Rối loạn phân ly: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rối loạn phân ly là một bệnh lý tâm thần với các triệu chứng thường phong phú, đa dạng và không rõ nguyên nhân. Bài viết dưới đây của Docosan sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về nguyên nhân, triệu chứng và điều trị rối loạn phân ly.

Rối loạn phân ly là gì?

Rối loạn phân ly là những rối loạn tâm thần liên quan đến việc trải qua sự mất kết nối và thiếu liên tục giữa suy nghĩ, ký ức, môi trường xung quanh, hành động và cách nhận diện. Những người bị rối loạn phân ly trốn tránh thực tại theo những cách không tự nguyện và không lành mạnh, gây ra các vấn đề với hoạt động trong cuộc sống hàng ngày.

Rối loạn phân ly thường phát triển như một cách cơ thể phản ứng với sang chấn tâm lý và giúp loại bỏ những ký ức không mong muốn. Các triệu chứng phụ thuộc một phần vào loại rối loạn phân ly mà bạn mắc phải. Khoảng thời gian căng thẳng, áp lực có thể tạm thời làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến chúng trở nên rõ ràng hơn.

Rối loạn phân ly tập thể là hiện tượng rối loạn phân ly xảy ra đồng loạt trong một nhóm hoặc một tập thể như trường học, đám đông.

rối loạn phân ly
Rối loạn phân ly thường phát triển như một cách cơ thể phản ứng với sang chấn tâm lý

Các triệu chứng rối loạn phân ly

Các triệu chứng phụ thuộc vào loại rối loạn phân ly bạn mắc phải, nhưng thường bao gồm:

  • Mất trí nhớ về một số khoảng thời gian, sự kiện, con người và thông tin cá nhân.
  • Cảm giác bị tách rời khỏi bản thân và cảm xúc chính mình.
  • Nhận thức về mọi người và mọi thứ xung quanh trở nên không thực tế.
  • Căng thẳng, áp lực đáng kể hoặc rắc rối trong các mối quan hệ, công việc hoặc các lĩnh vực quan trọng khác trong cuộc sống của bạn.
  • Không có khả năng đối phó tốt với căng thẳng cảm xúc hoặc công việc.
  • Các vấn đề về sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm, lo lắng, suy nghĩ và hành vi tự sát.
rối loạn phân ly
Các triệu chứng rối loạn phân ly

Có ba chứng rối loạn phân ly chính:

  • Chứng quên tâm phân: Triệu chứng chính là mất trí nhớ nghiêm trọng và không thể giải thích được do tình trạng bệnh lý. Bạn không thể nhớ lại thông tin về bản thân hoặc các sự kiện và những người trong cuộc sống của bạn, đặc biệt là từ một khoảng thời gian đau buồn. Một đợt mất trí nhớ thường xảy ra đột ngột và có thể kéo dài vài phút, vài giờ, hoặc hiếm khi là vài tháng, vài năm.
  • Rối loạn bản sắc tâm phân: Bạn có thể cảm thấy sự hiện diện của hai hoặc nhiều người đang nói chuyện hoặc sống trong đầu bạn và bạn có thể cảm thấy như thể bạn đang bị chiếm hữu bởi những “danh tính” khác nhau. Mỗi danh tính có thể có một tên riêng, quá khứ và đặc điểm (bao gồm sự khác biệt rõ ràng về giọng nói, giới tính, cách cư xử và thậm chí cả những đặc điểm thể chất như cận thị). Những người mắc chứng rối loạn bản sắc tâm phân thường cũng mắc chứng hay quên tâm phân và chứng rối loạn bỏ nhà ra đi phân ly (dissociative fugue).
  • Rối loạn nhân cách hóa – tri giác sai thực tại: Quan sát hành động, cảm xúc, suy nghĩ và bản thân từ xa như thể đang xem một bộ phim (nhân cách hóa). Bạn cảm thấy tách biệt những người khác và những thứ xung quanh, thời gian có thể bị chậm lại hoặc tăng nhanh, thế giới dường như không có thực (phi thực tế hóa). Bạn cũng có thể gặp phải tình trạng cá nhân hóa (Depersonalization), Tri giác sai thực tại (derealization) hoặc cả hai. Các triệu chứng có thể gây đau buồn sâu sắc, kéo dài trong một vài khoảnh khắc hoặc thậm chí nhiều năm.

Nguyên nhân gây ra rối loạn phân ly

Rối loạn phân ly là phản ứng tự nhiên của cơ thể để đối phó với sang chấn tâm lý. Các rối loạn thường hình thành ở trẻ em bị lạm dụng thể chất, tình dục hoặc tình cảm trong thời gian dài hoặc hiếm hơn là trong một môi trường gia đình đáng sợ. Chiến tranh hoặc thiên tai cũng có thể dẫn đến rối loạn phân ly.

Dấu ấn cá nhân của một con người được hình thành trong suốt thời thơ ấu. Vì vậy, một đứa trẻ có nhiều khả năng để bước ra ngoài chính mình và quan sát sang chấn hơn người lớn, như thể mọi thứ đang xảy ra với một người khác. Một đứa trẻ học cách tách ra để đối phó với các tình huống căng thẳng, áp lực trong suốt cuộc đời.

rối loạn phân ly
Các rối loạn thường hình thành ở trẻ em bị lạm dụng thể chất, tình dục hoặc tình cảm trong thời gian dài

Hệ quả rối loạn phân ly

Những người bị rối loạn phân ly có nhiều nguy cơ bị các rối loạn liên quan, chẳng hạn như:

  • Tự làm hại bản thân.
  • Suy nghĩ và hành vi tự sát.
  • Rối loạn chức năng tình dục.
  • Nghiện rượu và rối loạn sử dụng ma túy.
  • Rối loạn trầm cảm và lo âu.
  • Hậu chấn tâm lý.
  • Rối loạn nhân cách.
  • Rối loạn giấc ngủ, bao gồm ác mộng, mất ngủ và mộng du.
  • Rối loạn ăn uống.
  • Các triệu chứng thể chất như choáng váng hoặc động kinh.
  • Khó khăn lớn trong các mối quan hệ cá nhân và trong công việc.
rối loạn phân ly
Tự làm hại bản thân

Phòng ngừa rối loạn phân ly

Trẻ em bị lạm dụng thể chất, tình cảm hoặc tình dục có nhiều nguy cơ phát triển các rối loạn sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như rối loạn phân ly. Nếu căng thẳng, áp lực hoặc các vấn đề cá nhân khác đang ảnh hưởng đến cách bạn đối xử với con mình, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ. Nói chuyện với một người đáng tin cậy như bạn bè, bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý.

Nếu con bạn bị bạo hành hoặc đã trải qua một sự kiện đau buồn khác, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để giúp bé phục hồi và học các kỹ năng đối phó lành mạnh.

rối loạn phân ly
Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ. Nói chuyện với một người đáng tin cậy như bạn bè, bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý

Chẩn đoán rối loạn phân ly

Chẩn đoán có thể bao gồm:

  • Khám sức khỏe: Bác sĩ kiểm tra, hỏi những câu hỏi chuyên sâu và xem xét các triệu chứng cũng như tiền sử cá nhân. Một số xét nghiệm có thể loại trừ các tình trạng thể chất – ví dụ như chấn thương đầu, một số bệnh về não, thiếu ngủ  – có thể gây ra các triệu chứng như mất trí nhớ và cảm giác thiếu thực tế.
  • Khám tâm thần: Bác sĩ đặt câu hỏi về suy nghĩ, cảm xúc và hành vi, thảo luận về các triệu chứng của bạn.
rối loạn phân ly
Khám thần kinh cùng với bác sĩ chuyên khoa

Điều trị rối loạn phân ly

Điều trị rối loạn phân ly có thể khác nhau tùy thuộc vào loại rối loạn bạn mắc phải, tuy nhiên thường kết hợp liệu pháp tâm lý và sử dụng thuốc.

Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu là phương pháp điều trị chính cho các rối loạn phân ly. Bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn hiểu nguyên nhân của tình trạng bạn gặp phải và hình thành những cách đối phó với tình huống căng thẳng, áp lực một cách lành mạnh.

rối loạn phân ly
Điều trị chứng rối loạn phân ly bằng phương pháp vật lý trị liệu

Sử dụng thuốc

Mặc dù không có thuốc đặc trị rối loạn phân ly, bác sĩ có thể kê toa thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo âu hoặc thuốc chống loạn thần để giúp kiểm soát các triệu chứng sức khỏe tâm thần liên quan đến rối loạn phân ly.

Chuyên gia tâm lý và Trung tâm tư vấn uy tín điều trị rối loạn phân ly

  • SHARE được thành lập từ năm 2008 – là một trong những trung tâm điều trị tâm lý đầu tiên tại Hà Nội.
  • Chuyên gia Trần Anh Vũ đã có 9 năm kinh nghiệm trong việc tham vấn và điều trị tâm lý.
  • Chuyên gia tâm lý Đoàn Thị Hương là một trong những Thạc sỹ tâm lý lâm sàng đầu tiên trong chương trình hợp tác đào tạo thạc sỹ lâm sàng giữa Trường Đại học giáo dục Hà Nội và Trường Đại học Vanderbilt Hoa Kỳ.

Rối loạn phân ly có thể dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng, thậm chí là suy nghĩ và hành vi tự sát. Nếu bạn cảm thấy bản thân hoặc người xung quanh có dấu hiệu rối loạn phân ly, hãy trao đổi bác sĩ để có phương hướng xử lý phù hợp.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.