Rối loạn lo âu xã hội và những điều bạn cần biết

Bạn cảm thấy lo lắng, bồn chồn, thậm chí hoảng hốt khi ở chốn đông người? Nỗi sợ hãi bị đánh giá, phán xét khiến bạn trốn tránh các hoạt động xã hội? Rối loạn lo âu xã hội có thể là nguyên nhân. Bài viết này cung cấp kiến thức về rối loạn lo âu xã hội giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân và có hướng giải quyết phù hợp.

Rối loạn lo âu xã hội là gì?

Rối loạn lo âu xã hội, còn được gọi là chứng sợ hãi xã hội, là nỗi sợ hãi dai dẳng và quá mức trước các tình huống giao tiếp xã hội.

Đây là một vấn đề tâm lý phổ biến thường bắt đầu trong khoảng thời gian tuổi thiếu niên. Nó có thể gây ra rất nhiều căng thẳng và ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của người gặp phải.

Đối với một số người, tình trạng này có thể cải thiện theo tuổi tác. Tuy nhiên, với nhiều người khác, nó sẽ không tự biến mất nếu không được điều trị.

Điều quan trọng là phải tìm kiếm sự trợ giúp nếu bạn đang gặp các triệu chứng của rối loạn lo âu xã hội. Có những phương pháp điều trị hiệu quả có thể giúp bạn kiểm soát vấn đề tâm lý này.

Rối loạn lo âu xã hội là gì?

Triệu chứng rối loạn lo âu xã hội

Rối loạn lo âu xã hội khác với tính nhút nhát thông thường. Vấn đề tâm lý này gây ra nỗi sợ dai dẳng, không biến mất và ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày, sự tự tin, các mối quan hệ và cả công việc hoặc học tập.

Triệu chứng rối loạn lo âu xã hội ở người trưởng thành

Khác với việc nhiều người thỉnh thoảng lo lắng về các tình huống giao tiếp xã hội, những người mắc chứng rối loạn lo âu xã hội sẽ cảm thấy lo lắng quá mức trước, trong và sau những tình huống đó.

Các triệu chứng của rối loạn lo âu xã hội ở người trưởng thành gồm:

–        Lo lắng về các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như gặp gỡ người lạ, bắt đầu một cuộc trò chuyện, nói chuyện điện thoại, đi làm hoặc đi mua sắm.

–        Tránh né hoặc lo lắng nhiều về các hoạt động xã hội, chẳng hạn như trò chuyện theo nhóm, ăn uống cùng người khác và tham gia tiệc tùng.

–        Luôn lo lắng về việc làm điều gì đó mà bản thân nghĩ là xấu hổ, chẳng như đỏ mặt, đổ mồ hôi hoặc tỏ ra vụng về.

–        Cảm thấy khó khăn khi thực hiện một việc gì đó khi có người khác quan sát – cảm thấy như mình đang bị theo dõi và đánh giá mọi lúc.

–        Sợ bị chỉ trích, tránh giao tiếp bằng mắt hoặc có sự tự tin thấp.

–        Thường xuyên có các triệu chứng như buồn nôn, đổ mồ hôi, run rẩy hoặc tim đập mạnh (hồi hộp).

–        Bị các cơn hoảng sợ, có cảm giác sợ hãi và lo lắng tột độ, thường chỉ diễn ra trong vài phút.

–        Nhiều người mắc chứng lo âu xã hội cũng mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần khác, chẳng hạn như trầm cảm, rối loạn lo âu tổng quát hoặc rối loạn hoảng loạn.

Triệu chứng rối loạn lo âu xã hội ở người trưởng thành

Rối loạn lo âu xã hội ở trẻ em

Lo âu xã hội cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ em. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy trẻ có thể mắc chứng lo âu xã hội:

–        Quấy khóc hoặc bực bội thường xuyên hơn bình thường

–        Dễ nổi nóng

–        Tránh giao tiếp với trẻ em và người lớn khác

–        Sợ đến trường hoặc tham gia các hoạt động trong lớp, và sự kiện xã hội

–        Không dám nhờ sự trợ giúp ở trường

–        Quá phụ thuộc vào cha mẹ hoặc người chăm sóc

Nếu nghi ngờ hoặc lo lắng về con mình, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý. Thông thường phương pháp điều trị cho trẻ em mắc chứng rối loạn lo âu xã hội tương tự như đối với thanh thiếu niên và người lớn, nhưng thường không dùng thuốc. Liệu pháp sẽ được điều chỉnh phù hợp với độ tuổi và tình trạng của trẻ cộng với sự tham gia hỗ trợ từ cha mẹ.

Rối loạn lo âu xã hội ở trẻ em

Khi nào bạn cần giúp đỡ với chứng rối loạn lo âu xã hội

Nếu bạn nghĩ mình mắc chứng rối loạn lo âu xã hội, đặc biệt là khi nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, hãy đến gặp bác sĩ. Đây là vấn đề tâm lý khá phổ biến và có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả.

Mặc dù việc nhờ sự giúp đỡ ban đầu có thể khó khăn, nhưng các bác sĩ hiểu điều này và sẽ cố gắng giúp bạn cảm thấy thoải mái. Bạn có thể sẽ được hỏi một số câu hỏi về cảm xúc, hành vi và triệu chứng để xem liệu bạn có mắc phải vấn đề tâm lý này không. 

Nếu bạn bị nghi ngờ mình mắc chứng rối loạn lo âu xã hội, bạn sẽ được giới thiệu đến chuyên gia sức khỏe tâm thần để được đánh giá toàn diện và thảo luận về các phương pháp điều trị.

Những điều bạn có thể thử để vượt qua chứng lo âu xã hội

Tự giúp bản thân có thể là bước khởi đầu hữu ích để vượt qua lo âu xã hội trước khi thử các phương pháp điều trị khác.

Dưới đây là một số mẹo có thể giúp bạn:

–        Hiểu rõ hơn về chứng lo âu: suy nghĩ hoặc viết ra những suy nghĩ trong đầu bạn và cách bạn cư xử trong các tình huống xã hội nhất định.

–        Thử các kỹ thuật thư giãn: ví dụ các bài tập điều chỉnh hơi thở để giảm stress

–        Chia các tình huống khó khăn thành các phần nhỏ hơn: Thực hành thư giãn dần dần với từng phần nhỏ.

–        Chú ý đến những gì mọi người đang nói thay vì chỉ nghĩ đến điều tồi tệ nhất: Lắng nghe thay vì phán đoán.

–        Đọc thêm về lo lắng, sợ hãi và hoảng loạn cùng các cách kiểm soát chúng.

Một số phương pháp điều trị hiện có cho rối loạn lo âu xã hội.

Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT): Liệu pháp này giúp bạn xác định các suy nghĩ và hành vi tiêu cực, từ đó thay đổi chúng. Liệu pháp CBT có thể được thực hiện theo hình thức cá nhân, nhóm hoặc với sự tham gia của cha mẹ hoặc người chăm sóc.

Tự nỗ lực có hướng dẫn: Phương pháp này bao gồm việc bạn hoàn thành sách bài tập hoặc khóa học trực tuyến dựa trên CBT với sự hỗ trợ thường xuyên từ nhà trị liệu.

Vượt qua rối loạn lo âu xã hội

Thuốc chống trầm cảm: Thường là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRI) như escitalopram hoặc sertraline. Tuy nhiên, thuốc thường không được sử dụng cho điều trị rối loạn lo âu xã hội ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Bổ sung vitamin B: Các vitamin nhóm B có vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa năng lượng, sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và dopamine giúp điều chỉnh tâm trạng, giảm căng thẳng và lo âu. Nat B là một loại thực phẩm chức năng chứa nhiều vitamin B khác nhau, giúp bổ sung lượng vitamin B thiếu hụt trong cơ thể. Việc bổ sung Nat B có thể giúp cải thiện tâm trạng, giảm cảm giác lo lắng, giảm các triệu chứng của bệnh như sợ đám đông, sợ nói trước công chúng, ngại giao tiếp.

Liệu pháp CBT thường được coi là phương pháp điều trị tốt nhất. Các phương pháp khác có thể hữu ích nếu CBT không hiệu quả hoặc bạn không muốn thử.

Trong một số trường hợp, có thể cần kết hợp các phương pháp điều trị.

Kết luận

Rối loạn lo âu xã hội là một vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người trong cuộc sống. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là bạn không đơn độc và có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả.

Hãy chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia nếu bạn nghi ngờ bản thân hoặc người thân mắc chứng lo âu xã hội. Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng tốt hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống và hướng đến tương lai tích cực.

Tham khảo:

1. https://www.nhs.uk/mental-health/conditions/social-anxiety/ 

2. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK555890/