Rối loạn ác mộng: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Ác mộng là những giấc mơ gây cảm giác tiêu cực, chẳng hạn như lo lắng hoặc sợ hãi. Hiện tượng này có thể thỉnh thoảng xảy ra ở mọi lứa tuổi và với bất kỳ ai. Tuy nhiên, rối loạn ác mộng là một bệnh lý khi những cơn ác mộng xảy ra thường xuyên làm gián đoạn giấc ngủ, gây khó khăn cho các hoạt động ban ngày hoặc tạo ra cảm giác sợ hãi khi đi ngủ.

1. Các triệu chứng rối loạn ác mộng

Những cơn ác mộng có thể hiếm hoặc thường xuyên xảy ra, thậm chí vài lần trong đêm và thường xuất hiện vào nửa đêm. Chúng có thể khiến bạn thức giấc và khó ngủ trở lại.

Ác mộng được coi là một chứng rối loạn nếu:

  • Xuất hiện thường xuyên.
  • Khiến bạn đau khổ, áp lực nghiêm trọng, lo lắng hoặc sợ hãi dai dẳng trong ngày, hoặc lo lắng trước khi đi ngủ về việc gặp một cơn ác mộng khác.
  • Ảnh hưởng khả năng tập trung hoặc trí nhớ, bạn không thể ngừng nghĩ về những hình ảnh trong giấc mơ của mình.
  • Ban ngày buồn ngủ, mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng.
  • Ảnh hưởng tới các hoạt động ở cơ quan, trường học, môi trường xung quanh.
  • Sợ bóng tối.
  • Rối loạn giấc ngủ.
roi loan ac mong
Hầu hết mọi người đều đã từng mơ thấy ác mộng, tuy nhiên rối loạn ác mộng diễn ra thường xuyên

2. Triệu chứng rối loạn ác mộng

Các cơn ác mộng chỉ thỉnh thoảng diễn ra không phải là một điều đáng lo ngại. Tuy nhiên bạn nên trao đổi với bác sĩ nếu gặp những trường hợp sau:

  • Xảy ra thường xuyên và kéo dài theo thời gian.
  • Thường xuyên làm gián đoạn giấc ngủ.
  • Sợ đi ngủ.
  • Khó thực hiện các hoạt động vào ban ngày.

3. Nguyên nhân gây ra rối loạn ác mộng

Rối loạn ác mộng được các bác sĩ gọi là bệnh mất ngủ giả (parasomnia) – một dạng rối loạn giấc ngủ liên quan đến những trải nghiệm không mong muốn xảy ra khi bạn đang ngủ, trong khi ngủ hoặc khi bạn thức dậy. Ác mộng thường xảy ra trong giai đoạn ngủ được gọi là chuyển động mắt nhanh (REM). Nguyên nhân chính xác của những cơn ác mộng vẫn chưa được kết luận, tuy nhiên có thể gây ra bởi nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Căng thẳng hoặc lo lắng. Đôi khi những căng thẳng bình thường trong cuộc sống hàng ngày, hay những thay đổi lớn, nghiêm trọng cũng có thể gây ra ác mộng. 
  • Sang chấn. Những cơn ác mộng thường xuất hiện sau khi một tai nạn, chấn thương, lạm dụng thể chất hoặc tình dục, hoặc sự kiện đau thương khác xảy ra. Ác mộng thường gặp ở những người bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý (PTSD).
  • Thiếu ngủ. Thời gian ngủ và thức giấc không đều hoặc bị gián đoạn.
  • Thuốc. Một số loại thuốc – bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp, thuốc chẹn beta và thuốc được sử dụng để điều trị bệnh Parkinson – có thể gây ra ác mộng.
  • Lạm dụng chất gây nghiện. Sử dụng hoặc cai nghiện rượu và ma túy.
  • Các rối loạn khác. Trầm cảm, rối loạn giấc ngủ và các rối loạn sức khỏe tâm thần khác, một số tình trạng bệnh lý chẳng hạn như bệnh tim hoặc ung thư có thể gây ác mộng.
  • Sách và phim. Xem những bộ phim hoặc sách đáng sợ đặc biệt là trước khi đi ngủ.
  • Gen di truyền.

4. Hệ quả của rối loạn ác mộng

Rối loạn ác mộng có thể gây ra:

  • Buồn ngủ quá mức vào ban ngày, dẫn đến khó khăn với các công việc hàng ngày.
  • Các vấn đề về tâm trạng, chẳng hạn như trầm cảm hoặc lo lắng rằng những giấc mơ tiếp tục làm phiền bạn.
  • Sợ đi ngủ.
  • Suy nghĩ tự tử hoặc cố gắng tự sát.

5. Điều trị rối loạn ác mộng

Nguyên nhân của chứng rối loạn ác mộng giúp xác định phương pháp điều trị. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Điều trị y tế. Phương pháp này được áp dụng nếu tình trạng có liên quan đến một bệnh lý tiềm ẩn.
  • Điều trị căng thẳng hoặc lo lắng. Nếu tình trạng sức khỏe tâm thần (chẳng hạn như căng thẳng hoặc lo lắng) góp phần gây ra ác mộng, bác sĩ có thể đề xuất các kỹ thuật giảm căng thẳng, tư vấn hoặc trị liệu với chuyên gia tâm lý.
  • Phương pháp tưởng tượng diễn tập. Thường được áp dụng với những người bị hậu chấn tâm lý (PTSD). Bằng liệu pháp này, bạn thay đổi kết thúc của cơn ác mộng thành đoạn kết mới và đưa vào trong tâm trí.
  • Thuốc. Thuốc có thể được khuyến nghị cho những cơn ác mộng nghiêm trọng liên quan đến PTSD.

Các biện pháp hỗ trợ tại nhà đối với trẻ em

  • Thói quen thư giãn đều đặn trước khi đi ngủ. Thực hiện các hoạt động yên tĩnh, nhẹ nhàng – chẳng hạn như đọc sách, giải câu đố hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm, thiền, hít thở sâu – trước khi đi ngủ. 
  • Ở bên cạnh và xoa dịu trẻ. Nhắc nhở con bạn rằng những cơn ác mộng không có thật và không thể làm tổn thương bé.
  • Viết lại đoạn kết. Khuyến khích bé tưởng tượng một kết thúc có hậu cho giấc mơ. 
  • Khiến phòng ngủ thoải mái. Cho bé ngủ với thú nhồi bông, chăn bông yêu thích hoặc đồ vật khiến bé cảm thấy thoải mái. 
  • Sử dụng đèn ngủ. Ánh sáng có thể khiến bạn và bé yên tâm.

6. Chuyên gia tâm lý và Trung tâm tư vấn uy tín điều trị chứng ảo giác

  • SHARE được thành lập từ năm 2008 – là một trong những trung tâm điều trị tâm lý đầu tiên tại Hà Nội.
  • Chuyên gia Trần Anh Vũ đã có 9 năm kinh nghiệm trong việc tham vấn và điều trị tâm lý.
  • Chuyên gia tâm lý Đoàn Thị Hương là một trong những Thạc sỹ tâm lý lâm sàng đầu tiên trong chương trình hợp tác đào tạo thạc sỹ lâm sàng giữa Trường Đại học giáo dục Hà Nội và Trường Đại học Vanderbilt Hoa Kỳ.

Ngủ hay mơ ác mộng nếu không có phương hướng xử lý kịp thời, có thể gây nhiều ảnh hưởng đến đời sống thường ngày của người mắc phải. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn hoặc người thân có những dấu hiệu kể trên.


Bài viết được tham khảo từ các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước cùng tham vấn y khoa từ Bác sĩ Trần Bảo Ngọc. Bài viết mang tính chất tham khảo và Docosan khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.