiểu rõ suy nghĩ và những khó khăn khó nói mà con trẻ gặp phải khi bước vào tuổi dậy thì.
Nếu bạn hay người thân của bạn có con trẻ cần được kiểm tra, tư vấn hay điều trị tâm lý khi có những thay đổi ở giai đoạn tuổi dậy thì xin vui lòng đặt lịch hẹn với bác sĩ khoa tâm lý.