Rối loạn hoảng sợ: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rối loạn hoảng sợ xảy ra khi bạn bị các cơn hoảng sợ kịch phát xuất hiện bất ngờ và mạnh mẽ tấn công khiến ta rơi vào trạng thái đột ngột sợ hãi hoặc khó chịu dữ dội lên đến đỉnh điểm trong vòng vài phút mà không rõ nguyên nhân. Mặc dù các triệu chứng của rối loạn này có thể khá nặng nề và đáng sợ, chúng có thể được kiểm soát và cải thiện bằng phương pháp điều trị phù hợp. Cùng Docosan tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Các triệu chứng của rối loạn hoảng sợ

Các triệu chứng của rối loạn hoảng sợ thường bắt đầu xuất hiện ở thanh thiếu niên và thanh niên dưới 25 tuổi. Nếu bạn đã trải qua bốn cơn hoảng sợ trở lên hoặc bạn sống trong lo lắng về một cơn hoảng sợ khác sau khi trải qua một cơn hoảng sợ, bạn có thể mắc chứng rối loạn hoảng sợ.

Các cuộc hoảng sợ kịch phát tạo ra nỗi sợ hãi dữ dội bắt đầu một cách đột ngột, kéo dài từ 10-20’, thường không có cảnh báo trước. Trong những trường hợp nghiêm trọng, các triệu chứng có thể kéo dài hơn một giờ. Mỗi người sẽ có những trải nghiệm và triệu chứng khác nhau.

Các triệu chứng phổ biến của rối loạn hoảng sợ bao gồm:

  • Nhịp tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực.
  • Khó thở.
  • Cảm giác như bạn đang nghẹt thở.
  • Chóng mặt.
  • Cảm giác lâng lâng.
  • Buồn nôn.
  • Đổ mồ hôi hoặc ớn lạnh.
  • Run rẩy.
  • Những thay đổi trong trạng thái tinh thần, bao gồm cảm giác vô định (cảm giác không thực tế) hoặc tri giác sai thực tại (tách rời khỏi môi trường xung quanh).
  • Tê hoặc ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân.
  • Đau hoặc tức ngực.
  • Sợ rằng bạn có thể chết.
rối loạn hoảng sợ
Rối loạn lo âu hoảng sợ có thể ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của một người

Các triệu chứng của một cơn hoảng loạn thường xảy ra mà không có lý do rõ ràng. Thông thường, các triệu chứng xảy ra không tương xứng với mức độ “nguy hiểm” thực sự tồn tại trong môi trường. Bởi vì những đợt hoảng loạn này không thể dự đoán được, chúng có thể ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của bạn. Sợ hãi một đợt hoảng sợ hoặc nhớ lại về nó có thể dẫn đến một đợt khác.

Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn hoảng sợ

Nguyên nhân của rối loạn hoảng sợ không được kết luận chính xác. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng rối loạn hoảng sợ có thể liên quan đến di truyền, hoặc những thay đổi quan trọng xảy ra trong cuộc sống, chẳng hạn như: Bỏ học đại học, kết hôn hoặc sinh con đầu lòng v.v.

Đặc biệt, theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (National Institute of Mental Health), phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp đôi nam giới.

rối loạn hoảng sợ
Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn hoảng sợ

Chẩn đoán rối loạn hoảng sợ

Nếu bạn gặp các triệu chứng của một cơn hoảng loạn, bạn có thể cần phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp. Hầu hết những người lần đầu tiên trải qua cơn hoảng loạn đều tin rằng họ đang bị đau tim.

Khi ở khoa cấp cứu, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm để xem liệu các triệu chứng của bạn có phải do đau tim gây ra hay không, bao gồm: xét nghiệm máu, điện tâm đồ (ECG) v.v. Nếu các xét nghiệm không tìm ra nguyên nhân, bạn có thể liên hệ chuyên gia tâm lý và trao đổi về các triệu chứng của bạn.

Điều trị rối loạn hoảng sợ

Điều trị rối loạn hoảng sợ tập trung vào việc giảm hoặc loại bỏ các triệu chứng thông qua liệu pháp trị liệu tâm lý và trong một số trường hợp là sử dụng thuốc. Trị liệu thường bao gồm liệu pháp nhận thức-hành vi (CBT), chuyên gia tâm lý sẽ hướng dẫn bạn thay đổi suy nghĩ và hành động để bạn có thể hiểu được các đợt hoảng loạn và kiểm soát nỗi sợ hãi của mình.

Các loại thuốc được sử dụng để điều trị rối loạn hoảng sợ có thể bao gồm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), một nhóm thuốc chống trầm cảm. SSRI được kê đơn cho chứng rối loạn hoảng sợ có thể bao gồm:

  • Fluoxetine.
  • Paroxetine.
  • Sertraline.
rối loạn hoảng sợ
Dùng thuốc điều trị rối loạn hoảng sợ

Các loại thuốc khác đôi khi được sử dụng để điều trị rối loạn hoảng sợ bao gồm:

  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRI), một nhóm thuốc chống trầm cảm khác.
  • Thuốc chống co giật.
  • Benzodiazepin (thường được dùng làm thuốc an thần), bao gồm diazepam hoặc clonazepam.
  • Thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOI), một loại thuốc chống trầm cảm khác được sử dụng không thường xuyên vì các tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nghiêm trọng.

Ngoài các phương pháp điều trị này, bạn có thể thực hiện một số cách hỗ trợ điều trị rối loạn hoảng sợ, bao gồm:

  • Duy trì một lịch trình thường xuyên.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như caffeine.

Chuyên gia tâm lý và Trung tâm tư vấn uy tín điều trị trầm cảm

  • SHARE được thành lập từ năm 2008 – là một trong những trung tâm điều trị tâm lý đầu tiên tại Hà Nội.

  • Chuyên gia Trần Anh Vũ đã có 9 năm kinh nghiệm trong việc tham vấn và điều trị tâm lý.

  • Chuyên gia tâm lý Đoàn Thị Hương là một trong những Thạc sỹ tâm lý lâm sàng đầu tiên trong chương trình hợp tác đào tạo thạc sỹ lâm sàng giữa Trường Đại học giáo dục Hà Nội và Trường Đại học Vanderbilt Hoa Kỳ.

Rối loạn hoảng sợ thường là một tình trạng mãn tính (lâu dài), tuy nhiên các triệu chứng có thể thuyên giảm thông qua điều trị. Bạn nên trao đổi thêm với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để có phương hướng xử lý phù hợp tình trạng cá nhân.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Panic Disorder – Healthline

Contact Me on Zalo