Rối loạn tâm lý: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Hiện nay các bệnh về tâm lý đang ngày càng trở nên phổ biến, gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống cá nhân của người bệnh. Tuy nhiên rối loạn tâm lý đa phần vẫn chưa được nhìn nhận đúng đắn. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin hữu ích về nguyên nhân, triệu chứng để có góc nhìn đầy đủ hơn về mức độ nghiêm trong và có những giải pháp điều trị rối loạn tâm lý kịp thời.

1. Rối loạn tâm lý là gì?

Rối loạn tâm lý (hay rối loạn tâm thần) là những bất thường của tâm trí dẫn đến các hành vi kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hàng ngày và cuộc sống của bạn. Nhiều dạng rối loạn tâm lý khác nhau đã được xác định và phân loại, bao gồm rối loạn ăn uống; rối loạn tâm trạng, chẳng hạn như trầm cảm; rối loạn nhân cách; rối loạn tâm thần, chẳng hạn như tâm thần phân liệt; rối loạn tình dục, chẳng hạn như rối loạn chức năng tình dục. Một người có thể có nhiều dạng rối loạn tâm lý.

2. Các triệu chứng của rối loạn tâm lý?

Các triệu chứng của rối loạn tâm lý khác nhau tùy theo chứng rối loạn cụ thể. Các triệu chứng có thể mãn tính và tái phát. Một số rối loạn tâm lý cũng có thể gây ra các triệu chứng thể chất. Ví dụ, các cơn hoảng sợ liên quan đến rối loạn lo âu có thể có các triệu chứng giống như một cơn đau tim. 

Các triệu chứng rối loạn tâm lý thường gặp:

  • Hay kích động, gây hấn.
  • Lạm dụng rượu hoặc ma túy.
  • Thay đổi năng lượng, tâm trạng thất thường, khó chịu.
  • Hay lo lắng, bối rối.
  • Hành vi thất thường.
  • Rối loạn quá trình nhận thức hoặc suy nghĩ (rối loạn tâm thần), chẳng hạn như ảo giác và ảo tưởng.
  • Xa lánh xã hội.
roi loan tam ly la gi
Rối loạn tâm lý có thể gây có các triệu chứng ảnh hưởng từ thể chất tới tinh thần

Rối loạn tâm lý cũng có thể liên quan đến các triệu chứng thể chất bao gồm:

  • Các triệu chứng thể chất không giải thích được.
  • Hôn mê hoặc khó chịu.
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Thay đổi cân nặng và cảm giác thèm ăn.

Trong một số trường hợp, rối loạn tâm lý có thể đe dọa đến tính mạng. Hãy liên hệ ngay lập tức đến các trung tâm y tế nếu bạn hoặc người thân của bạn có bất kỳ triệu chứng đe dọa tính mạng nào sau đây, bao gồm:

  • Gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác, bao gồm hành vi đe dọa hoặc tự sát.
  • Không có khả năng chăm sóc các nhu cầu cơ bản của một người.
  • Chấn thương, chẳng hạn như biến dạng xương, bỏng, chấn thương mắt và các chấn thương khác.

3. Nguyên nhân gây ra rối loạn tâm lý

Nguyên nhân của các rối loạn tâm lý chưa được kết luận chắc chắn, tuy nhiên có một số yếu tố được các chuyên gia đưa ra và cho là ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng. Những yếu tố này bao gồm sự mất cân bằng hóa học trong não, những trải nghiệm thời thơ ấu, di truyền, bệnh tật, phơi nhiễm trước khi sinh và căng thẳng. Giới tính cũng đóng một vai trò nhất định trong một số rối loạn tâm lý.

Các yếu tố nguy cơ gây rối loạn tâm lý bao gồm:

  • Bị lạm dụng hoặc bỏ bê khi còn nhỏ.
  • Các vấn đề ở thời thơ ấu.
  • Tiền sử gia đình hoặc cá nhân có bệnh tâm thần hoặc lạm dụng chất kích thích.
  • Trí thông minh dưới mức bình thường.
  • Cân nặng khi sinh thấp.
  • Tình trạng kinh tế xã hội thấp.
  • Sự vắng mặt của cha mẹ, lạm dụng chất kích thích, chất gây nghiện.
  • Các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, chẳng hạn như ung thư, đau mãn tính và suy giáp.
  • Bất lợi trong xã hội.
  • Các sự kiện cuộc sống gây căng thẳng hoặc sang chấn.
  • Lạm dụng chất gây nghiện.

4. Điều trị rối loạn tâm lý

Các phương pháp điều trị rối loạn tâm lý phổ biến bao gồm:

  • Sử dụng thuốc: Thuốc chống lo âu, thuốc chống trầm cảm để cải thiện tâm trạng, thuốc chống loạn thần để điều trị các kiểu suy nghĩ rối loạn và thay đổi nhận thức, thuốc ổn định tâm trạng.
  • Liệu pháp tâm lý: Liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp gia đình giúp phát triển sự hỗ trợ và hiểu biết, liệu pháp tâm động học nhằm khám phá và hiểu các vấn đề trong quá khứ cũng như mối quan hệ của chúng với những suy nghĩ và hành vi hiện tại.
  • Trị liệu nhóm, trị liệu gia đình, trị liệu cá nhân.
  • Nhập viện khi có các vấn đề y tế đang tồn tại như biến chứng nghiêm trọng, rối loạn nghiêm trọng hoặc lạm dụng chất kích thích.

Ngoài việc tìm kiếm và tiếp nhận điều trị, bạn có thể cải thiện các triệu chứng và giảm nguy cơ tái phát bằng cách:

  • Tránh sử dụng rượu hoặc chất kích thích (bao gồm caffeine).
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Dùng thuốc theo chỉ dẫn.

5. Các biến chứng rối loạn tâm lý

Các biến chứng của rối loạn tâm lý không được điều trị hoặc kiểm soát kém có thể nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng trong một số trường hợp. Các biến chứng của rối loạn tâm lý bao gồm:

  • Gặp khó khăn trong việc tuân thủ pháp luật, các lĩnh vực trong công việc, trong môi trường xã hội, với các mối quan hệ và tài chính.
  • Tăng nguy cơ chấn thương.
  • Các biến chứng y khoa đặc trưng cho các hành vi liên quan đến rối loạn tâm lý.
  • Tự làm hại bản thân.
  • Cách ly xã hội.
  • Mối quan hệ gia đình căng thẳng.
  • Lạm dụng chất gây nghiện.
  • Tự tử hoặc bạo lực.

6. Chuyên gia tâm lý và Trung tâm tư vấn uy tín

  • SHARE được thành lập từ năm 2008 – là một trong những trung tâm điều trị tâm lý đầu tiên tại Hà Nội.
  • Chuyên gia Trần Anh Vũ đã có 9 năm kinh nghiệm trong việc tham vấn và điều trị tâm lý.
  • Chuyên gia tâm lý Đoàn Thị Hương là một trong những Thạc sỹ tâm lý lâm sàng đầu tiên trong chương trình hợp tác đào tạo thạc sỹ lâm sàng giữa Trường Đại học giáo dục Hà Nội và Trường Đại học Vanderbilt Hoa Kỳ.

Rối loạn tâm lý nên được chẩn đoán và tư vấn bởi các bác sĩ, chuyên gia tâm lý để có những phương hướng xử lý và điều trị phù hợp.


Bài viết được tham khảo từ các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước cùng tham vấn y khoa từ Bác sĩ Trần Bảo Ngọc. Bài viết mang tính chất tham khảo và Docosan khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.