Rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD là bệnh gì?

OCD là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Có chữa được không? Đây là những thắc mắc của rất nhiều người hiện nay.  Rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD là một bệnh lý tâm thần, gây ra những suy nghĩ kéo dài, lặp đi lặp lại để thúc giục người bệnh bị ám ảnh và thực hiện những hình ảnh, hành vi đó nhiều lần. Bài viết dưới đây của Docosan sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi “OCD là bệnh gì?”.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD là gì?

Bệnh OCD là bệnh gì?  Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (còn được gọi chứng là bệnh OCD), là bệnh lý gây ra những ý nghĩ, ám ảnh kéo dài dài, mang tính mãn tính khiến người mắc bệnh bắt buộc phải thực hiện một hành vi, nào đó mà họ bị ám ảnh.

Sự ám ảnh này xâm nhập vào tâm trí người bệnh và thôi thúc họ thực hiện một số hành vi nhiều lần, lặp đi lập lại. Nếu người bệnh nhân từ chối thực hiện, họ sẽ sợ hãi, lo âu tột độ thậm chí có cảm giác tim đập nhanh và nghẹt thở. Việc thực hiện việc đó nhiều lần, giúp người bệnh cảm thấy an tâm và giảm bớt lo lắng hơn về những ý nghĩ ám ảnh.

Hội chứng OCD thường khởi phát âm thầm từ nhỏ, và diễn tiến nặng dần theo thời gian. Người bệnh thường cố gắng kiểm soát, cho đến khi vượt ngoài khả năng của họ

Người mắc chứng OCD thường có trầm cảm hoặc rối loạn sử dụng rượu kèm theo, làm cho tình trạng sức khỏe của họ càng càng bị ảnh hưởng nhiều hơn.

OCD là bệnh gì?
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD là bệnh gì?

Nguyên nhân gây ra bệnh OCD

Hiện nay, nguyên nhân gây ra rối loạn cưỡng chế ocd vẫn chưa được biết rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng những  nguyên nhân chính gây ra rối loạn ám ảnh cưỡng chế bao gồm:

  • Di truyền: Những gia đình có ông bà, bố mẹ hay anh chị mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế thì con cháu có nguy cơ mắc cao hơn người bình thường..
  • Các chất dẫn truyền thần kinh: Sự biến đổi bất thường nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh serotonin, vasopressin và oxytocin được cho là có nguy cơ gây ra bệnh OCD.
  • Bất thường câu trúc ở não: Tại thùy trán, các hạch đáy não (nhân đuôi) có nhiều bất thường. Bác sĩ có thể thấy những bất thường này qua hình ảnh học CT hoặc MRI.
  • Môi trường sống: Thời thơ ấu bị áp bức gây ám ảnh tâm lý hay sự căng thẳng lo lắng quá mức do áp lực cuộc làm tăng khả năng xuất hiện bệnh.
  • Những sang chấn tâm lý gần đây: Căng thẳng, stress, đặc biệt là đối với những người nhạy cảm. Phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.

Triệu chứng OCD là gì?

Triệu chứng chủ yếu của rối loạn ám ảnh cưỡng chế là xuất hiện các ám ảnh và hành vi cưỡng chế không phải do sử dụng chất kích thích hoặc bệnh lý khác.

Các ám ảnh thường gặp của hội chứng OCD bao gồm

  • Người bệnh luôn có suy nghĩ không mong muốn, tưởng tượng ra các hình ảnh ám ảnh, bạo lực, xấu xa.
  • Qua đó, sẽ hình thành nỗi sợ thường trực và người bệnh sẽ làm hại bản thân và những người xung quanh.
  • Người bệnh OCD luôn đòi hỏi mọi thứ phải luôn theo đúng một trật tự nhất định, luôn cân bằng và chính xác.
  • Ghê sợ quá mức các chất thải, chất bẩn hoặc vi khuẩn, lo lắng về các chất gây ô nhiễm và việc bị nhiễm bệnh đến mức phi lý.

Các hành vi cưỡng chế của hội chứng OCD bao gồm

  • Kiểm tra nhiều lần quá mức cần thiết để chắc chắn rằng các thiết bị đã được tắt, cửa đã khóa.
  • Sắp xếp bút viết, quần áo, giày dép, chén đĩa hoặc các đồ vật khác theo một thứ tự nhất định.
  • Rửa tay liên tục quá nhiều lần vì sợ nhiễm trùng đến mức gây phồng rộp, nứt da tay.
  • Đếm đi đếm lại số bậc cầu thang, ô cửa sổ, vạch kẻ đường….
  • Đôi khi các hành vi cưỡng chế này trở thành những thói quen, nghi thức đối với bệnh nhân như phải chạm vào một vật đúng một số lần, đi qua đi lại cửa vài lần trước khi ra ngoài.
  • Gặp các triệu chứng về thể chất như tim đập nhanh, đau ngực hoặc có ý định tự tử, giết người.

Bệnh nhân dù không muốn thực hiện các hành vi này nhưng thường không thể kiểm soát được chúng. Các hành vi cưỡng chế này chiếm phần lớn thời gian trong ngày và gây ảnh hưởng đến công việc, học tập và cuộc sống của người bệnh..

OCD là bệnh gì?
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD là bệnh gì?

Người bị OCD có ảnh hưởng gì không?

Người bệnh thường che tình trạng bệnh tình của mình, vì những ám ảnh và hành vi cưỡng chế này khiến họ sợ bị kỳ thị và xa lánh. Điều đó làm họ càng dễ bị cô lập, không thể chia sẻ với những người xung quanh làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm thứ phát.

OCD làm người bệnh bận tâm quá mức về trật tự, chủ nghĩa hoàn hảo, kiểm soát bản thân quá mức làm ảnh hưởng đến sự linh hoạt trong tính cách, các mối quan hệ trong cuộc sống và hiệu quả học tập,làm việc bị giảm sút.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe thể chất và tinh thần, thậm chí có nguy cơ tự sát.

Chẩn đoán chứng bệnh OCD

Bác sĩ chẩn đoán rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD dựa vào tiêu chuẩn lâm sàng theo DSM-5. Bệnh nhân có nỗi ám ảnh lo sợ, dai dẳng bận tâm về về hành vi lập đi lập lại và có:

  • Bận tâm quá mức về chi tiết, quy tắc trong các sự việc, tình huống bình thường trong cuộc sống.
  • Làm những hành động lập đi lập lại mà không quá cần thiết.
  • Khắt khe và thiếu linh hoạt quá mức liên quan đến các vấn đề trong cuộc sống.
  • Tính cách cứng nhắc, thiếu linh hoạt.

Chữa bệnh OCD như thế nào?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD thường có xu hướng mãn tính và không hề dễ dàng để chữa khỏi. Tùy vào tình trạng bệnh tình mà các bác sĩ sẽ kết hợp các phương pháp như trị liệu tâm lý, dùng thuốc và thay đổi lối sống để điều trị OCD.

Liệu pháp hành vi

Liệu pháp hành vi là phương pháp đưa người bệnh dần tiếp cận với các tình huống làm khởi phát những nỗi ám ảnh gây thôi thúc thực hiện hành vi không mong muốn.

Liệu pháp này giúp giảm sự lo lắng thông qua thói quen, sự cải thiện dần các hành vi thường phải mất vài năm, đặc biệt là ở những bệnh nhân tuân thủ theo điều trị của bác sĩ.

Theo các thống kê nghiên cứu, điều trị OCD bằng liệu pháp hành vi thường mang lại hiệu quả cao.

Thuốc SSRI hoặc Clomipramine

Một số thuốc chống trầm cảm như SSRIs và clomipramin thường rất hiệu quả.

Nhiều bác sĩ chuyên khoa cho rằng việc kết hợp liệu pháp hành vi với liệu pháp sử dụng thuốc là tốt nhất để kiểm soát và cải thiện tình trạng bệnh OCD, đặc biệt đối với các trường hợp rối loạn ám ảnh cưỡng chế mức độ nặng.

Các biện pháp thay đổi lối sống

Bên cạnh trị liệu tâm lý và sử dụng thuốc, người mắc ệnh OCD nên áp dụng thêm một số biện pháp cải thiện để nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh với những thực phẩm sạch, các loại rau xanh, củ quả, thịt, cá nhiều vitamin, khoáng chất. Hạn chế những món ăn chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp, các món ăn nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ.

Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao (khoảng 30 phút mỗi ngày) để có được sức khỏe tốt, cân bằng cảm xúc, tâm lý ổn định. Tập luyện những bài đơn giản, nhẹ nhàng như chạy bộ, bơi lội, đạp xe đạp, yoga, thiền,….

Không lạm dụng rượu bia, các chất kích thích, thuốc lá.

Ngủ đủ giấc, tập thói quen ngủ trước 23 giờ mỗi ngày để tinh thần được thoải mái.

Thăm khám sức khỏe tổng quát 6 tháng/ lần để biết được những vấn đề của bản thân.

OCD là bệnh gì?
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD là bệnh gì?

Tóm lại, đối với chứng rối loạn ảnh cưỡng chế OCD cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh để lâu ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe và những sinh hoạt trong cuộc sống. Điều OCD có thể mất một khoảng thời gian dài, bạn cần tuân thủ theo điều trị của bác sĩ để có kết quả tốt nhất.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.