Làm người cả nể, tốt hay xấu?

Trong những năm qua, vô số người cả nể cần đến trị liệu tâm lý. Đa số mong muốn của họ để làm cho người khác hạnh phúc chỉ là một triệu chứng của một vấn đề sâu xa hơn. Để giải tỏa vấn đề sâu xa đó, hãy cùng Docosan tìm hiểu nội dung dưới đây để có câu trả lời chính xác.

Thế nào là người có tính cả nể?

Đối với nhiều người, sự mong muốn làm hài lòng người khác bắt nguồn từ nhận thức về giá trị bản thân. Họ hy vọng rằng việc nói đồng ý với mọi thứ họ được yêu cầu sẽ giúp họ cảm thấy được chấp nhận và yêu quý.

Những người ưa làm hài lòng người khác có quá khứ từng bị ngược đãi, và ở đâu đó trong thâm tâm, họ hy vọng được đối xử tốt hơn bằng cách cố gắng làm hài lòng những người đã ngược đãi họ. Theo thời gian, đối với họ, làm hài lòng mọi người đã trở thành một cách sống.

cả nể
Thế nào là người có tính cả nể?

Nhiều người dễ nhầm lẫn giữa cả nể với lòng tốt. Khi thảo luận về việc họ không muốn từ chối yêu cầu của ai đó, họ nói những điều như: “Tôi không muốn ích kỷ” hoặc “Tôi chỉ muốn trở thành một người tốt”. Do đó, họ cho phép người khác lợi dụng họ.

Làm hài lòng mọi người có thể là một thói quen khó bỏ, tạo điều kiện cho những kẻ lợi dụng. Nghiêm trọng hơn là tính cả nể còn ảnh hưởng đến sự phát triển bản thân, cảm xúc của bản thân. Dưới đây là 10 dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang cố gắng quá sức để làm hài lòng mọi người:

Người cả nể giả vờ đồng ý với mọi người

Lắng nghe một cách lịch sự ý kiến ​​của người khác – ngay cả khi bạn không đồng ý – là một kỹ năng xã hội tốt. Nhưng giả vờ đồng ý, giả vờ ủng hộ chỉ vì bạn muốn được yêu quý có thể khiến bạn có những hành vi đi ngược lại giá trị sống của bản thân.

Người cả nể cảm thấy có trách nhiệm với cảm giác của người khác

Thật tốt khi nhận thức được hành vi của bạn ảnh hưởng đến người khác như thế nào. Nhưng nghĩ rằng bạn có trách nhiệm làm cho mọi người hạnh phúc là một vấn đề. Cảm xúc của mỗi cá nhân tùy thuộc vào chính họ, chính trải nghiệm sống và khả năng kiểm soát cảm xúc của họ.

cả nể
Người cả nể cảm thấy có trách nhiệm với cảm giác của người khác

Người cả nể không thừa nhận khi cảm xúc của mình bị tổn thương

Bạn không thể hình thành mối quan hệ đích thực với mọi người trừ khi, bạn sẵn sàng thừa nhận rằng cảm xúc của bạn đang bị tổn thương, vì hành động hay lời nói của ai đó. Việc phủ nhận rằng bạn đang tức giận, buồn bã, xấu hổ hoặc thất vọng – ngay cả khi bạn đang bị tổn thương về mặt cảm xúc – khiến mối quan hệ trở nên hời hợt.

Người cả nể xin lỗi thường xuyên

Cho dù bạn quen với việc đổ lỗi cho bản thân, hay bạn lo sợ người khác luôn đổ lỗi cho mình, thì việc nói xin lỗi thường xuyên có thể là dấu hiệu của một vấn đề lớn hơn. Bạn không phải hối tiếc vì đã thể hiện bản chất của bản thân thông qua lời nói và hành vi.

cả nể
Người cả nể xin lỗi thường xuyên

Người cả nể không biết cách từ chối

Cho dù bạn đồng ý giúp đỡ người khác và sau đó thực sự làm theo; hay sau đó bạn giả bệnh để trốn thực hiện cam kết của mình. Bạn sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu (tình cảm, công việc, sự nghiệp, …) của mình nếu bạn không thể tự lên tiếng cho chính mình.

Ai cũng có lịch trình sinh hoạt và làm việc riêng, có ước mơ và mục tiêu sống riêng. Chẳng có lý do gì khiến bạn “bắt buộc” phải thay ai đó làm việc gì hay đồng ý giúp dỡ ai đó, mặc dù bản thân không có khả năng, hoặc thời gian, hoàn cảnh không cho phép.

Người cả nể cảm thấy quá tải vì những việc mình phải làm

Bạn chịu trách nhiệm về cách bạn sử dụng thời gian của mình. Nhưng nếu bạn là một người cả nể, thì rất có thể lịch trình của bạn chứa đầy các hoạt động mà bạn cho rằng người khác muốn bạn làm.

Nếu cảm thấy choáng ngợp với những gì bản thân phải làm, hãy bình tĩnh tách bạch ra xem bao nhiêu việc bạn chịu trách nhiệm chính, việc nào ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bản thân của bạn. Bao nhiêu việc không liên quan đến cuộc sống của bạn mà bạn nghĩ rằng bản thân phải làm để làm hài lòng người khác?

cả nể
Người cả nể cảm thấy quá tải vì những việc mình phải làm

Nếu bạn có quá nhiều lo lắng và không thể tách bạch những thứ này, bạn thực sự cần trò chuyện với chuyên gia tâm lý, bấm nút dưới đây để tâm sự và tháo gỡ gánh nặng theo hướng dẫn của chuyên gia.

Người cả nể cảm thấy khó chịu nếu làm ai đó giận

Ai đó nổi giận không nhất thiết có nghĩa là bạn đã làm bất cứ điều gì sai trái. Nếu bạn không thể chịu đựng được suy nghĩ về việc ai đó không hài lòng với bạn, bạn muốn làm cho họ điều gì để xoa dịu cơn nóng giận. Hành động như vậy, bạn sẽ có nhiều khả năng làm giảm giá trị của mình.

Người cả nể bắt chước hành động của những người xung quanh

Con người thể hiện bản thân qua những khía cạnh khác nhau trong tính cách là điều bình thường. Nhưng những người làm hài lòng mọi người thường đi lệch mục đích sống của bản thân. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người làm hài lòng mọi người tham gia vào hành vi tự hủy hoại bản thân nếu họ nghĩ rằng nó sẽ giúp người khác cảm thấy thoải mái hơn trong các tình huống xã hội.

Một ví dụ điển hình là người cả nể thường xuyên bị ép uống bia, ép tiếp rượu, đến nỗi cơ thể không chịu nổi cũng không dám từ chối. Rất nhiều trường hợp như thế này đã gây ra sự cố đáng tiếc.

cả nể
Người cả nể bắt chước hành động của những người xung quanh kể cả tốt hay xấu

Người cả nể cần khen ngợi để xác nhận

Trong khi những lời khen ngợi và lời nói tử tế có thể khiến bất kỳ ai cảm thấy hài lòng, thì những người cả nể phụ thuộc vào sự xác nhận bằng lời khen. Người cả nể cảm thấy giá trị bản thân hoàn toàn phụ thuộc vào những gì người khác nghĩ về mình, họ sẽ chỉ cảm thấy hài lòng khi người khác dành cho họ những lời khen ngợi.

Người cả nể “đi đường vòng” để tránh xung đột

Tham gia xung đột là điều không nên. Nhưng tránh xung đột bằng cách thỏa hiệp, bắt chước hoặc làm theo ý kiến số đông thì bạn mãi cũng không thể là chính bạn.

Làm thế nào để bớt cả nể?

Bạn nghĩ mình gây ấn tượng với sếp và đồng nghiệp bằng cách thể hiện rằng bạn có thể làm mọi thứ. Nhưng việc tỏ ra kém cỏi, làm thứ bản thân không thể, nộp thành quả công việc với hiệu suất kém sẽ phản tác dụng. Bạn sẽ không bao giờ thể hiện được tiềm năng lớn nhất của mình nếu bạn đang cố gắng trở thành tất cả mọi thứ cho tất cả mọi người.

Hãy bắt đầu thoát khỏi thói quen làm người cả nể bằng cách nói không với điều gì đó không gây ảnh hưởng lớn. Hãy bắt đầu bày tỏ ý kiến ​​của bạn về một cái gì đó đơn giản. Hoặc giữ vững lập trường cho điều gì đó mà bạn tin tưởng. Mỗi bước bạn thực hiện sẽ giúp bạn thêm tự tin vào khả năng là chính mình.

cả nể
Hãy bắt đầu thoát khỏi thói quen làm người cả nể bằng cách nói không với điều gì đó không gây ảnh hưởng lớn

Nếu bạn đang thực sự đấu tranh để từ bỏ những thói quen này, hãy tìm kiếm sự trợ giúp. Trung tâm trị liệu, Tham vấn tư vấn tâm lý Mindcare có thể giúp bạn xây dựng công thức sống được nuôi dưỡng bởi sức khỏe tinh thần, để sống cuộc sống hạnh phúc hơn. Hãy bấm nút đặt lịch mở ra chương mới trong cuộc đời – ngưng cả nể.


10 signs you are a people – pleaser – psychologytoday.com

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Contact Me on Zalo