Những lưu ý và các phương pháp điều trị trầm cảm hiện nay

Bệnh trầm cảm thường khiến cho người bệnh cảm thấy chán nản, mệt mỏi, mất hết hứng thú và động lực. Bằng các phương thức điều trị trầm cảm phù hợp, các triệu chứng có thể được thuyên giảm và ngăn ngừa tái phát trong tương lai.

Mẹo điều trị trầm cảm

  • Tìm hiểu chứng trầm cảm. Bạn cần xác định xem các triệu chứng trầm cảm của bạn có phải do một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn hay không. Nếu trường hợp này xảy ra, bệnh lý này cần được điều trị trước tiên. 
  • Cần có thời gian để tìm ra phương pháp điều trị thích hợp. Bạn có sự kiên nhẫn để tìm ra phương pháp điều trị và hỗ trợ phù hợp nhất. 
  • Đừng chỉ dựa vào thuốc. Mặc dù thuốc có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm, nhưng thường không thích hợp để sử dụng lâu dài. Các phương pháp điều trị khác như tập thể dục và trị liệu có thể mang hiệu quả tương tự như dùng thuốc nhưng không đi kèm với các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Nhận sự giúp đỡ. Nếu bạn đang cảm thấy bế tắc, đừng ngần ngại nói chuyện với các thành viên gia đình hoặc bạn bè mà bạn tin tưởng. Việc yêu cầu sự giúp đỡ không có nghĩa là bạn yếu đuối hay trở thành gánh nặng cho người khác.
  • Điều trị cần có thời gian. Tất cả các phương pháp điều trị trầm cảm đều cần thời gian và đôi khi khiến bạn cảm thấy quá tải hoặc kết quả đến quá chậm, đó là một điều bình thường.

1. Thay đổi lối sống: Một phần thiết yếu của điều trị trầm cảm

Thay đổi lối sống là phương pháp đơn giản nhưng hữu hiệu trong điều trị trầm cảm. Thực hiện thay đổi lối sống phù hợp có thể giúp đẩy lùi chứng trầm cảm nhanh hơn và ngăn ngừa quay trở lại.

Thay đổi lối sống để điều trị trầm cảm

  • Tập thể dục. Tập thể dục thường xuyên có thể có hiệu quả trong việc điều trị trầm cảm như dùng thuốc. Tập thể dục không chỉ làm tăng serotonin, endorphin và các chất hóa học tốt cho não khác, mà còn kích hoạt sự phát triển của các tế bào não. Để có kết quả tối đa, hãy tập thể dục từ 30 đến 60 phút trong hầu hết các ngày.
  • Sự giúp đỡ bên ngoài. Giữ liên lạc thường xuyên với bạn bè và gia đình, hoặc xem xét tham gia một lớp học mới, tham gia tình nguyện v.v.
  • Dinh dưỡng. Ăn uống đầy đủ rất quan trọng cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Ăn nhiều bữa nhỏ và cân bằng trong cả ngày sẽ giúp bạn duy trì năng lượng và giảm thiểu tâm trạng thất thường. 
  • Ngủ. Giấc ngủ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm trạng. Khi bạn không ngủ đủ giấc, các triệu chứng trầm cảm sẽ tồi tệ hơn. Thiếu ngủ làm trầm trọng thêm trạng thái cáu kỉnh, ủ rũ, buồn bã và mệt mỏi.
  • Giảm căng thẳng. Hãy xem xét các khía cạnh của cuộc sống khiến bạn căng thẳng, chẳng hạn như công việc quá tải hoặc các mối quan hệ không được ủng hộ và tìm cách giảm thiểu tác động của chúng.
benh tram cam
Lối sống có ảnh hưởng lớn trong điều trị bệnh trầm cảm

2. Liệu pháp tâm lý để điều trị trầm cảm

Các phương pháp điều trị trầm cảm trong trị liệu tâm lý bao gồm:

Liệu pháp “bức tranh toàn cảnh”

Một trong những dấu hiệu của bệnh trầm cảm là bạn cảm thấy quá tải, kiệt sức và khó tập trung. Chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn nhìn nhận những thứ đang góp phần vào chứng trầm cảm của bạn và cách bạn có thể thay đổi. Dưới đây là một số cách thức của liệu pháp “bức tranh toàn cảnh”:

  • Các mối quan hệ. Hiểu được sự tác động trong các mối quan hệ của bạn, xây dựng mối quan hệ tốt hơn và cải thiện các mối quan hệ hiện tại sẽ giúp giảm sự cô lập và tăng cường kết nối cộng động – yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa trầm cảm.
  • Đặt ra ranh giới lành mạnh. Nếu bạn bị căng thẳng và quá tải, bạn thường gặp tình trạng khó có thể nói “không” và từ chối với mọi người, bạn có nhiều nguy cơ mắc bệnh trầm cảm hơn. Đặt ra và xác nhận các ranh giới lành mạnh, phù hợp trong các mối quan hệ và trong công việc có thể giúp giảm bớt căng thẳng.
  • Xử lý các vấn đề trong cuộc sống. Trò chuyện với chuyên gia tâm lý giúp bạn đưa ra những giải đáp cho những thách thức và vấn đề trong cuộc sống.

Liệu pháp cá nhân hoặc nhóm?

Trị liệu tâm lý không nhất thiết phải là trò chuyện trực tiếp với các chuyên gia tâm lý, bạn còn có thể tham gia các buổi trị liệu theo nhóm, qua đó bạn có thể lắng nghe câu chuyện từ những người khác đang trải qua khó khăn để có thêm kinh nghiệm và nhận lời khuyên hữu ích.

3. Thuốc điều trị trầm cảm

Thuốc điều trị trầm cảm có thể giúp làm giảm một số triệu chứng của bệnh trầm cảm vừa và nặng, tuy nhiên thường không phải là giải pháp lâu dài. Thuốc chống trầm cảm có thể đi kèm với các tác dụng phụ. Bạn cần trao đổi với bác sĩ thần kinh để cân nhắc xem liệu thuốc chống trầm cảm có phù hợp với mình hay không.

Đừng chỉ phụ thuộc vào các loại thuốc điều trị trầm cảm. Các biện pháp thay đổi lối sống và trị liệu tâm lý không chỉ giúp tăng tốc độ hồi phục sau trầm cảm mà còn cung cấp các kỹ năng giúp ngăn ngừa bệnh tái phát.

4. Kích thích từ xuyên sọ (TMS) chữa trầm cảm nặng

Liệu pháp kích thích từ trường xuyên sọ (TMS) là một phương pháp điều trị không xâm lấn hướng các xung năng lượng từ trường định kỳ vào các vùng não liên quan đến cảm xúc. Các xung từ tính này truyền qua hộp sọ một cách không gây đau và kích thích các tế bào não có thể cải thiện giao tiếp giữa các phần khác nhau của não và giảm bớt các triệu chứng trầm cảm.

Mặc dù TMS có thể cải thiện chứng trầm cảm kháng điều trị, nhưng không có nghĩa bệnh trầm cảm đã hoàn toàn được chữa khỏi hoặc các triệu chứng sẽ không tái phát. Tuy nhiên, TMS có thể giúp bạn có những cải thiện về tâm trạng và thúc đẩy bạn bắt đầu liệu pháp trị liệu tâm lý hoặc thực hiện thay đổi lối sống, chẳng hạn như cải thiện chế độ ăn uống, tập thể dục v.v. giúp duy trì quá trình hồi phục trầm cảm của bạn về lâu dài.

dau hieu tram cam
Phương pháp kích thích từ xuyên sọ (TMS) chữa trầm cảm nặng

5. Phương pháp điều trị thay thế và bổ sung

Các phương pháp điều trị thay thế và bổ sung cho bệnh trầm cảm có thể bao gồm bổ sung vitamin và thảo dược, châm cứu và các kỹ thuật thư giãn, chẳng hạn như thiền chánh niệm, yoga hoặc thái cực quyền.

Vitamin và chất bổ sung cho bệnh trầm cảm

Nếu các triệu chứng trầm cảm gây ra một phần là do thiếu hụt dinh dưỡng, bạn có thể cần bổ sung vitamin, đặc biệt là các vitamin B như vitamin B6, B9, B12 để hỗ trợ cải thiện tâm trạng, giảm lo âu và điều hòa thần kinh, các chất bổ sung tự nhiên và thảo dược. Hãy nhớ rằng chúng có thể có tác dụng phụ. Trao đổi với bác sĩ trước khi bạn quyết định sử dụng những loại thuốc trên.

Các phương pháp điều trị thay thế khác

  • Kỹ thuật thư giãn. Ngoài việc giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm, các kỹ thuật thư giãn như yoga, hít thở sâu hoặc thiền cũng có thể làm giảm căng thẳng và tăng cường cảm giác vui vẻ, hạnh phúc. 
  • Châm cứu. Châm cứu đang được nghiên cứu như một phương pháp điều trị trầm cảm và đã mang lại một số kết quả tích cực.

Chuyên gia tâm lý và Trung tâm tư vấn uy tín

  • SHARE được thành lập từ năm 2008 – là một trong những trung tâm điều trị tâm lý đầu tiên tại Hà Nội.
  • Chuyên gia Trần Anh Vũ đã có 9 năm kinh nghiệm trong việc tham vấn và điều trị tâm lý.
  • Chuyên gia tâm lý Đoàn Thị Hương là một trong những Thạc sỹ tâm lý lâm sàng đầu tiên trong chương trình hợp tác đào tạo thạc sỹ lâm sàng giữa Trường Đại học giáo dục Hà Nội và Trường Đại học Vanderbilt Hoa Kỳ.

Điều trị trầm cảm cần một quá trình và sự kiên nhẫn tuy nhiên hoàn toàn có thể được chữa khỏi. Để kết quả điều trị được hiệu quả nhất, người bị trầm cảm nên trao đổi với các chuyên gia cũng như kết hợp thực hiện các biện pháp thay đổi lối sống.

Xem thêm: Hội chứng trầm cảm cười


Bài viết được tham khảo từ Chuyên gia tâm lý Trần Anh Vũ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước..

Nguồn tham khảo: helpguide

Contact Me on Zalo